Táo bón – nỗi khổ chung của mẹ bầu

(Yeutre.vn) Táo bón không phải là bệnh mà là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, hầu hết các mẹ mang bầu đều trải qua hiện tượng này.

banner ads

Tuy là triệu chứng nhưng táo bón cũng gây không ít phiền toái cho mẹ bầu, vậy đó là những phiền toái gì và làm thế nào để khắc phục táo bón hiệu quả nhất? Các mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu nhé.

Tác hại từ táo bón

Táo bón tưởng là chuyện nhỏ mà không nhỏ chút nào nếu mẹ chủ quan không điều trị kịp thời. Khi táo bón mới xuất hiện, mẹ có thể cảm thấy rất khó chịu ở vùng bụng như đầy bụng, đau bụng, tức bụng,… do phân không được thải ra ngoài, tích tụ tại ruột già khiến mẹ bị chướng bụng.

4020-mang-thai.jpg

Táo bón - chuyện nhỏ mà không nhỏ đối với mẹ bầu

banner ads

Từ khó chịu vùng bụng, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy chán hoặc sợ ăn vì lo lắng tình trạng táo bón sẽ kéo dài hơn, kéo theo đó là tinh thần sa sút, mệt mỏi, suy nhược cơ thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi.

Đặc biệt, khi bị táo bón, những chất độc hại tích tụ trong ruột già vì không được thải ra ngoài sẽ hấp thụ lại cơ thể của mẹ, truyền sang thai nhi khiến thai nhi cũng bị nhiễm độc, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của thai nhi, lúc này, thai nhi cũng có thể sẽ bị còi xương, chậm phát triển… Ngoài ra, trong quá trình bị táo bón, mẹ thường xuyên phải rặn nên rất dễ dẫn đến sẩy thai, vì khi rặn, tử cung mẹ cũng co bóp mạnh khiến sự an toàn của thai nhi bị báo động, nhất là mẹ mới mang bầu trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối.

Chưa kể, nếu mẹ để tình trạng táo bón kéo dài thì sẽ dẫn tới bệnh trĩ và ung thư đại tràng rất nguy hiểm.

Với những tác hại nguy hiểm trên, mẹ cần phải tìm cách khắc phục tình trạng dai dẳng này để cơ thể khỏe mạnh cũng như đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho thai nhi.

Phương pháp điều trị táo bón hiệu quả

Vì táo bón là triệu chứng nên mẹ không cần dùng thuốc mà vẫn có thể đẩy lùi táo bón, nhưng điều quan trọng là mẹ phải kiên trì thực hiện mới có thể thành công được.

4021-thuc-pham-xanh.jpg

Khi bị táo bón mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây

- Khi bị táo bón, mẹ tuyệt đối không được rặn vì rặn có thể làm sẩy thai và nứt hậu môn, nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ và ung thư đại tràng rất cao.

- Ngay sau khi có triệu chứng muốn đi vệ sinh mẹ không được nhịn và cần phải đi ngay, vì mỗi lần mẹ nhịn sẽ khiến cho phân ngày càng cứng lại và tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng hơn.

- Trước khi muốn đi vệ sinh, mẹ lấy tay xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích sự hoạt động ở nhu ruột già, khiến phân mềm hơn và dễ dàng hơn cho việc đại tiện (với những mẹ mang thai 3 tháng thì không sử dụng phương pháp này vì có thể dẫn tới sảy thai, các mẹ mang thai trên 3 tháng nên xoa nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi).

- Ngoài ra, mẹ cần lưu ý, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế ăn đồ cay, nóng, lạnh và không nên ăn 1 loại rau hoặc 1 loại trái cây quá nhiều. Vì theo các nhà khoa học, ăn một loại rau như bắp cải, rau cải, rau muống, hoặc một loại trái cây trong một ngày cũng khiến mẹ bị táo bón. Việc ăn uống rau củ quả đa dạng sẽ khiến mẹ giảm được bệnh táo bón nhanh hơn.

- Một số loại thực phẩm “vàng” điều trị táo bón mẹ có thể tham khảo như: khoai lang, chuối, các loại hạt, rau bina, táo, cà chua, cam, sữa chua, mật ong,… sử dụng đều đặn, kiên trì mẹ không chỉ chữa dứt điểm bệnh táo bón mà còn có thể cải thiện nhan sắc của mình nữa.

- Giảm liệu lượng sắt và canxi, các mẹ chỉ nên uống các thực phẩm bổ sung này theo hướng dẫn của bác sĩ thay vì uống thêm bên ngoài vì chúng rất nóng và gây nên tình trạng táo bón.

- Các mẹ hãy dành cho mình ít nhất 3 buổi/ tuần để đi dạo, vận động nhẹ nhàng để đánh bay triệu chứng táo bón này.

Chúc mẹ có một thai kỳ thật vui khỏe!

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI