Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có nên hay không?

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 là một trong những chủ đề được hầu hết các mẹ bầu quan tâm. Vì mặc dù lúc này, phần lớn các mẹ bầu đã qua giai đoạn ốm nghén mệt mỏi. Nhưng, vấn đề quan hệ vẫn khiến mẹ phải suy nghĩ, chủ yếu vì lo lắng cho sự an toàn của em bé. Vậy tháng thứ 4 của thai kỳ - khởi đầu của tam cá nguyệt thứ hai này mẹ có nên quan hệ hay không, có cần lưu ý gì về việc quan hệ hay không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

banner ads
Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4
Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 là một trong những chủ đề được hầu hết các mẹ bầu quan tâm. Ảnh Internet 

1. Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 là một sự thay đổi đáng kể

Quan hệ khi mang thai tháng thứ tư được xem giống như kì trăng mật lần nữa của các cặp đôi. Đây là cách nói để chỉ việc hầu hết phụ nữ đã lấy lại được cảm xúc về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Nhất là sau thời gian phải chịu đựng tình trạng buồn nôn, nôn, mệt mỏi,...do ốm nghén gây ra.

Khi bước qua tam cá nguyệt thứ hai, bạn sẽ nhận thấy một số thay đổi với mức độ khác nhau đối với mỗi mẹ bầu:

  • Sự ổn định hơn của các loại nội tiết tố. Nồng độ hormone thai kỳ hCG lúc này không còn ở mức cao như trong tam cá nguyệt đầu tiên. Progesterone và oestrogen trở nên cân bằng hơn. Đây là lý do làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi. Điều này khiến bạn thấy tràn đầy sinh lực trở lại và có thể là tăng ham muốn tình dục hơn so với trước đó.
  • Sự tăng ham muốn tình dục. Nhiều mẹ bầu trải qua tình trạng tăng ham muốn khi bước qua tháng thứ 4 của thai kỳ. Vì ở tam cá nguyệt thứ hai, lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục tăng. Nhiều chất bôi trơn hơn cộng với sự nhạy cảm khiến cho cuộc giao ban của bạn đạt được nhiều cảm xúc hơn. Vì vậy, đây có thể là khoảng thời gian tuyệt vời cho sự gần gũi. Việc mà bạn khó có thể thực hiện một cách trọn vẹn khi ở tam cá nguyệt cuối cùng hay khi em bé đã chào đời. 
Vợ chồng hạnh phúc
Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có thể là tuần trăng mật vì lúc này mẹ bầu đã lấy lại được nguồn sinh lực của mình. Ảnh: Baby360 

2. Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có an toàn không

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có an toàn không là băn khoăn của nhiều cặp đôi, đặc biệt là các mẹ bầu. Điều này chủ yếu do sự lo lắng cho em bé trong bụng.

Tuy nhiên, thai nhi được bảo vệ trong tử cung của bạn với lớp “khiên” che khá chắc chắn chính là lớp nước ối bao quanh. Đây là yếu tố giúp giảm sốc và chấn thương cho bé khi bụng mẹ bị va chạm. Do vậy, hoạt động giao hợp hầu như sẽ không ảnh hưởng đến em bé. Trừ khi bạn được bác sĩ khuyên hoặc chỉ định kiêng quan hệ tình dục. 

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 là an toàn
Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 khá an toàn nếu bác sĩ không khuyên hay chỉ định bạn tránh hoạt động này. Ảnh: Firstcry Parenting 

3. Trường hợp nào bạn nên tránh quan hệ khi mang thai tháng thứ 4

Trong trường hợp bạn có nguy cơ về biến chứng thai kỳ , bạn có thể được khuyên hoặc chỉ định tránh quan hệ khi mang thai tháng thứ 4. Vì, hoạt đọng tình dục có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng hơn. Đó là các trường hợp:

  • Bạn có tiền sử sảy thai.
  • Bạn bị chảy máu trong thai kỳ.
  • Bạn có dấu hiệu bị rò rỉ nước ối.
  • Bạn bị nhau tiền đạo (nhau thai bao phủ một phần hay hoàn toàn cổ tử cung.)
  • Bạn bị chảy máu hoặc dịch âm đạo có mùi sau khi quan hệ. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng tử cung.
  • Bạn bị đau khi quan hệ.
  • Cổ tử cung của bạn dễ bị kích thích mở sớm dẫn đến tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. 
Tránh quan hệ
Nếu bạn bị nhiễm trùng âm đạo hay tử cung, bạn nên tránh quan hệ. Ảnh Internet 

4. Vai trò của phái mạnh trong vấn đề quan hệ khi mang thai tháng thứ 4

Phái mạnh nên lưu ý một số điểm quan trọng về vấn đề quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 như sau:

4.1. Một số điểm quan trọng bạn nên lưu ý về việc quan hệ khi mang thai tháng thứ 4

  • Quan hệ tình dục là an toàn nếu thai kỳ của cô ấy diễn ra khỏe mạnh và không có nguy cơ xảy ra biến chứng.
  • Ham muốn của cô ấy có thể thay đổi, điều này là bình thường. Dù đã bước vào tam cá nguyệt thứ hai nhưng cô ấy vẫn có thể chưa hứng thú với việc quan hệ. Hoặc đôi khi, cô lại hào hứng hơn trong vấn đề này.
  • Bề ngoài của cô ấy bắt đầu thay đổi. Cô sẽ trở nên nặng nề và có thể sẽ kém xinh hơn do ảnh hưởng của hormone lên một số khu vực nhất định trên cơ thể. Ví dụ như da bị mụn, mũi to,...Vì vậy, bạn đừng quá ngạc nhiên khi cô tự ti về vẻ bề ngoài của mình. Và từ đó, cô cũng không còn tự tin trong phòng ngủ. 
Ham muốn của bà bầu có thể thay đổi
Ham muốn của bà bầu có thể thay đổi. Ảnh Internet 

4.2. Bạn có thể làm gì để giúp đối tác của mình thấy thoải mái hơn

Dưới đây là một số việc bạn có thể thực hiện để giúp cô ấy thoải mái hơn nếu hai bạn quan hệ khi mang thai tháng thứ 4:

  • Bạn hãy đặt nhu cầu và mong muốn của bạn đời lên trên hết. Hãy tôn trọng cô ấy khi cô không hứng thú với vấn đề quan hệ tình dục do vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng ốm nghén ở tháng thứ tư .
  • Nếu hai bạn thực hiện một cuộc “giao ban”, hãy để cô ấy là người dẫn dắt. Vì chỉ có cô mới biết như thế nào giúp mình thấy thoải mái.
  • Bạn hãy kiên nhẫn, luôn lắng nghe và thường xuyên trò chuyện với cô ấy. Vấn đề quan hệ có thể khiến bạn cảm thấy bức bối, khó chịu. Tuy nhiên, nó sẽ không kéo dài mãi mà chỉ là một giai đoạn trong cuộc sống hôn nhân. Việc trò chuyện sẽ giúp hai bạn thấu hiểu cảm xúc của nhau hơn. Các bạn vẫn có thể thể hiện tình yêu của mình qua những cách khác. 
Vợ chồng trò chuyện
Phái mạnh hãy thường xuyên trò chuyện với bạn đời của mình để hai bạn có thể hiểu nhau hơn trong giai đoạn bầu bí. Ảnh: Half Half Parenting 

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 hay trong tam cá nguyệt thứ hai là một hoạt động tuyệt vời mà các cặp đôi rất nên tận hưởng. Vì nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và không có nguy cơ xảy ra biến chứng, thì vấn đề quan hệ sẽ không ảnh hưởng gì đến thai kỳ. Ngược lại, nó còn giúp tăng sự gắn kết giữa hai bạn cũng như sự tự tin của mẹ bầu. Điều quan trọng là cả hai bạn nên thường xuyên trò chuyện để hiểu được nhu cầu, cảm xúc của nhau. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh hoạt động chăn gối của mình một cách phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ chặt chẽ lịch hẹn khám thai và thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được rủi ro có thể xảy đến một cách thấp nhất.

Theo Raising Children & FirstCry Parenting

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI