1. Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?
Sau khi mổ thai ngoài tử cung, nếu quan hệ không sử dụng các biện pháp tránh thai, rất dễ có bầu. Tuy nhiên, giai đoạn này mang bầu sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng của mẹ bầu lẫn thai nhi. Thời gian mang bầu trở lại sau khi mổ thai tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và phương pháp điều trị đã sử dụng trước đó. Thông thường sẽ được chia thành 2 trường hợp như sau:
Mổ thai nội soi
Đây là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp phát hiện sớm. Ưu điểm của mổ nội soi chính là không làm cho thai phụ mất quá nhiều máu, sớm phục hồi lại sức khỏe và không để lại nhiều di chứng. Nếu như cơ thể người mẹ không gặp phải trở ngại gì nữa, sức khỏe hoàn toàn ổn định, tâm lý đã sẵn sàng mang thai lại thì chỉ cần 3 – 6 tháng có thể thực hiện kế hoạch của mình rồi.
Mổ thai cấp cứu
Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp phát hiện muộn hơn, khi mà đã có dấu hiệu vỡ khối thai. Mổ thai theo cách này chắc chắn sẽ khiến cho bệnh nhân bị mất máu rất nhiều, cơ thể suy yếu và mỏi mệt, vì vậy cần một khoảng thời gian đủ dài, ít nhất là 1 năm để hoàn toàn hồi phục mới có thể mang thai lại. Theo các chuyên gia, tốt nhất vẫn nên có thai sau 2 năm kể từ khi mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn con.
2. Làm gì để giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung cho lần mang thai kế tiếp?
Sau khi đã xác định được mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại thì tốt cho mình, các bạn nên đến bệnh viện khám phụ khoa thường xuyên để đảm bảo không bị viêm nhiễm và chứng viêm dính vòi trứng gây tắc vòi trứng tránh nguy cơ tái phát việc có thai ngoài tử cung. Các bác sĩ cho biết, tỉ lệ tái phát có thể lên đến 10%, vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào của vùng kín, cần được đi khám ngay. Đồng thời, nếu có thai trước 2 năm sau khi mổ, cần có sự theo dõi kỹ lưỡng của các bác sĩ chuyên khoa ngay từ những ngày đầu.
3. Nên làm gì sau khi mổ thai ngoài tử cung?
- Tránh làm việc nặng: Cơ thể của bạn sẽ rất yếu sau khi mổ thai nên không được làm những công việc nặng như bưng bê, bốc vác,… Nếu làm việc nặng, khả năng bạn dễ mất sức, yếu đi và khó có thể phục hồi trở lại, về sau dễ mắc nhiều chứng bệnh hiểm nghèo.
- Tránh căng thẳng: Tinh thần rất quan trọng, nếu bạn hay lo nghĩ và mệt mỏi thì cho dù điều kiện ăn uống có tốt đến mức nào, sức khỏe vẫn khó có thể cải thiện. Giai đoạn này nên xác định rõ tư tưởng, tìm ra những cách giải trí nhẹ nhàng, phù hợp để thoải mái tinh thần và sớm ổn định lại sức khỏe.
- Tránh quan hệ vợ chồng: Việc quan hệ trong giai đoạn này bạn nên cự tuyệt hoàn toàn vì ảnh hưởng của nó còn lớn hơn cả việc bạn làm những công việc nặng. Quan hệ gây mất sức, làm cho vết thương chưa kịp lành lại tổn thương thêm, như vậy rất nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến vô sinh rất cao.
- Tránh để bị nhiễm lạnh: Trong bất cứ hoạt động nào liên quan đến nước, từ tắm rửa tới uống nước đều cần phải sử dụng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Nếu thời tiết se lạnh, hãy giữ ấm một cách tốt nhất để không bị nhiễm lạnh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đấy.
- Tránh sử dụng các thực phẩm gây bất lợi: Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại còn tùy thuộc vào cách ăn uống của bạn có khoa học hay không nữa. Không sử dụng các loại thực phẩm mang tính hàn, gừng, đậu nành và những thực phẩm khiến vết thương lâu lành như rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng,…đều không được sử dụng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)