Chuột rút khi mang thai: Khi nào bình thường và khi nào nguy hiểm?

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được cơn chuột rút khi mang thai lúc nào được xem là bình thường và lúc nào là nguy cấp.

banner ads

Chuột rút là triệu chứng phổ biến trong thời gian mang thai

Chuột rút là triệu chứng phổ biến trong thời gian mang thai. Vì vậy, có thể đó là một tín hiệu rất tốt để bạn biết phản ứng của tử cung trong quá trình thích nghi với sự thay đổi mới.

Về cơ bản, tử cung là một cơ bắp và điều duy nhất một cơ bắp có thể làm được là co thắt và đó chính là cảm giác bị chuột rút mà bạn vẫn thường cảm nhận được khi mang thai.

Chính vì vậy, bất cứ lúc nào tử cung bị kích thích, bởi bàng quang đầy, viêm nhiễm bàng quang, vận động mạnh hoặc các nguyên nhân khác thì phản ứng tự nhiên của nó là co thắt. Do đó, điều bạn cần quan tâm là nhận biết lúc nào co thắt chính là dấu hiệu nguy hiểm.

Chuột rút trong giai đoạn đầu thai kỳ

Điều đáng mừng nhất là các nguyên nhân gây ra chuột rút trong giai đoạn đầu mang thai đều không đáng ngại.

Trước hết, chuột rút ở thời điểm này là dấu hiệu của hiện tượng trứng thụ tinh làm tổ. Cảm giác của nó khá giống với những lúc bạn đang có kinh nguyệt. Ngoài ra, sự phát triển của tử cung để thích nghi với sự có mặt của thai nhi cũng có thể gây ra chuột rút. Thêm vào đó, nồng độ hormone thai kỳ tăng cũng có thể sinh khí, gây đầy hơi, táo bón và dẫn đến những cơn đau quặn liên tục trong 16 tuần đầu tiên.

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của thai phụ khi bị chuột rút trong giai đoạn đầu thai kỳ đó là dấu hiệu sẩy thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, chuột rút thường không phải là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai như nhiều mẹ bầu vẫn lo lắng.

Sẩy thai thường chỉ xảy ra khi trứng hoặc phôi (bất thường nhiễm sắc thể) phát triển bất thường và cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tống đẩy thai. Do đó, các trường hợp bị chuột rút có liên quan đến sẩy thai thường đi kèm dấu hiệu ra máu và tách mô bào ra khỏi tử cung, làm kích thích cơn co thắt.

Chuột rút trong 3 tháng giữa thai kỳ

Chuột rút trong 3 tháng giữa thai kỳ rất nguy hiểm

Đây là thời điểm ít xảy ra cơn chuột rút nhất với các mẹ bầu, ngoại trừ trường hợp mang đa thai vì khi đó tử cung buộc phải phát triển vượt mức bình thường để đạt được kích thước bằng với giai đoạn cuối thai kỳ. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến thai phụ mang song thai hoặc đa thai bị sinh non.

Tất nhiên, không thể loại trừ trường hợp đau dây chằng, xảy ra khi các dây chằng giãn rộng để hỗ trợ tử cung phát triển. Đây là cơn đau lành tính, diễn ra rất nhanh, rất đặc trưng và thường đau về một bên.

Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác tuy rất hiếm nhưng mức độ nghiêm trọng rất đáng lo ngại chính là u xơ tử cung. Các u này có thể vỡ ra trong giai đoạn giữa thai kỳ do không có đủ máu để duy trì sự sống. Khi trường hợp này xảy ra, nó thường gây đau đớn và phần lớn đều rơi vào giữa tuần thứ 15 và 18 của thai kỳ. Chính vì lẽ đó, bất kỳ phụ nữ nào đã từng bị u xơ tử cung đều phải cảnh giác nếu thấy cơn chuột rút xuất hiện trong giai đoạn này.

Chuột rút trong tam cá nguyệt cuối cùng

Các cơn co Braxton Hicks nổi tiếng thường xuất hiện vào thời điểm này. Đây là những cơn co thắt tương tự mà bạn sẽ được trải nghiệm khi cơn chuyển dạ bắt đầu, chỉ khác là chúng sẽ không tiếp tục tăng tiến để chuyển thành cơn co chuyển dạ thật. Tất nhiên, khi bị chuột rút trong giữa và cuối thai kỳ, điều quan trọng nhất cần làm là phải xác định xem khả năng sinh non có thể xảy ra hay không.

Dấu hiệu cho thấy chuột rút khi mang thai là bình thường

- Co thắt tử cung sau khi quan hệ tình dục là chuyện rất bình thường vì tinh dịch có chứa prostaglandin và nó làm kích thích tử cung. Đôi khi cơn co khá mạnh và khiến bạn lo lắng. Do đó, bạn cần bình tĩnh để suy xét xem trước đó có từng gần gũi chồng hay không.

- Thay đổi tư thế có thể giúp mẹ bầu dễ chịu hơn nhưng cũng có thể gây ra những khó chịu nhất định. Điều này cho thấy tử cung bạn đang phát triển và dây chằng hỗ trợ đang hoạt động tốt.

- Đầy hơi do tiêu hóa chậm trong thai kỳ có thể gây ra chuột rút và chúng hoàn toàn vô hại.

Dấu hiệu của chuột rút khi mang thai không bao giờ được phép bỏ qua

- Nếu có hơn 6 cơn con trong vòng 1 tiếng thì đó là dấu hiệu sinh non bạn cần phải cảnh giác.

- Chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu đi kèm với chuột rút thường là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra, chảy máu cũng có thể là một triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.

- Nếu máu hồng xuất hiện và có dấu hiệu ào ạt thì đó có thể là tín hiệu sinh non, bởi vì nó cho thấy chiều dài tử cung thay đổi bất thường.

- Bất kỳ co thắt nào xảy ra liên tục khi bạn đang mang đa thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn đều phải cẩn thận với các cơn co thắt.

- Nếu co thắt đi kèm với cơn đau bụng dữ dội và buồn nôn, nôn hoặc sốt rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc tắc túi mật.

- Cơn đau không giảm dần theo thời gian hoặc thay đổi vị trí đau.

Làm sao để giảm tình trạng chuột rút khi mang thai

Uống nhiều nước để giảm tình trạng chuột rút

- Theo các chuyên gian, trong thai kỳ, phụ nữ cần được nghỉ ngơi, uống nước nhiều và dùng acetaminophen (Tylenol) nếu cần để giảm đau.

- Tuyệt đối không đắp túi nóng lên bụng vì hiện tượng tăng nhiệt khi đang có mang rất nguy hiểm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, bạn có thể tắm nước ấm và ngâm trong khoảng 15 phút nếu thấy đau hơn khi giữ tư thế cố định trong một thời gian dài.

- Nếu có bất cứ nghi ngại nào về dấu hiệu chuột rút trong lúc mang thai, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được trợ cứu.

Yeutre.vn Nguồn: Ps

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI