Hệ miễn dịch suy yếu và những thay đổi về cơ thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị mắc bệnh hơn bất kỳ người nào hết. Dưới đây là những bệnh mà mẹ bầu dễ gặp nhất trong thai kỳ như táo bón, trầm cảm, đau đầu, đãng trí...
1. Bệnh về mắt
Mắt là một trong những khu vực dễ dính dáng đến bệnh tật nhất khi mẹ mang thai. Các bệnh về mắt có thể gặp ở mẹ bầu như sưng mắt, khô mắt, mờ mắt... Cách để giảm các triệu chứng này là sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và đến khám bác sĩ để được hỗ trợ khi cần.
Đôi khi mẹ sẽ gắn bó với kính cận để điều tiết mắt trong thai kỳ.
2. Đau đầu
Sự thay đổi hormone và lưu lượng máu trong thai kỳ khiến mẹ dễ bị đau đầu khi mang thai. Ngoài ra, một số các chứng bệnh như tim mạch và viêm đường tiết niệu cũng khiến khả năng mắc chứng đau đầu của mẹ tăng lên...
Do vậy, nghỉ ngơi hợp lý, chườm nóng hay lạnh khi có triệu chứng đau đầu để giảm nhẹ. Tuy nhiên, nếu các cơn đau đầu bất thường, kéo dài thì mẹ nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
3. Đãng trí
Đãng trí trong thai kỳ là một hiện tượng bình thường và hầu hết các mẹ bầu đều mắc phải. Tuy nhiên, có nhiều cách để mẹ bầu có thể đối phó với chứng nhớ nhớ quên quên này của mình là: ghi chép lại mọi thứ, sống ngăn nắp hay đặt chuông báo nhắc uống thuốc đúng giờ chẳng hạn…
4. Suy tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Đối với mẹ bầu và thai nhi các vấn đề về tuyến giáp có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Suy tuyến giáp khi mang thai khiến mẹ bầu có thể phải đối mặt với bệnh tim mạch, táo bón, mất máu sau sinh, tiền sản giật… Còn thai nhi có thể bị kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nếu mẹ bầu sợ lạnh, da và tóc xấu đi, giọng nói thay đổi… thì đó là các biểu hiện của bệnh suy tuyến giáp. Lúc này, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc kỹ.
5. Đau ngực
Sự phát triển của các tuyến sữa sẽ khiến cho ngực của mẹ bầu trở nên cương tức và đau. Đặc biệt, vào những tháng cuối của thai kỳ. Để đẩy lùi chứng đau ngực khi mang thai mẹ có thể áp dụng những cách như ăn nhạt, uống nhiều nước, thoa kem dưỡng ẩm để cảm thấy dễ chịu hơn….
Béo phì có thể khiến tình trạng đau ngực của mẹ tệ hơn.
6. Đau lưng
Đau lưng cũng là một triệu chứng mẹ bầu hay gặp. Sự chèn ép của thai nhi lên cột sống khiến cho vùng lưng của mẹ bầu cảm thấy luôn đau và mỏi. Vì vậy việc mẹ quan tâm đến tư thế nằm nghỉ, ngủ thoải mái là cần thiết. Hơn nữa mẹ bầu cũng cần bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi, sắt trong thai kỳ…
7. Ung thư cổ tử cung (UTCTC)
Ung thư cổ tử cung ở mẹ bầu là một bệnh lý khá phức tạp do quá trình điều trị phải cân nhắc đến việc bảo đảm sự sống cho thai nhi. Trong một số trường hợp, mẹ bầu bắt buộc phải bỏ thai nhi để kiểm soát bệnh. Nhưng trong một số trường hợp khác các y bác sĩ có thể can thiệp để kiểm soát bệnh cho đến khi thai nhi ra đời rồi mới tiến hành điều trị. Do đó, để có thể nâng cao cơ hội sống cho cả mẹ lẫn con mẹ bầu nên thường xuyên tầm soát bệnh để có thể có biện pháp can thiệp kịp thời.
Để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và con, khám thai thường xuyên là cần thiết.
8. Khí hư
Khí hư ở mẹ bầu thường tăng bất thường do những thay đổi của cơ thể. Và nếu khí hư có màu hay mùi lạ thì mẹ bầu cần phải cẩn thận. Sự thay đổi về màu và mùi có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm đang diễn ra. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán bệnh và chữa trị an toàn.
9. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một dạng viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào. Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể gây ra bể thận cấp và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng thai nhi. Do đó, giữ vệ sinh sạch sẽ trong thai kỳ, uống nhiều nước, tránh nhịn tiểu là những điều mẹ bầu nên làm để phòng bệnh.
Mẹ nên cung cấp đủ nước cho cơ thể.
10. Táo bón
Táo bón là một trong những chứng bệnh khó nói của mẹ bầu. Không chỉ làm cho sức khỏe mẹ sa sút mà táo bón khi mang thai còn khiến cho thai nhi có nguy cơ bị nhiễm độc. Để phòng tránh bệnh này mẹ bầu nên vận động, uống đủ nước, không được nhịn đi vệ sinh, ăn uống đủ chất xơ…
Đặc biệt, nếu mẹ đã bị táo bón thì không nên rặn mạnh có thể gây sẩy thai. Lúc này những phương pháp can thiệp của bác sĩ sẽ giúp cho mẹ.
Hệ miễn dịch suy yếu và những thay đổi về cơ thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị mắc bệnh hơn bất kỳ người nào hết. Dưới đây là những bệnh mà mẹ bầu dễ gặp nhất trong thai kỳ như táo bón, trầm cảm, đau đầu, đãng trí...
11. Phù chân
Phù chân ở mẹ bầu là hiện tượng bình thường và sẽ hết sau khi sinh nở nếu nó không đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, đau bụng hay thị giác có vấn đề. Các biểu hiện đi kèm cho thấy nguy cơ bị mắc bệnh tiền sản giật của mẹ bầu. Để hạn chế sự phù nề mẹ bầu nên ăn mặc thoải mái, tránh ăn quá mặn, hạn chế tăng cân và thường xuyên vận động.
Phù chân trong thai kỳ là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu.
12. Ngứa ngáy
Một số vị trí có thể sẽ trở nên ngứa ngáy khi mẹ mang thai như: ngực, bụng hay lòng bàn tay, bàn chân. Để giảm bớt sự khó chịu này mẹ có thể uống nhiều nước, giữ ẩm cho da, đắp gạc mát cho vùng da ngứa, biện pháp cuối cùng là nhờ đến sự hỗ trợ từ thuốc.
13. Bị ho
Mẹ bầu nên cẩn thận nếu các cơn ho liên tục và mạnh.
Triệu chứng ho trong thai kỳ có thể liên quan đến viêm đường hô hấp, do đó mẹ bầu cần cẩn thận. Các cơn ho mạnh và liên tục có thể gây sẩy thai, nên mẹ bầu nên nhanh chóng điều trị, tránh nhầm lẫn chúng với các cơn ho nhẹ do phản ứng với việc mọc tóc ở thai nhi. Mẹ bầu có thể ngậm nước muối để hạn chế cơn ho, còn việc dùng thuốc nên theo chỉ định của bác sĩ.
14. Đổ mồ hôi trộm
Các vị trí như nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân, da đầu là những vị trí dễ bị đổ mồ hôi trộm ở mẹ bầu . Sự thay đổi hormone và nhạy cảm nhiệt độ khiến mẹ bầu lúc nào cũng thấy cơ thể nóng nực và đầy mồ hôi. Để hạn chế sự khó chịu này mẹ bầu nên uống đủ nước, mặc đồ thoáng mát và tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị có thể tạo mùi hôi cho cơ thể
15. Tiểu đường
Rong biển tốt cho bệnh tiểu đường.
Biến chứng của bệnh tiểu đường trong thai kỳ khá nguy hiểm mặc dù bản thân chúng không gây ra quá nhiều tác hại cho mẹ bầu. Một số bệnh có thể xuất hiện do tiểu đường như viêm tuyến vú, tiền sản giật hay bệnh phụ khoa… Với thai nhi, bệnh tiểu đường ở mẹ có thể khiến bé bị mắc các bệnh như vàng da, suy hô hấp… Do đó, mẹ bầu cần hạn chế lượng đường dung nạp và cơ thể hàng ngày để kngăn ngừa và iểm soát bệnh. Một số thực phẩm tốt cho bệnh mẹ nên ăn như: rong biển, khoai lang…
16. Huyết áp cao
Huyết áp cao trong thai kỳ khiến mẹ dễ bị tiền sản giật và ảnh hưởng đến tim mạch của trẻ sau này. Tuy nhiên, với chế độ ăn uống hợp lý mẹ bầu có thể phòng tránh bệnh cao huyết áp hiệu quả. Các loại rau củ quả như cà chua, cà rốt, đậu nành, dưa hấu, cải cúc... là những thực phẩm mẹ bầu nên tăng cường trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, việc ăn chậm nhai kỹ, tránh thức ăn mặn... cũng là cách để mẹ phòng tránh huyết áp cao trong thai kỳ.
17. Thiếu máu
Mẹ bầu cần được ăn uống đủ chất để phòng bệnh thiếu máu.
Khó thở, mệt mỏi là những biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh thiếu máu do lượng oxy bị thiếu hụt khi mẹ mang bầu. Sự phát triển của thai nhi, sự thiếu chất của cơ thể mẹ bầu là những nguyên nhân phổ biến hơn cả gây ratriệu chứng thiếu máu thai kỳ . Thiếu máu dễ gây ra sinh non và mất máu, trầm cảm ở mẹ. Bổ sung sắt và cung cấp dưỡng chất đầy đủ trong suốt thai kỳ là cách để phòng bệnh này cho mẹ bầu.
Nguyên nhân thường là do sự lo lắng về vấn đề sinh và nuôi con. Lúc này, ngoài bản thân mẹ bầu cần cố gắng cân bằng thì các thành viên khác trong gia đình đặc biệt là người chồng cũng nên quan tâm, hỗ trợ để mẹ bầu lấy lại được cảm xúc cân bằng khi thai nghén.
19. Thiếu ối trong thai kỳ
Uống đủ nước trong thai kỳ giúp hạn chế thiếu ối ở mẹ bầu.
Nước ối là môi trường phát triển và sinh hoạt của thai nhi trong bụng mẹ. Nước ối bị thiếu gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến trẻ. Do vậy, mẹ bầu cần phải thường xuyên theo dõi để phát hiện những tình trạng bất thường về nước ối để sớm can thiệp. Việc uống nước đủ trong thời kỳ mang thai có thể ngăn ngừa thiếu ối và nếu phát hiện mẹ bị thiếu ối, y bác sĩ cũng có thể truyền dịch để bổ sung mẹ nhé.