Hiện tượng phù chân ở mẹ bầu báo hiệu điều gì?

Phù chân (xuống máu chân) là một hiện tượng phổ biến, xuất hiện hầu hết ở phụ nữ mang thai. Thời gian mẹ bầu bị phù thường là vào 5 tháng cuối của thai kỳ.

banner ads

Ảnh hưởng

Phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn.

Đa số mẹ bầu mắc chứng phù chân khi mang thai.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên cảnh giác khi chân bị sưng phù trong thời gian kéo dài kèm các triệu chứng như đau nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác… đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Nguyên nhân

Trong thời kỳ mang thai, các dây chằng trong cơ thể mẹ thay đổi và trở nên mềm hơn, lỏng lẻo và dãn rộng. Điều này giúp cho cơ thể có khả năng dung chứa thai nhi và sinh nở dễ dàng sau này. Dó đó, mẹ trông như “mập” hẳn ra khi bầu bí.

Cơ thể mẹ cũng trở nên tích nước và máu được sản xuất ra thêm 50% so với bình thường để đảm bảo cân bằng cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi.

Cân nặng của mẹ bầu cũng thường tăng từ 8 đến 12kg đối với mẹ mang đơn thai và 15 đến 20kg đối với mẹ mang song thai. Sự thay đổi về trọng lượng này cũng tăng áp lực lên đôi chân và khiến chúng trở nên sưng phù.

Một điều nữa là các tĩnh mạch lúc mẹ mang thai bị thai nhi chèn ép khiến máu khó lưu thông về tim được và tích tụ lại chân gây phù.

Mẹ cũng có thể bị phù chân do bị mắc một số bệnh như táo bón, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Phù chân còn là do tư thế ngồi vắt chéo chân, mặc đồ quá chật, giữ một tư thế quá lâu…

Làm thế nào để hạn chế phù chân?

Phù chân là triệu chứng khó tránh khỏi khi mẹ mang thai. Tuy nhiên những cách chăm sóc dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hạn chế độ sưng phù, cảm thấy dễ chịu hơn và tránh được các nguy cơ của nó như tiền sản giật.

Massage là một cách làm cho mẹ bầu dễ chịu hơn với chân bị sưng phù.

- Dinh dưỡng: mẹ cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa… Ngoài ra mẹ cũng phải bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Các thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước hay các món ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng bị bón ở mẹ bầu thì cũng nên tránh. Mẹ cũng cần tránh uống các thức uống có chứa cafein và chất cồn.

- Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ để giảm áp lực lên các tĩnh mạch khiến máu lưu thông về tim tốt hơn. Chân tốt nhất kê cao lên gối khi ngủ.

- Việc nhịn tiểu khiến cho mức độ sưng phù tăng cao, vì vậy mẹ không nên nhịn. Đồng thời phải uống đủ nước, khoảng 8 cốc nước mỗi ngày.

- Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng chừng 20 phút hàng ngày để máu huyết lưu thông.

- Các loại dép quá chật hay cao gót không nên mang vào thời gian này vì chúng khiến mẹ cảm thấy khó chịu hơn và gây ra một số vấn đề khác như viêm kẻ chân, chai sần da chân…

- Mẹ mang tất rộng rãi và có chất liệu cotton là tốt nhất.

- Một số cách để chân bị sưng phù cảm thấy dễ chịu hơn như: ngâm chân vào nước nóng trước khi ngủ, massage chân,

- Mẹ hạn chế tăng cân. Những tháng cuối không nên tăng vượt mức 0.5 kg mỗi tuần.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI