Nếu trường hợp,mẹ có dấu hiệu thai vào tử cung chậm thì không nên lo lắng, hãy chăm sóc cơ thể thật tốt và làm theo hưỡng dẫn bác sỹ nhé!
1. Khi nào thì thai vào tử cung?
Khi quan hệ tình dục, nam giới sẽ xuất tinh trong vùng âm đạo của phụ nữ. Một lần xuất tinh có thể phóng 300-500 triệu tinh trùng. Các tinh trùng lần lượt vượt qua những vùng chất nhầy và tìm trứng để thụ tinh. Từ vùng âm đạo tinh trùng di chuyển vào tử cung đến ống dẫn trứng, nếu tinh trùng không gặp trứng để tiến hành thụ tinh thì tinh trùng sẽ ở vị trí đó từ 48-72 giờ. Còn trứng khi chín sẽ rụng từ buồng trứng xuống và nằm chờ tinh trùng trong khoảng thời gian 12-24 giờ. Ở vị trí khoảng 1/3 bên ngoài ống dẫn trứng là nơi thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Ở vị trí noãn trứng, các tinh trùng sẽ bơi vào noãn thông thường chỉ có duy nhất một tinh trùng đủ khoẻ mạnh gặp được trứng. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ trở thành hợp tử, hợp tử sẽ làm tổ tại buồng tử cung.
Thời gian để hợp tử di chuyển đến tử cung và đậu tại tử cung là từ 3 đến 7 ngày. Lúc này phôi thai bắt đầu phát triển trong túi nước ối. Như vậy hợp tử mất từ 13-14 ngày mới kết thúc quá trình làm tổ sau khi thụ tinh. Tuy đã về tử cung lâu nhưng vẫn cần thêm thời gian để phôi thai bám chặt vào thành tử cung để tiếp tục phát triển.
Ngoài ra, thời gian thai vào tử cung còn tuỳ vào thể trạng của mẹ bầu. Thể trạng mẹ bầu bình thường sẽ mất khoảng 9 ngày, một số trường hợp khác cần thời gian từ 12 đến 14 ngày. Khi tính tuổi thai nhi, bác sĩ thường dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối. Một số trường hợp thai đã năm tuần tuổi nhưng vẫn chưa tiến vào tử cung.
2. Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?
Chậm kinh là dấu hiệu đầu tiên cho thấy mẹ bầu đã mang thai. Khi ấy, mẹ bầu dùng que thử thai sẽ thấy hai vạch hiện lên hoặc xét nghiệm nồng độ beta HCG sẽ cho kết quả dương tính.
Sau khi phát hiện chậm kinh bạn nên chờ từ 10 đến 15 ngày để tiến hành các xét nghiệm hoặc sử dụng que thử thai để cho kết quả chuẩn xác. Bên cạnh đó, dấu hiệu thai đã đậu vào tử cung mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện một ít máu loãng màu hồng nhạt ở vùng âm đạo. Quá trình hợp tử làm tổ ở tử cung sẽ gây hiện tượng đau bụng râm ran và tình trạng này thường kéo dài trong khoảng 2 tháng đầu.
3. Mẹ bầu nên làm gì khi thai chậm vào tử cung?
Đầu tiên bạn nên bình tĩnh và chờ đợi khoảng một tuần sau đó, và đi siêu âm sẽ cho kết quả chính xác về vị trí thai nhi. Nếu quá thời gian trên mà thai chưa vào tử cung thì bạn nên đến khám bác sĩ vì có thể bạn bị mang thai ngoài tử cung hoặc đấy chỉ là dấu hiệu mang thai giả.
Đồng thời trong thời gian này, bạn cũng nên hạn chế di chuyển hay làm việc nặng, đặc biệt tránh các động tác gây áp lực vùng bụng như gập người.
Mẹ bầu nên bắt đầu chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bốn nhóm chất dinh dưỡng chính không thể thiếu bao gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất xơ.
- Chất bột đường có trong: gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến…
- Chất đạm có trong: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
- Chất béo có trong: dầu, mỡ, lạc, vừng…
- Vitamin và chất xơ có trong: rau xanh, hoa quả…
Mẹ bầu nên cung cấp năng lượng cho cơ thể từ 2.300 – 2.400kcal/ngày, trong đó chất bột đường chiếm 55%, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.
Thai vào tử cung chậm là tình trạng khá phổ biến ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt với những mẹ bầu mang thai lần đầu. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy giữ tâm trạng thoải mái và chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt!
Trần Tạ tổng hợp