Cách hay giúp mẹ kiểm soát được chứng biếng ăn kéo dài ở trẻ

Tại sao có trẻ biếng ăn? Có trẻ ăn nhiều? Sao đứa trẻ lại thích ăn món này mà từ chối món khác??? Tất cả những điều này đều liên quan tới vị giác của trẻ. Do đó, hiểu đúng vị giác của trẻ mẹ có thể giúp con ăn ngoan và khỏe mạnh hơn.

banner ads

1. Sự thật về vị giác của trẻ

vi giac cua tre
Vị giác trẻ khác với người lớn

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, chúng ta thường quan tâm tới trẻ phát triển não bộ thế nào, cân nặng ra sao, hoạt động thể chất và cảm thấy bất lực khi con lười ăn, con khóc khi ăn. Biếng ăn ở trẻ không chỉ ảnh hưởng tới trẻ mà còn ảnh hưởng gián tiếp lên tâm lý người mẹ, thậm chí cả gia đình.

Một trong những thiếu sót mà hầu hết các bậc cha mẹ đều mắc phải là không hiểu đúng về vị giác của trẻ. Các mẹ thường cố gắng nấu món ăn sao cho thật ngon, và phần đa là theo cảm tính, mùi vị của mình. Ít mẹ quan tâm tới vị giác của trẻ, con có thích mùi vị này không, con đã biết phân biệt mặn, ngọt, ngon, dở chưa? Nếu cha mẹ có thể hiểu được những điều đó thì sẽ không có cuộc chiến giữa mẹ - con trong mỗi bữa ăn dặm.

- Theo các chuyên gia, trẻ có nhiều gai vị giác hơn người lớn vì vậy, bé rất nhạy cảm với thức ăn, đặc biệt các vị ngọt, mặn, đắng. Ví dụ, bé rất thích ăn cơm không (người lớn thì không thích ăn) mà không cần thức ăn. Nguyên nhân do vị giác nhạy cảm khiến bé cảm nhận được vị ngọt của cơm vì vậy bé sẽ thích ngậm cơm hơn là nhai. Nếu để bé ngậm lâu ngày có thể dẫn tới rối loạn vị giác và biếng ăn.

- Vị giác của bé thay đổi mỗi ngày, có thể sáng bé không chịu ăn rau nhưng chiều bé lại thích ăn rau. Vì vậy, mẹ đừng vội quy kết bé lười ăn rau khi thấy bé bỏ rau bữa sáng hoặc loại bỏ một loại rau củ nào đó ra khỏi danh sách ăn dặm của bé. Cha mẹ nên kiên nhẫn giới thiệu thực phẩm với bé, hôm nay bé không thích nhưng có thể ngày mai sẽ thích. Thực tế, vị giác của bé cũng cần phải học thích nghi. Nghĩa là, nếu hôm nay, mẹ thấy bé không chịu ăn rau, mẹ thay bằng trái cây. Nhưng thực tế, mẹ không thể cho bé ăn trái cây mãi được vì vị trái cây và vị rau hoàn toàn khác nhau (rau có vị đắng nhẹ tùy theo loại, trái cây có vị ngọt, chua). Việc thay đổi món ăn khác sẽ khiến bé mất đi cơ hội được học ăn rau và nếm trải mùi vị của rau.

banner ads

- Bé vốn không hề biết món ăn này ngon, món ăn kia dở. Do đó, mẹ nên cho bé học ăn các món ăn có vị tự nhiên và thật ít ngọt, không nêm gia vị. Vì vị ngọt sẽ khiến bé dễ bị rối loạn vị giác, đánh giá sai các vị thực phẩm khác. Chưa kể, nêm gia vị sớm cũng khiến bé không yêu thích mùi vị tự nhiên và rối loạn vị giác.

- Vị giác của trẻ sẽ rất khó thay đổi khi trẻ bước sang 4 tuổi. Dưới 4 tuổi nếu mẹ không tập cho bé làm quen với đủ các loại vị giác như mặn, ngọt, đắng, cay, chua thì sau 4 tuổi, bé thường chỉ ăn 1 loại thực phẩm với 1 loại vị giác quen thuộc như vị ngọt hay vị chua chẳng hạn. Điều này sẽ khiến bé trở nên rất kén ăn và biếng ăn. Đó là lí do, nhiều mẹ sẽ thấy rất nhiều đứa trẻ khi lớn lên "khảnh" ăn do cha mẹ không tập cho trẻ làm quen với đầy đủ các loại vị giác khi còn nhỏ.

2. Cha mẹ làm gì khi trẻ bị rối loạn vị giác?

hieu dung ve vi giac cua tre
Kiên nhẫn tập cho con ăn lại các thực phẩm

Nếu hiện tại trẻ đang bị rối loạn vị giác, nghĩa là chỉ thích ăn một loại thực phẩm nào đó và từ chối các loại thực phẩm khác như bé chỉ thích ăn bánh kẹo và không thích ăn cơm chẳng hạn. Điều quan trọng ngay lúc này là mẹ cần tập cho bé ăn lại, làm quen từ đầu với các món ăn và thật kiên nhẫn để giúp con thích nghi với các loại vị giác mới.

Ngoài ra, với những mẹ chưa cho con ăn dặm thì cần lưu ý thời gian tập ăn dặm tốt nhất là từ 5 tháng - 10 tháng tuổi. Thời gian này trẻ sẽ ít kháng cự hơn và ăn theo mọi sự chỉ dẫn của mẹ. Do đó, ngay khi con bước vào ăn dặm, mẹ đừng quên tập cho con làm quen với từng mùi vị riêng biệt khác nhau để con có thể ăn được mọi thực phẩm sau này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI