Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh nguy hiểm mọi phụ nữ cần đề phòng

Một trong những nguyên nhân gây vô sinh khá phổ biến ở nữ giới đó chính là bệnh ung thư cổ cung. Vậy ung thư cổ tử cung là gì và tại sao nó lại khiến phụ nữ bị vô sinh?

banner ads

47335-benh-ung-thu-co-tu-cung-1.jpg

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phát triển trong tử cung của phụ nữ

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phát triển trong tử cung của phụ nữ (lối vào tử cung từ âm đạo). Người mắc bệnh ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Nếu có, thường gặp nhất là triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường, có thể xảy ra sau khi quan hệ tình dục hoặc ra máu giữa chu kỳ và sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng chảy máu bất thường vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn bị ung thư cổ tử cung. Song, đó là dấu hiệu để bạn biết và đi khám sớm. Càng được can thiệp sớm, cơ hội của bạn sẽ càng cao.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Trong suốt nhiều năm, các tế bào lót bề mặt của cổ tử cung trải qua hàng loạt các thay đổi. Trong trường hợp hiếm hoi, những tế bào tiền ung thư có thể trở thành ung thư. Tuy nhiên, sự thay đổi của các tế bào ở cổ tử cung có thể được phát hiện ở giai đoạn rất sớm để giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ tử cung.

banner ads

Khi tiến hành sàng lọc cổ tử cung, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ cổ tử cung và đem chúng đi kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện các bất thường.

Tuy nhiên, một xét nghiệm kiểm tra cổ tử cung cho kết quả bất thường vẫn không chắc chắn bạn bị bệnh ung thư cổ tử cung. Kết quả bất thường đó có thể là do nhiễm trùng hoặc sự có mặt của các tế bào tiền ung thư có thể điều trị được và nó đó không phải là bệnh ung thư.

Phụ nữ từ 25-49 tuổi phải được tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung ba năm một lần. Riêng với phụ nữ trong độ tuổi 50-64 mỗi năm đều phải tầm soát bệnh này. Đối với phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, nếu không được sàng lọc từ lúc 50 tuổi hoặc đã có xét nghiệm bất thường gần đây, sẽ được sàng lọc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung

Phần lớn tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do vi rút u nhú ở người có tên HPV gây ra. HPV là một virus truyền bệnh rất phổ biến ở người. Nó có thể truyền được qua con đường quan hệ tình dục với một người nam hoặc một người nữ.

Có hơn 100 loại HPV khác nhau và phần đa trong số đó là vô hại. Tuy nhiên, một số loại HPV có thể khiến các tế bào ở cổ tử có những thay đổi bất thường và kết quả là gây ra căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Hai chủng của virus HPV gồm HPV 16 và HPV 18 chính là nguyên nhân gây bệnh cho 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Đây đều là những loại HPV không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ phải sống chung với bệnh mà không nhận ra cổ tử cung của mình đã nhiễm trùng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải nhận thức được rằng các bệnh nhiễm trùng tương đối phổ biến và hầu hết phụ nữ bị nhiễm trùng đều không phát triển thành bệnh ung thư cổ tử cung.

Phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là một trong những cách bảo vệ bạn khỏi HPV. Tuy nhiên, ngay cả phương pháp này cũng khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng vì virus cũng có thể lây nếu da tiếp da thông qua các bộ phận sinh dục.

Kể từ năm 2008, vắc-xin ngừa bệnh HPV ra đời và nó đã được áp dụng để phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho các bé gái trong độ tuổi 12 và 13. Nhờ nó, căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ đã có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Điều trị ung thư cổ tử cung

47336-benh-ung-thu-co-tu-cung-2.jpg

Nếu ung thư cổ tử cung được chẩn đoán sớm trong giai đoạn đầu của bệnh, có thể điều trị bằng phẫu thuật

Nếu ung thư cổ tử cung được chẩn đoán sớm trong giai đoạn đầu của bệnh, có thể điều trị bằng phẫu thuật. Trong một số trường hợp, nó có thể được giữ lại, nhưng nếu thấy cần, các bác sĩ buộc phả loại bỏ. Các thủ thuật phẫu thuật để loại bỏ tử cung ra khỏi cơ thể phụ nữ được gọi là cắt tử cung.

Nếu không thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thì xạ trị là một giải pháp thay thế cho các trường hợp ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, xạ trị còn được sử dụng kết khợp cùng với phẫu thuật.

Lưu ý: Khi áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung, bạn có thể có tác dụng phụ đáng kể và lâu dài, bao gồm mãn kinh sớm và cả vô sinh.

Các biến chứng của bệnh ung thư cổ tử cung

Đa phần phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sẽ có biến chứng. Có thể xem đây là kết quả trực tiếp của bệnh ung thư nhưng nó cũng do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

Các biến chứng liên quan đến ung thư cổ tử cung có thể xoay quanh các dấu hiệu như chảy máu nhẹ, đi tiểu thường xuyên,… và chúng sẽ là mối nguy hại đến tính mạng nếu chảy máu nặng hoặc bị suy thận.

Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung

Biết được các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung rất quan trọng trong việc chẩn đoán và xác định triển vọng của người bệnh. Các giai đoạn phát triển bệnh từ cấp độ 1 đến 4 sẽ cho biết mức độ ung thư đã lan rộng ra sao:

- Giai đoạn 1 - 80-99%

- Giai đoạn 2 - 60-90%

- Giai đoạn 3 - 30-50%

- Giai đoạn 4-20%

Cơ hội sống của người mắc bệnh ung thư cổ tử cung ít nhất là 5 năm sau khi phát bệnh. Chỉ riêng tại Anh, mỗi năm có trên 1.000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung.

Ai là người dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể gặp ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi nhưng nhóm đối tượng có quan hệ tình dục trong độ tuổi từ 30 và 45 là phổ biến nhất. Bệnh này rất hiếm gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi.

Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về căn bệnh ung thư cổ tử cung. Mong rằng chúng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn.

Yeutre.vn

Nguồn: NHS

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI