Mang thai ngoài tử cung

(Yeutre.vn) Ngày biết tin mình mang thai, hẳn người mẹ nào cũng sung sướng đến độ muốn hét lên thật to để ai ai cũng biết. Thế nhưng, việc mang thai không phải lúc nào cũng thuận lợi. Và, thai ngoài tử cung (TNTC) là một trở ngại không ai muốn gặp phải nhưng hiện nay đã xuất hiện khá nhiều trong số các ca mang thai.

banner ads

Thế nào là thai ngoài tử cung?

1300-mangthai-ngoaitucung-2.jpg

Vị trí thai ngoài tử cung

Là hiện tượng thai không nằm trong tử cung mà nằm ngoài tử cung như thai nằm ở các phần phụ gồm buồng trứng, vòi tử cung, trong ổ bụng, cổ tử cung, đoạn xen kẽ tử cung và vòi trứng chẳng hạn.

Trong đó, thai nằm ở góc tử cung (đoạn nối giữa vòi trứng và tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chuẩn đoán, mất máu nhiều sau khi phẫu thuật, có thể ảnh hưởng tới sự thụ thai sau này.

banner ads

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung

- Vòi trứng bị tắc tai vòi hoặc hẹp tai vòi khiến trứng di chuyển chậm không kịp đến buồng tử cung làm tổ mà làm tổ bên ngoài tử cung và phát triển tại đó.

- Do người mẹ phải trai qua nhiều lần mổ ở bụng khiến tử cung bị dính, tắc nghẽn cản trợ trứng thụ tinh vào tử cung.

- Lòng vòi trứng bị hẹp do có khối u hoặc bị viêm nhiễm cũng là nguyên nhân gây TNTC.

Hậu quả của thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.Thai ngoài tử cung phát triển bình thường như trong tử cung nhưng đến khi thai lớn, vị trí chứa thai quá nhỏ khiến thai bị vỡ, máu chảy ồ ạt trong ổ bụng khiến người mang thai sẽ bị ngất và tử vong vì mất máu quá nhiều. Nếu được kịp thời cứu chữa khi đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

Phát hiện sớm thai ngoài tử cung

- Khi nhận thấy có dấu hiệu chảy máu ở âm đạo (không vào chu kỳ kinh nguyệt) kèm theo đau bụng âm ỉ kéo dài không dứt, hết thuốc giảm đau lại đau tiếp thì có khả năng bạn đã bị các bệnh liên quan tới tử cung, các phần phụ hoặc mang thai ngoài tử cung. Để biết chính xác cần phải tới các cơ sở y tế để chuẩn đoán càng sớm càng tốt.

- Một số khác sẽ cảm thấy đau vai dữ dội cũng có thể là hiện tượng TNTC do máu ở ổ bụng tích tụ, phản ứng lên dây thần kinh bụng tạo nên cảm giác đau ở vai.

- Cơ thể xanh xao, mệt, đau bụng dữ dội, có thể ngất, thấy máu chảy ra ngoài âm đạo, huyết áp thấp là khả năng TNTC đã bị vỡ, trường hợp này cần phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

- Chậm tăng hormone HCG cũng là một trong những dấu hiệu cho biết bạn mang thai ngoài tử cung.

- Dương tính với que thử thai nhưng siêu âm lại không thấy thai trong tử cung thì cần làm thêm một vài xét nghiệm để khẳng định thai đang ở vị trí nào.

Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết TNTC hiện nay không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn, vì vậy, để biết chính xác có mang TNTC hay không thì sau khi chậm kinh 1 tuần bạn nên đến các bệnh viện uy tín để xác định thai làm tổ ở tử cung hay ngoài tử cung nhé.

Phòng ngừa và điều trị thai ngoài tử cung

Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung (TNTC) có nguyên nhân phần lớn nằm ở người mẹ. Do đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc mang thai người mẹ cần làm tốt các công tác phòng ngừa:

- Giữ gìn vệ sinh vùng kín thật tốt, nhất là trong giai đoạn sau sanh và cho con bú.

- Khi mắc viêm nhiễm đường sinh dục nên điều trị dứt điểm để tránh di chứng gây tắc vòi trứng.

- Không nên nạo phá thai nhiều lần.

4480-mang-thai-ngoai-tu-cung-1-1.jpg

Nạo phá thai nhiều lần là một trong những nguyên nhân gây thai ngoài tử cung

- Khi thử nước tiểu tại nhà cho kết quả dương tính, cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán vị trí thai trong hay ngoài tử cung.

- Nếu người phụ nữ đã từng bị TNTC nên được tư vấn điều trị trước khi có kế hoạch mang thai lần sau.

- Nhận thấy đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì phải kịp thời đến các trung tâm y tế chuyên khoa.

Điều trị thai ngoài tử cung

Tùy vào từng trường hợp của TNTC mà bác sĩ sẽ chẩn đoán phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân như điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa:

Điều trị ngoại khoa là phương pháp mổ hở hoặc mổ nội soi để lấy đi khối thai. Trong trường hợp khối thai chưa bị vỡ, còn nhỏ thì mổ nội soi là phương pháp tốt nhất, có thể giảm nguy cơ thai phụ bị dính vùng bụng sau khi mổ, còn nếu khối thai bị vỡ, các bác sĩ bắt buộc phải chỉ định mổ hở để cứu người mẹ.

Ngoài phương pháp mổ thông thường, hiện nay, các bác sĩ đã có thể sử dụng phương pháp nội khoa bằng cách tiêm Methotrexate vào cơ thể người mẹ hoặc thai để làm chết tế bào thai.

Đối với trường hợp muốn bảo tồn vòi trứng để sinh con lần sau thì sẽ được bác sỹ dựa vào tình trạng TNTC (có bị vỡ hay không) để bảo tồn vòi trứng. Mổ nổi soi hay mổ hở đều có thể bảo tồn được. Trong các trường hợp thai vỡ thì không thể giữ vòi trứng được.

Có thể có thai lần hai sau khi có TNTC?

Sau khi điều trị TNTC đã ổn định, phụ nữ vẫn có thể có thai lại. Tuy nhiên, việc mang thai lần sau phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị TNTC trước đó, và bạn có thể sẽ bị tái phát TNTC lần tiếp theo nếu bị tắc nghẽn vòi trứng hoặc do vòi trứng phẫu thuật bị hẹp, mòn.

Nhìn chung, trước khi có ý định mang thai lần 2 sau khi TNTC bạn nên đến bệnh viện để nhận được tư vấn từ bác sĩ và có phương pháp phòng ngừa TNTC tốt nhất.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI