Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không, có nguy hiểm không?

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều chị em. Vì hiện tượng này không phải hiếm gặp đối với chị em phụ nữ. Để giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này nhé.  

banner ads
Đánh dấu lên lịch
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không là thắc mắc phổ biến của nhiều chị em. Nguồn ảnh: Wexner Medical Center 

1. Về hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường

Để có cơ sở trả lời cho câu hỏi ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không, chúng ta hãy tìm hiểu về hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường. Điều này nghĩa là bạn bị chảy máu không phải khi đến chu kỳ kinh nguyệt .

Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, trong đó, phần lớn chúng đều không đáng lo ngại.

Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Tác dụng phụ của việc sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa hormone. Một số biện pháp như: vòng tránh thai, miếng dán ngừa thai, vòng âm đạo, thuốc ngừa thai, que cấy ngừa thai có thể gây chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh trong những tháng đầu mới sử dụng. Thuốc ngừa thai khẩn cấp cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Âm đạo bị tổn thương do va chạm hoặc sau quan hệ tình dục.
  • Âm đạo bị viêm nhiễm do các bệnh lây truyền qua đường tình dục .
  • Ảnh hưởng của việc phá thai hoặc sảy thai.
  • Tác động của tình trạng căng thẳng hay chịu áp lực.
  • Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
  • Những thay đổi vô hại ở khu vực cổ tử cung.
  • Một số tình trạng bệnh ở khu vực cổ tử cung và tử cung như: ung thư tử cung/ cổ tử cung, polyp, lạc nội mạc tử cung , u tuyến nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,…
  • Hiện tượng mãn kinh hay tiền mãn kinh.
  • Trứng rụng.
  • Máu báo thai .

Như vậy, có thai là một khả năng có thể xảy ra khi bạn bị ra máu giữa kỳ kinh, tuy tỷ lệ của hiện tượng này là không cao. 

Cô gái uống nước
Ra máu giữa kỳ kinh có thể là phản ứng bình thường trước những thay đổi bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Ảnh SOGC 

2. Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không

Câu trả lời cho thắc mắc ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không sẽ là có, dù tỷ lệ là khá thấp. Khi tình trạng chảy máu xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt, dù khả năng lớn nhất là cơ thể bạn đang diễn ra quá trình rụng trứng, nhưng chúng ta vẫn không hoàn toàn loại bỏ khả năng có thai. Vì dù bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhưng hiện tượng rụng trứng của bạn vẫn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố phổ biến bao gồm: áp lực, sự căng thẳng, thay đổi môi trường sống,…

banner ads

Thậm chí, nếu bạn quá hưng phấn khi quan hệ tình dục thì cũng có thể kích thích trứng rụng không đúng chu kỳ. Từ đó bạn có khả năng mang thai, và tình trạng ra máu giữa kỳ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai sớm

Cô gái cầm băng vệ sinh
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Nguồn ảnh: Medical News Today 

3. Bạn nên lưu ý đến các dấu hiệu khác liên quan đến sức khỏe

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không chắc chắn là điều khiến bạn lo lắng khi bạn rơi vào tình huống này. Nếu có thai là việc đầu tiên bạn nghĩ đến thì bạn hãy sử dụng bộ dụng cụ thử thai tại nhà. Hoặc bạn phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể hơn.

Tuy nhiên, ngoài việc mang thai, bạn cũng nên theo dõi để xem hiện tượng ra máu bất thường này có phải là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe không.

Phần lớn các trường hợp ra máu giữa kỳ kinh không phải là tình trạng đáng lo ngại. Vì như đã nói ở trên, đôi khi một số sự thay đổi bên ngoài hoặc bên trong cơ thể gây tác động khiến bạn bị chảy máu bất thường.

Khi bị ra máu kèm theo những triệu chứng sau, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Các triệu chứng đó gồm:

  • Bạn bị ra máu kèm theo mùi bất thường.
  • Âm đạo bạn bị ngứa hoặc khó chịu.
  • Dịch âm đạo của bạn có lẫn máu.
  • Bạn bị sốt và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. 
Bác sỹ đang siêu âm bụng
Bạn nên theo dõi để đề phòng ra máu giữa kỳ kinh là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nguồn ảnh: QDOS Ultrasound 

4. Điều trị tình trạng ra máu giữa kỳ kinh như thế nào

Do hiện tượng ra máu giữa kỳ kinh thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nên không cần phải điều trị. Việc sử dụng các loại băng vệ sinh phù hợp sẽ giúp bạn tránh được các tình huống khó xử hàng ngày.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi phương thức tránh thai. Điều này để giảm tình trạng chảy máu bất thường. Ví dụ, họ có thể hướng dẫn bạn chuyển sang một loại thuốc ngừa thai khác hoặc loại thuốc “nhẹ” hơn.

Nếu tình trạng chảy máu bị nghi ngờ là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào khác, bạn có thể được chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm liên quan. Việc này nhằm xác định việc bạn bị chảy máu bất thường có tiềm ẩn nguy cơ nào về sức khỏe hay không. Nhất là nguy cơ về các loại bệnh ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng. Đây vốn là các dạng bệnh có thể gặp phải ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Việc phát hiện và can thiệp càng sớm đối với các loại bệnh này thì hiệu quả điều trị càng đạt được cao hơn.

Chính vì vậy, bạn nên theo dõi chặt chẽ để cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ về bất cứ triệu chứng nào xuất hiện kèm theo với hiện tượng ra máu bất thường. 

Cô gái nói chuyện với bác sỹ
Ra máu giữa kỳ kinh thường không phải điều trị. Nguồn ảnh: HealthCentral 

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không là nỗi lo lắng thường gặp của chị em phụ nữ, vì đây là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên ngoài khả năng mang thai, tình trạng ra máu này có thể là biểu hiện sớm của một vấn đề sức khỏe nào đó. Vì vậy, nếu bạn thấy việc ra máu giữa chu kỳ xuất hiện không dưới một lần, hãy sớm đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám cụ thể. Việc thăm khám chuyên môn sẽ giúp bạn biết được chính xác những gì đang diễn ra trong cơ thể. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống một cách phù hợp. Hoặc được can thiệp, điều trị sớm trong trường hợp cần thiết.

Theo NHS & Medical News Today

Lily Nguyễn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI