8 nguy cơ gây hại cho thai nhi từ người mẹ

Sự phát triển khỏe mạnh của một thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ. Đó có thể là tinh thần, chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc do cơ địa của mẹ. Vậy mẹ đã thực sự biết và làm tốt nhất những gì có thể cho con chưa? Cùng lướt qua để tìm hiểu mẹ nhé.

banner ads

1. Người mẹ sống trong trạng thái căng thẳng kéo dài

Tâm trạng không tốt của mẹ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Mẹ có thể nghĩ nhiều về đứa con của mình nhưng chớ nên lo lắng thái quá. Tâm lý không ổn định lúc này có thể dẫn đến chứng đến trầm cảm và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Sau này, đứa trẻ được sinh ra và khôn lớn sẽ có xu hướng dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác; tính tình dễ cáu bẳn, tính khí xấu, hay quấy nhiễu hoặc thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc. Điều cần thiết nhất đối với người mẹ là phải giữ tinh thần sao cho thật thoải mái, tránh mọi tác nhân khiến mẹ căng thẳng và buồn bực nhiều trong thời gian bầu bì.

2. Mẹ bị suy dinh dưỡng

Đa phần phụ nữ mang thai đều lo ngại dư thừa chất dinh dưỡng. Vậy nhưng số ít thai phụ lại bị suy dinh dưỡng. Tương tự như việc thừa cân, thiếu cân cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thai nhi. Cả hai đều có thể trở thành tác nhân khiến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi gặp cản trở. Trong các dưỡng chất, axit folic là chất không thể thiếu vì vai trò rất quan trọng của nó trong các tam cá nguyệt nhất là tam các nguyệt đầu tiên. Nếu thiếu chất này, thai nhi có nguy cơ dị tật ống thần kinh, rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và các vấn đề khác về sức khỏe.

3. Sức khỏe mẹ không tốt

Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh.

Cây tốt thì sinh trái tốt. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ không khỏe mạnh có thể kéo theo những bất thường của thai nhi, thậm chí có nguy cơ tử vong cao. Chẳng hạn, khi người mẹ mắc bệnh tiểu đường đứa trẻ sinh ra có thể đạt cân nặng tới 7kg. Cân nặng vượt mức khiến bé gặp vấn đề về hô hấp, nặng hơn có thể mắc các bệnh liên quan đến nội tạng hoặc thậm chí không có não (tỷ lện này khoảng 2,9%).

Kể cả khi mẹ không mắc bệnh nặng, nhưng nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ không hợp lý như thức khuya, dùng đồ uống có chất gây nghiện, làm việc quá sức, lười vận động, … thì chắc chắn đứa trẻ cũng không có đủ điều kiện để phát triển tốt nhất.

4. Mẹ bị dị ứng thức ăn nặng

Thai nhi mắc chứng dị ứng sau khi chào đời nếu mẹ bị dị ứng nặng trong thai kỳ.

Các chứng dị ứng ở trẻ em hiện đại đều có liên quan chặt chẽ đến di truyền. Theo đó, nếu người mẹ bị dị ứng thức ăn nặng trong lúc bầu bì, có thể khiến thai nhi cũng bị mắc chứng dị ứng tương tự sau khi chào đời. Tỷ lệ này trên thống kê cao hơn so với những người mẹ bình thường khác.

Nhóm thức ăn gây dị ứng mẹ bầu cần tránh:

- Đậu phộng, hạt dẻ, đậu nành.

- Một số loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, yến mạch.

- Tôm, cua, cá, trứng và các sản phẩm từ trứng.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa.

5. Môi trường làm việc của mẹ

Những kết luận về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến thai nhi đã thực sự gây ngạc nhiên đối với nhiều người. Sau khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, người ta nhận thấy nếu như người mẹ là y tá hoặc bác sĩ thì khả năng sẩy thai hoặc thai dị tật cao hơn người khác. Nguyên nhân được kết luận là do họ đã tiếp xúc quá nhiều với các loại thuốc gây mê, gây nghiện.

6. Người mẹ tiếp xúc với hóa chất

Các loại mỹ phẩm bao gồm: son, phấn trang điểm, kem, sơn móng đều có thể dẫn đến dị tật thai nhi. Những loại sơn tường, các chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, xăng dầu ở dạng hơi hoặc dạng lỏng nếu mẹ bầu tiếp xúc hoặc hít phải có khả năng tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai hoặc gây dị tật ống thần kinh. Nói chung, không ít thì nhiều hóa chất nào cũng đều chứa nguy cơ độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bào thai. Do đó, việc cố gắng thay đổi thói quen sử dụng mỹ phẩm hay hạn chế tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp sẽ có ích cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

7. Mẹ không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Mỗi giai đoạn thai nhi sẽ có những bước phát triển khác nhau, mẹ cần khám thai định kỳ

Mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ có những bước tăng trưởng khác nhau làm thành những mốc phát triển đặc trưng. Cứ như vậy, các cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ dần hình thành và hoàn thiện để thực hiện cho các hoạt động sơ khai của một đứa trẻ ngay từ trong lòng mẹ. Khi mẹ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sỹ sẽ căn cứ vào từng đặc điểm này để giúp mẹ bầu có thể ngăn ngừa được những biến chứng và kịp thời xử lý để tránh hậu quả nặng nề có thể đến suốt đời với một đứa trẻ. Đó là lý do tại sao mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai kỳ.

8. Mệt mỏi khi di chuyển đường dài

Làm việc quá sức hoặc di chuyển trên quãng đường dài chẳng hạn như du lịch hoặc công tác xa khiến cho mẹ bầu có khả năng đối mặt với nguy cơ sinh non. Ngoài ra, việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài mà không vận động nhiều có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, lưu thông máu kém, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Lời khuyên tốt nhất là mẹ chỉ nên vận đông nhẹ nhàng trong giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI