Phụ nữ mắc chứng đau đầu trong thai kỳ cũng thường gặp các vấn đề về tim mạch và đột quỵ cao hơn gấp 19 lần so với phụ nữ không gặp chứng này.
Nguyên nhân của bệnh đau đầu khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi đó là lưu lượng máu tăng đột ngột khiến mẹ bầu bị đau đầu. Vị trí thường là ở hai bên thái dương hoặc là sau gáy.
Nếu thai phụ có mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu như tiểu đường hay tim mạch thì cũng thường bị đau đầu hơn.
Một nguyên nhân khác đó chính là sự thay đổi nội tiết tố tác động lên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên nếu bị đau đầu vì nguyên nhân này thì bệnh thường không có biến chứng gì nguy hiểm.
Mẹ bầu cũng có thể bị bệnh đau đầu theo di truyền.
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu trong thai kỳ.
Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể bị đau đầu do cơ thể suy nhược vì khó ăn, thiếu ngủ, chứng trầm cảm, bị dị ứng hay bị kích thích bởi các chất kích thích như cafein.
Cuối cùng chứng đau đầu cũng có thể hoành hành nếu mẹ bầu ở trong môi trường thiếu không khí, nhiều tiếng ồn hoặc là do thay đổi thời tiết…làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hai loại đau đầu phổ biến
Hiện tượng đau đầu lành tính hơn đó chính là đau căng đầu. Bệnh thường gặp vào ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Thai phụ sẽ cảm thấy đầu bị đau âm ỉ và nặng nề. Triệu chứng đau có thể đau từ hai bên đầu và kéo dài xuống nhức mỏi ở cổ.
Chứng đau đầu này thường hết khi mẹ bầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này cơ thể đã thích nghi với những thay đổi cả về nội tiết lẫn những áp lực khác do có thai mang lại.
Hiện tượng đau đầu thứ hai nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn là chứng đau nửa đầu. Khoảng 25% thai phụ mắc chứng đau đầu sẽ nằm trong nhóm này.
Đau nửa đầu thường đi kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, có vấn đề về thị giác (mắt nhìn không rõ), xúc giác… Thai phụ có xu hướng đau càng ngày càng dữ dội hơn.
Nếu thai phụ tiếp tục bị đau nửa đầu cho đến tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba thì đây là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh tật liên quan đến tiền sản giật (Tiền sản giật là một biến chứng trong thai kỳ với các biểu hiện như tăng huyết áp, lượng protein trong nước tiểu cao…Nó có thể gây ra những nguy hiểm đe dọa trầm trọng đến an toàn của cả mẹ và thai nhi).
Chữa trị khi bị đau đầu
Khi bị đau đầu mẹ bầu có thể dùng những cách sau để làm dịu cơn đau:
- Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm một chiếc khăn nóng hoặc lạnh lên trán có thể làm cơn đau đầu đầu giảm đi đáng kể. Mẹ có thể dùng khăn nhúng nước đá hoặc là được hấp nóng bằng lò vi sóng để chườm.
- Tắm vòi hoa sen: Để các tia nước từ vòi sen massage cơ mặt là một cách có thể giảm đau đầu tức thời.
- Mát xa cổ vai lưng: Khi đau đầu, việc massage nhẹ nhàng vùng da đầu và cổ, vai sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Bạn có thể đến các dịch vụ massage uy tín cũng có thể nhờ người thân ở nhà massage giúp bạn.
- Sử dụng thuốc: Nếu cơn đau quá khủng khiếp bạn cần thiết phải sử dụng thuốc để giảm đau. Tuy nhiên hiện nay ngoài paracetamol là loại thuốc được coi là an toàn cho bà bầu, các loại thuốc chống đau đầu khác đều cần cẩn thận khi sử dụng. Tốt nhất là nên có chỉ định của bác sĩ.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:
- Bị đau đầu nặng hoặc đột ngột bị đau đầu ở thai kỳ thứ 2 hay thứ 3.
- Bạn bị đau đầu cùng với các cơn sốt và co cứng cơ cổ.
- Ngoài cơn đau đầu bình thường bạn còn xuất hiện các triệu chứng như rối loạn thị giác, gặp khó khăn khi phát âm, buồn ngủ…
- Bạn bị đau đầu là do các chấn thương từ bên ngoài.
- Bạn có các dấu hiệu của triệu chứng nhiễm trùng xoan như nghẹt mũi, đau răng, căng sưng ở vùng da mặt dưới mí mắt.
Phòng ngừa chứng đau đầu
Thiền là một trong những cách tốt để tránh các cơn đau đầu.
- Để giúp các y bác sĩ nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ra chứng đau đầu của bạn, bạn nên có một cuốn sổ nhật ký thai kỳ. Trong nhật ký bạn nên ghi tất cả hoạt động trong ngày kể cả ăn uống, vận động và trạng thái tinh thần…
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ có sử dụng bột ngọt hay một số chất bảo quản thực phẩm và các chế phẩm nhân tạo khác trong khẩu phần ăn thường có nguy cơ bị mắc chứng đau đầu. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần lựa chọn những thực phẩm tự nhiên và lành mạnh.
- Mẹ nên tránh các chất kích thích như thuốc lá và cafein.
- Cần đảm bảo cơ thể luôn luôn được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết. Tránh xa các nơi ồn áo và khói bụi.
- Mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc và tránh các hoạt động, làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra không nên kê gối quá cao khi ngủ. Có thể gây căng cơ vùng cổ và thiếu máu lên não.
- Các bài tập thể dục nhẹ nhàng là cần thiết để phòng tránh các chứng đau đầu tấn công. Mẹ bầu có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga, thiền.
Yeutre.vn