1. Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ lười ăn
Rất nhiều ba mẹ lo lắng thái quá về việc con mình quá lười ăn, đặc biệt là đối với các trẻ 2-3 tuổi hoặc chuẩn bị đi học. Các trẻ thường không thích thử những món ăn mới, không ăn rau dù là một cọng nhỏ và dần trở nên lười ăn.
Có những trường hợp biếng ăn nặng, trẻ có thể mắc chứng neophobia (chứng sợ những món ăn mới). Biếng ăn không phải xuất hiện một sớm một chiều, mà phát triển theo thời gian dài nên không ảnh hưởng đột ngột đến sự phát triển của trẻ . Do vậy, ba mẹ không nên lo lắng thái quá và hoảng sợ khi chưa giải quyết được câu hỏi trẻ lười ăn phải làm sao. Có nhiều nguyên nhân làm trẻ lười ăn mà chúng ta cần biết đến bao gồm:
- Trẻ lười ăn do thói quen ăn uống không tốt trước đó
Trong quá trình ăn dặm ba mẹ nuông chiều con, cho con thói quen nhai nuốt chậm, ngậm thức ăn trong miệng. Tình trạng mày một phần vì ba mẹ nghĩ trẻ còn nhỏ, cần chờ con cho ăn hết. Tuy nhiên, điều này dẫn đến trẻ làm biếng nhai, chỉ thích ăn thức ăn dạng lỏng, sệt mà không chịu ăn các thức ăn như: cơm, rau, thịt, …
- Trẻ lười ăn do ba mẹ không cho ăn đúng giờ quy định
Điều này bắt nguồn từ thói quen cho trẻ ăn tùy hứng của ba mẹ, rảnh giờ nào ăn giờ đó. Đây là một thói quen không tốt, làm cho trẻ không biệt được cảm giác khi nào no, khi nào đói. Trẻ chỉ ăn khi thấy thích.
- Trẻ lười ăn vì không tập trung chú ý vào việc ăn
Một số gia đình thường có thói quen vừa ăn vừa mở tivi để trẻ ăn nhanh. Thậm trí nhiều mẹ còn ẵm con đi khắp xóm, hết nhà này đến nhà khác chỉ để ăn hết một chén cháo. Điều này sẽ làm phân tán sự tập trung vào việc ăn uống. Trẻ không cảm nhận được cảm giác ngon miệng. Khi tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ tạo nên việc trẻ lười ăn.
- Trẻ lười ăn những món trẻ không thích ăn
Các mẹ thường cho trẻ ăn những món ăn trẻ thích. Điều này nếu lâu dài sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng do trẻ chỉ ăn những món cố định, bỏ qua những món ăn giàu dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, trẻ sẽ không ăn hoài một món ăn quá lâu do trẻ nào cũng có tính nhanh chán. Khi đó, trẻ lười ăn ngay cả với những món khoái khẩu của trẻ.
- Trẻ lười ăn vì không khí ăn uống của gia đình không thoải mái
Một số ba mẹ thiếu kiên nhẫn thường quát mắng con khi con không chịu ăn. Điều này dần dần sẽ làm cho con sợ cảm giác bị ép ăn dẫn đến trẻ lười ăn. Bố mẹ nên để con ngồi ăn cùng gia đình, tránh để con ăn riêng, ăn trước hoặc sau bữa ăn của gia đình. Nếu ăn cùng với các thành viên khác, trẻ sẽ ăn ngon hơn và nhiều hơn so với khi ăn một mình. Qua đó, trẻ học được cách bắt chước người lớn, ăn uống sẽ tốt hơn.
- Trẻ lười ăn do bệnh lý
Trẻ trong giai đoạn mọc răng khó khăn trong việc nhai nuốt. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Trẻ bị nhiễm khuẩn gây cảm sốt, mệt mỏi. Với những bệnh như trên mẹ nên kịp thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ để điều trị. Trường hợp trẻ đang trong giai đoạn sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây lười ăn ở trẻ.
2. Trẻ lười ăn phải làm sao - cách hay giúp mẹ giải quyết vấn đề này
Trẻ lười ăn phải làm sao - chắc chắn các bà mẹ có con lười ăn - không có chiêu trò nào mà không thử hay không áo dụng. Tuy nhiên, những mẹo mẹ thực hiện cũng cần dễ chinh phục trẻ, phù hợp tâm lý trẻ, có tính khoa học và mang lại nhiều ích lợi lâu dài, thì mới nên dùng.
Cách thức nhằm thu hút, tạo cảm giác cho trẻ có hứng thú khi ăn cần kiên nhẫn thực hiện lặp đi lặp lại, hoặc một quá trình có tính logic, thì mới mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tế, mỗi mẹ sẽ có những cách "dụ" trẻ khác nhau với đặc thù riêng từng trẻ dựa trên những tính cơ bản của trẻ lười ăn. Việc áp dụng "rập khuôn" có thể sẽ có tác dụng ngược. Chính vì vậy, cách giải quyết của mẹ nên là:
- Hãy tạo cho trẻ có cảm giác ăn uống là một niềm vui : Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây lại chính là bí quyết hay mẹ nào cũng nên lưu ý. Mẹ nên giới thiệu cho trẻ một cách nhẹ nhàng và thân thiện, để tạo thiện cảm tốt cho trẻ trước. Khi bắt đầu tiếp xúc với món ăn dù là trẻ ghét hay chưa quen, ba mẹ cũng cần cho con niềm vui khi được ăn. Muốn như thế, thì bữa ăn phải luôn diễn ra vui vẻ chứ không thể là những tiếng la ép con ăn, khi trẻ còn đang bận tâm, muốn tìm hiểu muốn biết món ăn hôm nay là gì, có gì trẻ thích hay không, có gì mới lạ và thực sự ngon với trẻ hay ấn tượng với con,....Vội vã bắt con ăn và ép trẻ ăn là những điều không chỉ khiến trẻ thấy sợ với việc ăn uống, còn không thể giải quyết triệt để vấn đề con lười ăn phải làm sao nữa đó các mẹ ạ!
- Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm : Mẹ hãy cho trẻ cơ hội tiếp xúc và cảm nhận sự đa dạng của thực phẩm ngay từ khi con ăn dặm. Nếu chưa làm được, thì mẹ cần nhanh chóng thực hiện càng sớm càng tốt. Trẻ cần học cách cảm nhận vị và mùi của các món ăn, không chỉ dừng lại ở việc con không chối từ, nếu như có một món ăn mới. Việc tiếp xúc các loại thực phẩm khác nhau còn là điều cần thiết, để giúp vị giác của trẻ phát triển tốt nhất có thể. Và khi trẻ có vị giác tốt, chắc chắn con sẽ rất chịu ăn.
- Hình thành thói quen ăn uống tốt : Mẹ nên hình thành thói quen ăn uống có nề nếp cho trẻ. Thói quen ăn uống khoa học trước hết cần phải bắt đầu từ thói quen ăn uống đúng giờ giấc ngay từ những ngày đầu khi trẻ tập ăn. Việc làm này được lặp đi lặp lại thì dần dần trẻ hiểu được là đến giờ nào sẽ ăn, sẽ chơi, sẽ ngủ còn giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Đây là một phương án tốt cho câu hỏi trẻ lười ăn phải làm sao.
- Khuyến khích và đừng tiếc lời khen : Mẹ hãy giúp trẻ tận hưởng niềm vui khi ăn hết thức ăn, điều này có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện thái độ ăn uống của trẻ. Thay vì mẹ luôn múc đầy thức ăn một lần, mẹ hãy chia làm nhiều lần, múc cháo vừa đủ, lấy cơm vừa đủ và nếu con muốn ăn thêm thì mẹ lấy thêm. Khi nhìn đĩa trống trơn hãy khen trẻ vì con đã nỗ lực đã ăn hết. Trẻ sẽ cảm nhận được niềm vui khi nhận được sự đánh giá tích cực của mẹ. Điều giúp trẻ cảm nhận được niềm vui của việc ăn, và còn muốn ăn thêm nữa. Bằng cách này các mẹ sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề trẻ lười ăn phải làm sao một cách rất hiệu quả.
- Mẹ phải tìm hiểu xem trẻ có thật sự đói không : Các mẹ đều hay sợ con đói nên thêm vào các bữa phụ, cho con ăn vặt trước khi ăn bữa chính. Vì thế trước bữa ăn con đã lưng chừng bụng rồi không còn cảm giác ăn uống nữa. Do vậy các mẹ nên sắp xếp thời gian cho bữa phụ và bữa chính hợp lí.
- Mẹ hãy cho trẻ được tự múc ăn : Trẻ được cảm nhận món ăn theo cách riêng của mình thông qua việc ăn bốc hay cầm muỗng. Trẻ tự tin vào bản thân mình hơn. Mặc dù mẹ sẽ dọn dẹp nhiều hơn do trẻ bày bừa. Cách này giúp trẻ hứng thú khi ăn uống và mẹ sẽ không còn lăn tăn trẻ lười ăn phải làm sao.
- Cho con quyền quyết định : Cho trẻ quyết định ăn bao nhiêu, chọn món nào trong phạm vi mẹ đã chuẩn bị là một mẹo cực hay mà mẹ nào cũng nên áp dụng. Hãy hỏi trẻ xem con muốn ăn món này hay món kia trong số món ăn mẹ đã nấu. Hãy hỏi con xem con muốn ăn bao nhiêu, 1/2 bát, 1/3 đĩa hay một chút này kết hợp với một chút kia....Trao quyền cho trẻ không có nghĩa là giảm lượng thức ăn mẹ muốn trẻ nạp vào, mà chính là bí quyết để con ăn được nhiều hơn so với mong đợi của mẹ đấy. Vì, bất cứ đứa trẻ nào khi cảm thấy được tôn trọng và trao quyền, chúng đều rất hăng hái thực hào hứng và làm tốt với quyền được trao ấy.
- Mẹ chú ý về cách chế biến : Các món ăn mẹ nấu với kích cỡ, độ mềm cứng khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ giúp trẻ dễ nhai hơn, dễ cầm nắm hơn. Mẹ biến tấu những món ăn được bày trí bắt mắt kích thích trẻ ăn.
- Thay đổi cách nêm gia vị và cách nấu : Có thể món ăn được mẹ nấu quá nhạt hay quá mặn nên trẻ không ăn. Mẹ có thể nêm thêm một chút gia vị phù hợ độ tuổi của trẻ, nhưng chú ý đến lượng muối hằng ngày cho vào cơ thể trẻ. Cũng là một nguyên liệu nhưng mẹ thay đổi vị nào trẻ thích, kết hợp cùng các thực phẩm khác làm món ăn sinh động hơn. Mẹ thay đổi thực đơn theo thời tiết hoặc theo sở thích của con để kích thích vị giác của trẻ tối đa. Nhờ vào phương án này mẹ sẽ nhanh chóng vui mừng vì không còn lo lắng trẻ lười ăn phải làm sao.
- Trẻ được chế biến món ăn cùng mẹ : Trẻ đi chợ với mẹ chọn thực phẩm, giúp mẹ lặt rau, rửa rau, bưng đồ ăn ra bàn trong quá trình chế biến. Việc này sẽ tốn thời gian hơn bình thường, nhưng nó giúp trẻ hiểu quá trình nấu nướng phải qua nhiều giai đoạn ra sao. Từ đó trẻ biết quý trọng đồ ăn. Trẻ sẽ muốn tận hưởng món ăn do chính tay mình góp sức làm ra sao. Mẹo nhỏ, với những trẻ không ăn rau, cha mẹ hãy cùng trẻ tập trồng một loại cây nào đó. Hoặc cho con tham gia làm vườn trồng rau, thăm thú các vườn rau, đi thu hoạch các vườn cây ăn trái,...Tất cả những điều này chắc chắn sẽ khiến trẻ có hứng thú ăn uống rau củ hơn nhiều. Tâm lý và cảm giác của trẻ là những gì mà trẻ liên quan đều rất có giá trị, từ đó trẻ sẽ cải thiện thói quen ăn rau của mình.
- Ba mẹ phải kiên nhẫn, không ép và không nổi giận : Có thể quy định thời gian cho một bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ ăn quá lâu, hãy kiên nhẫn chờ đợi và thể hiện sự vui mừng khi trẻ ăn được món nào đó. Mẹ hãy thử nói về các món ăn trẻ đang ăn để có có thêm sự thích thú với món ăn đó. Tuy nhiên, nếu con không ăn thêm thì đừng bao giờ ép.
Trẻ lười ăn phải làm sao cũng không hẳn là vấn đề nan giải đến mức chúng ta không thể giải quyết được. Việc ba mẹ cần là nên nhìn nhận lại vấn đề, cần có những thay đổi cần thiết nào hay không, hoặc thiết lập cho trẻ thói quen ngay từ những ngày đầu, hay cải thiện để có một thói quen tốt hơn về ăn uống cho con. Đừng khi nào quên trao cho con trẻ quyền tự do trong việc chọn đồ ăn, hay làm phụ mẹ việc bếp núc, để trẻ ý thức được việc ăn uống, cũng như tầm quan trọng của thực phẩm, giá trị của một bữa ăn,...Và cuối cùng, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng thái quá về việc trẻ lười ăn phải làm sao, bởi, vấn đề này luôn có cách giải quyết và có thể giải quyết rất hiệu quả nữa là đằng khác, như Yeutre.vn đã đề cập xuyên suốt nội dung bài chia sẻ ở trên, phải không ba mẹ!
Minh Tâm tổng hợp