Thai 25 tuần và việc chăm sóc thai kỳ phòng ngừa tiền sản giật sớm

Thai 25 tuần là lúc mẹ bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ 3, lúc này bé yêu đã phát triển nhiều giác quan khác nhau và mẹ bầu đã có thể biết được chính xác giới tính của thai nhi khi siêu âm. Việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu thời gian này cần hết sức lưu ý, để mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh phòng ngừa tiền sản giật có thể xảy ra sớm.

banner ads

Trong phạm vi bài viết này, Yeutre.vn sẽ chia sẻ cùng các mẹ một số thông tin đáng lưu ý về việc chăm sóc thai kỳ tuần thứ 25, cùng các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật sớm mà mẹ bầu cần biết.

1. Sự phát triển của thai 25 tuần tuổi

Bây giờ, thai nhi có thể nặng 660g và dài 34,6 cm. Em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn, và đang đầy đặn dần lên. Bên cạnh đó, mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ, mắt của bé sẽ có nhiều thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần, nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.

Ở tuần 25, mẹ bầu có thể quen với cảm giác lật, đá hay cử động của thai, những cử động nhẹ này nhằm nhắc rằng, con yêu đang lớn lên đấy. Mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng để giảm nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung, tránh các cơn gò tử cung sớm hoặc nhau tiền đạo. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu chỉ được ngồi hoặc nằm cho đến khi có những dấu hiệu ổn định.

thai nhi 25 tuần tuổi đã phát triển rất nhanh
Thai nhi 25 tuần lớn rất nhanh và đang đầy đặn dần lên - Ảnh Internet

2. Cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi ở tuần 25 của thai kỳ

Vào cuối tam cá nguyệt thứ 2, bạn có thể gặp một loạt triệu chứng mới xuất hiện. Những triệu chứng này vẫn tiếp tục khi thai 25 tuần và còn tồn tại cho đến cuối thai kỳ như: núm vú sậm màu, rạn da, tăng sắc tố da, đau nhức cơ thể, mắt cá chân bị sưng, đau lưng, ợ nóng, khó ngủ, vv...

Ợ chua hoặc ợ nóng có thể xuất phát từ các hormone trong cơ thể hoặc qua thức ăn có vị cay, mặn. Những triệu chứng trên cùng với kích thước ngày càng tăng của thai nhi và thay đổi cơ thể của mẹ dẫn đến kết quả bạn sẽ gặp phải việc khó ngủ vào tuần 25.

Việc nghỉ ngơi đầy đủ là rất quan trọng. Để dễ đi vào giấc ngủ vào buổi tối, mẹ bầu nên cố gắng ngủ nằm nghiêng bên trái, co đầu gối lên, đặt gối vào vị trí sao cho thoải mái và nên nâng cao đầu khi ngủ.

Thai 25 tuần vấn đề chăm sóc thai kỳ phòng ngừa tiền sản giật sớm
Nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh Internet

3. Chăm sóc thai kỳ phòng ngừa tiền sản giật sớm

3.1 Về hiện tượng tiền sản giật

Mẹ bầu cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật , đây là một chứng bệnh phát sinh chỉ trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến người mẹ, thai nhi, hoặc có thể cả hai. Chúng thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ, được biểu hiện ở huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng (tiền sản giật cũng có thể gây co các mạch máu, dẫn tới huyết áp cao). Khi sản phụ bị chứng bệnh này, thai nhi có thể tăng trưởng chậm hơn so với bình thường hoặc bị thiếu oxy dẫn đến những nguy hiểm tiềm tàng.

3.2 Dấu hiệu của tiền sản giật

Dấu hiệu nổi bật nhất của tiền sản giật là huyết áp cao, protein trong nước tiểu tăng, sưng quá mức (phù nề) tay và mặt, tăng cân nhanh chóng. Các triệu chứng khác mẹ bầu cần đi khám bác sỹ ngay ngay lập tức, bao gồm: nhức đầu dữ dội, rối loạn thị giác, đau ở phía trên, bên phải bụng hoặc đau vai, đau hoặc cảm giác nóng bỏng sau xương ức, buồn nôn hoặc nôn, lẫn lộn hoặc lo lắng, khó thở.

đau đầu là dấu hiệu tiền sản giật
Đau đầu dữ đội là một dấu hiệu của nguy cơ tiền sản giật - Ảnh Internet

3.3 Nguyên nhân của tiền sản giật

Thai phụ bị cao huyết áp mãn tính thường có nguy cơ bị tiền sản giật cao. Bên cạnh đó, một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó cũng là nguy cơ dẫn tới hiện tượng tiền sản giật. Trường hợp các mẹ có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột… bị tiền sản giật cũng sẽ có nguy cơ gặp phải triệu chứng này. Đối với các mẹ bị béo phì, thừa cân, mang song thai hoặc đa thai và có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cũng sẽ có nguy cơ tiên sản giật cao hơn người bình thường.

3.4 Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa tiền sản giật khi thai 25 tuần

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng người mẹ hoàn toàn có thể hạn chế thấp nhất nguy cơ đối mặt với tiền sản giật thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Những lưu ý sau của Yeutre.vn sẽ giúp mẹ có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tránh được nguy cơ tiền sản giật:

  • Nên ăn khoảng 80 - 100g protein mỗi ngày, nguồn thực phẩm giàu protein là đậu đỗ, sữa, phômai, bơ, trứng , thịt, lúa mỳ...
  • Đừng quên bổ sung magiê qua các loại rau xanh, lúa mỳ, các loại quả cứng, các loại đậu... Ngoài ra thịt, hải sản… cũng là nguồn thực phẩm dồi dào magiê; các sản phẩm từ sữa bò, chocolate cũng chứa một lượng magiê vừa phải.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất khi thai ở tuần 25 giúp hạn chế tiền sản giật sớm đó các mẹ
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất khi thai ở tuần 25 giúp hạn chế tiền sản giật sớm đó các mẹ - Ảnh Internet
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi cũng giúp phòng tránh tiền sản giật. Các loại thực phẩm giàu canxi mà thai phụ không nên chối từ bao gồm: thịt bò, trứng, tôm, cua, cá hồi... và các loại rau có màu xanh đậm. Uống nước cam, sữa , và ăn sữa chua mỗi ngày cũng cung cấp canxi rất tốt đấy các mẹ.
  • Việc uống một số loại vitamin nhất định, chẳng hạn như vitamin D, vitamin E, có thể giảm nguy cơ tiền sản giật. Hãy hỏi bác sĩ và làm theo những gì họ đề nghị. Không dùng bất cứ loại thuốc nào chưa thông qua ý kiến của bác sĩ sản khoa đang chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu.

Thai 25 tuần , cả mẹ bầu và thai nhi đều sẽ có những thay đổi khá quan trọng. Từ tuần này, mẹ phải thật lưu ý chăm sóc bản thân, để hạn chế nguy cơ tiền sản giật. Trường hợp tiền sản giật được phát hiện sớm, mẹ bầu và bác sĩ có thể làm việc cùng nhau một cách tích cực, để ngăn ngừa biến chứng, cũng như có những lựa chọn tốt nhất cho mẹ và con.

Nguyễn Vũ Thường tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI