Mẹ ho có liên quan gì đến chuyện mọc tóc của thai nhi?
Từ sau 14 tuần, thai nhi trong bụng mẹ sẽ mọc những sợi tóc đầu tiên. Khi đến giữa 20 tuần tuổi, một lớp lông tơ mềm sẽ bọc quanh bé và tự rụng đi sau khi em sinh ra. Một số thai phụ có triệu chứng ho kéo dài trong giai đoạn này và các cụ cho rằng đó là do tóc bé mọc gây ho cho mẹ.
Đặc điểm của ho mọc tóc là ho không đàm, thở dễ dàng và cơn ho không đủ mạnh, không sốt.
Thế nào là ho do bệnh lý?
Do sức đề kháng bị suy giảm, những người mang thai rất dễ bị ho.
Trong thời gian thai kỳ, sức đề kháng của mẹ suy giảm cộng thêm những biến đổi nội tiết tố và các điều kiện sinh lý đã tạo cơ hội cho các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động vào. Chính vì vậy, các mẹ thường dễ mắc bệnh hơn. Trong đó, viêm đường hô hấp với
triệu chứng horất phổ biến ở những người mang thai.
Khi virus, vi khuẩn tấn công vào hệ miễn dịch của mẹ, chúng có thể gây ra những cơn ho liên tục, kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Ho có đàm nhớt, vàng đặc, đi kèm các triệu chứng đau ngực, gây ra khó thở và xuất hiện các cơn sốt là dấu hiệu cho biết những bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ như lao, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng. Nếu để lâu và trở nặng, những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và của mẹ. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc tùy tiện mua và sử dụng thuốc không qua chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến những tác hại khôn lường cho chính mẹ và thai nhi.
Ho nhiều sẽ ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Những cơn ho mạnh và dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sẩy thai. Vì thế, bạn cần phải được bác sĩ thăm khám. Cần thiết, bạn phải dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ nếu điều trị theo các bài thuốc trị ho dân gian vẫn không đạt hiệu quả.
Nếu cơn ho do bệnh lý như viêm phổi khiến mẹ ho nhiều và mạnh có thể làm trầy xướt thanh quản, gây chảy máu trong cơn ho rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này, bạn có thể buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Làm gì khi xuất hiện những cơn ho?
Trước hết, bạn phải phân biệt cơn ho của mình do mọc tóc hay do bệnh lý dựa vào những triệu chứng ban đầu để biết cách xử lý.
Ngậm hoặc súc nước muối
Tốt nhất, bạn nên can thiệp ngay từ đầu bằng cách súc và ngậm nước muối (một thìa cà phê muối pha trong 250ml nước lọc ấm) khoảng 3 – 5 lần trong ngày, nhất là vào buổi tối trước lúc đi ngủ.
Dùng các bài thuốc trị ho dân gian
Vỏ cam nướng có thể giúp mẹ bầu trị ho.
Mặt khác, bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian trị ho sau đây để không mang lại tác dụng phụ nào ảnh hưởng xấu đến thai nhi: Chưng quất với mật ong uống trong ngày khoảng 3 lần; hòa ½ thìa cà phê nghệ bột chung với một cốc nóng và uống khi còn ấm; nướng vỏ cam hoặc quýt để ăn; lá hẹ chưng đường phèn; nước giá luộc; lá tần giã nát lấy nước uống…
Ăn uống đồ nóng hay đồ lạnh?
Theo cách thông thường, để cải thiện tình trạng ho bạn nên uống nước ấm, có thể là sữa ấm, nước chanh ấm, mật ong ấm…Tương tự, bạn cũng có thể áp dụng cho đồ ăn. Kết hợp theo đó là bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Ngay cả việc vệ sinh, tắm rửa hàng ngày bạn cũng cần dùng đến nước ấm.
Hiện nay, đối với một số trường hợp, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng đồ lạnh kết hợp với việc điều trị viêm đường hô hấp. Với cách này có thể khỏi nhanh hơn các triệu chứng như ho kéo dài. Tuy nhiên, cách điều trị này vẫn còn là một tranh cãi trong giới y khoa và chưa có một nghiên cứu trên diện rộng cho mọi trường hợp khỏi bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cho riêng trường hợp của mình.
Hạn chế ngậm thuốc trị viêm họng
Bạn quan niệm thuốc ngậm không có tác dụng gì nguy hiểm nên sử dụng chúng để vượt qua chứng rát, ngứa họng. Vậy nhưng, về lý thuyết, đó vẫn là một loại thuốc và có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến thai nhi. Vì thế, bạn nên hạn chế dùng các loại thuốc ngậm trong trường hợp bị ho.
Lưu ý cho mẹ bầu khi bị ho:
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Nếu ho không đi kèm sốt, đờm nhớt vàng đặc, không khó thở, tức ngực… rất có thể chỉ là ho mọc tóc nên không cần dùng thuốc.
Nếu đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị ho, bạn cần tuân thủ để điều trị dứt điểm cơn ho.
- Việc tránh dùng thuốc trong thai kỳ là điều nên tuân theo. Tuy nhiên, nếu bạn đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị ho là đã có sự cân nhắc hết sức cẩn trọng nên bạn cần tuân thủ để điều trị dứt điểm cơn ho, tránh những hệ lụy không tốt cho chính bạn và thai nhi.
- Hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá; chó, mèo; nơi đông người và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bước muối.
- Tránh nhiễm nước, dầm mưa.
- Tăng cường chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, vận động phù hợp để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Yeutre.vn