Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai nếu có chế độ ăn uống không hợp lý thường sẽ mắc bệnh lý này. Đặc biệt những mẹ bầu nào có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai trước đó thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
Ảnh hưởng khi mẹ bầu mắc tiểu đường trong thai kỳ
Tiểu đường trong thai kỳ không gây nguy hiểm gì cho mẹ, tuy nhiên nếu bệnh biến chứng có thể khiến mẹ bầu bị bệnh phụ khoa, viêm tuyến vú, tiền sản giật…
Tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng biểu hiện nên mẹ cần đi khám tầm soát bệnh trong thai kỳ.
Ngoài ra bệnh cũng đe dọa đến sức khỏe thai nhi. Tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn dẫn đến khó sinh và trẻ cũng dễ mắc các hội chứng như suy hô hấp, vàng da khi sinh ra và béo phì, mắc bệnh tiểu đường khi trưởng thành, kéo theo đó là một số kỹ năng của bé như kỹ năng vận động cũng có thể gặp vấn đề, thiếu phối hợp và linh hoạt.
Thường bệnh tiểu đường trong thai kỳ không có các dấu hiệu cảnh báo sớm nên mẹ cần phải đi khám sàng lọc bệnh trong khi mang thai để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ
Để phòng tránh bệnh tiểu đường trong thai kỳ mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với cơ thể. Theo dõi cho thấy gần 90% phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ có thể thông qua con đường ăn uống để cải thiện tình hình bệnh tật của mình.
Nguyên tắc đầu tiên để ngăn ngừa bệnh này, không để chúng trở nên tệ hơn là mẹ cần hạn chế lượng chất ngọt và lượng tinh bột hấp thu vào cơ thể.
Tuy nhiên một số thực phẩm hàng ngày như khoai, cơm thì mẹ vẫn có thể dùng bình thường vì chúng đều có chỉ số glucose thấp ở trong máu.
Mộc nhĩ là thực phẩm ổn định đường huyết cho mẹ bầu.
Mẹ cũng nên hạn chế thực phẩm có thành phần carbohydrates như: ngũ cốc, sữa chua, bánh mì, bánh quy… Với những thực phẩm này mẹ chỉ nên dùng ở một mức vừa phải. Tỷ lệ bữa ăn của mẹ tốt nhất nên là: 3 phần rau - 2 phần hoa quả - 2 phần protein (thịt, cơm)- 3 phần sữa.
Buổi sáng mẹ nên ăn khẩu phần giàu protein và tinh bột. Sau bữa tối thì mẹ không nên ăn thêm, thay vào đó hãy uống sữa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Mẹ nên chia bữa ăn của mình ra thành các bữa nhỏ. Điều này giúp cho cơ thể kịp thời phân giải năng lượng có trong thực phẩm. Việc uống sữa cũng nên chia ra làm ba bữa trong ngày để đảm bảo cơ thể đủ chất và năng lượng cần thiết. Sau các bữa ăn nên vận động nhẹ nhàng chừng 15 hay 20 phút.
Mẹ không nên ăn nhiều chất béo, và tránh xa đường hóa học.
Một số thức ăn sau có tác dụng hạ đường huyết cho mẹ bầu rất tốt:
- Rong biển: Rong biển giúp cho lượng đường trong máu của bạn giảm xuống.
- Mộc nhĩ: Không chỉ giúp mẹ bầu hạ đường huyết, mộc nhĩ còn giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
- Khoai lang, cà rốt: Đây là hai thực phẩm giúp mẹ bầu giảm táo bón, làm đẹp da và kiểm soát tốt được lượng đường ở trong máu.
- Hành tây tím: Loại thực phẩm này giúp giảm mỡ trong máu, có tác dụng chống viêm và dĩ nhiên là cũng có tác dụng hạ đường huyết cho mẹ bầu.
Cuối cùng, nếu các biện pháp điều hòa tự nhiên của mẹ bầu không đạt được kết quả như mong muốn thì mẹ bầu cần phải được điều trị bằng insulin. Lúc này mẹ cần gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc cụ thể.
Yeutre.vn
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: