Trẻ kém phát triển ngôn ngữ nếu mẹ bầu trầm cảm

Người mẹ mang thai mắc bệnh trầm cảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Trong đó, khả năng phát triển ngôn ngữ bị hạn chế đáng kể. Đó là một nghiên cứu mới đây được công bố trên Proceeding of the National Academy of Sciences.

banner ads

Mẹ mắc bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Theo thống kê, có đến 20% phụ nữ bị sang chấn tâm lý trong thai kỳ. Trong đó, có từ 5 đến 13% phụ nữ mang thai phải điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm. Những thuốc này đều ảnh hưởng ở một mức độ nhất định đến tiến trình phát triển của thai nhi.

Các nhà khoa học nổi tiếng như Janet Werker (thuộc Trường đại học British Columbia) và Takao Hensch (thuộcTrường đại học Harvard) đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những người mẹ mắc bệnh trầm cảm trong thai kỳ đến tiến trình hình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

7578-tram-cam-khi-mang-thai-2.jpg

Những bà bầu mắc bệnh trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

banner ads

Họ chia các đối tượng nghiên cứu thành ba nhóm:

- Nhóm thứ nhất: mẹ không mắc bệnh trầm cảm thai kỳ

- Nhóm thứ hai: mẹ mắc bệnh trầm cảm thai kỳ nhưng không dùng thuốc điều trị trầm cảm SRIs.

- Nhóm thứ ba: mẹ mắc bệnh trầm cảm thai kỳ có dùng thuốc điều trị trầm cảm SRIs.

Để biết rõ thai nhi chịu ảnh hưởng gì từ thuốc điều trị trầm cảm mà người mẹ đã dùng, họ đã xác định khả năng phân biệt ngôn ngữ của những đứa trẻ thuộc nhóm nghiên cứu vào ba mốc thời gian: 36 tuần thai, 6 tháng tuổi và 10 tháng tuổi.

Kết quả cho thấy:

- Nhóm thứ nhất: trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường.

- Nhóm thứ hai: trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

- Nhóm thứ ba: trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh hơn bình thường.

Theo các nhà nghiên cứu, một đứa trẻ được con là bình thường khi có tiến trình phát triển ngôn ngữ bình thường. Nếu điều này diễn ra nhanh hoặc chậm hơn đều không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Lời khuyên cho mẹ bầu

7579-tram-cam-khi-mang-thai-3.jpg

Người chồng cần luôn ở bên quan tâm, săn sóc và động viên vợ kịp thời.

Tốt nhất, trước khi có ý định mang thai, cả vợ và chồng hãy lên kế hoạch khám sức khỏe, chuẩn bị tài chính và tâm lý thật chu đáo. Để khi đã bước vào thai kỳ, mẹ không phải bận tâm vào bất cứ điều gì dẫn đến sự căng thẳng quá mức làm phát sinh những cảm xúc tiêu cực. Bên cạnh đó, người thân, nhất là người chồng cần luôn ở bên quan tâm, săn sóc và động viên vợ kịp thời.

Mẹ có thể tự tạo cho mình một không gian thư giãn riêng trong ngày hoặc cùng chồng đi dạo mỗi sáng, tìm đến những điểm nghỉ mát yên tĩnh để thư giãn… Tất cả phải tạo điều kiện tâm lý tốt nhất cho mẹ để thai nhi trong bụng có điều kiện phát triển bình thường.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI