1. Tại sao bạn lại bị đau bụng kinh?
Đau bụng kinh là tình trạng đau vùng bụng dưới xảy ra có thể từ trước ngày hành kinh và trong thời gian hành kinh. Trong đó, thời gian hành kinh có thể kéo dài 3-5 ngày. Và, cơn đau bụng kinh có thể nhẹ ở ngày trước hành kinh, đau nhiều ở 1-2 ngày đầu hành kinh. Sau đó cơn đau giảm đi và có thể chấm dứt ở ngày thứ 3 hành kinh.
Đau bụng kinh thông thường là do tử cung co bóp để giúp đào thải lớp niêm mạc tử cung bong tróc cùng trứng không được thụ tinh gọi là máu kinh. Quá trình này sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác ở vùng bụng.
Tuy nhiên, đau bụng kinh cũng có thể do nhiều nguyên nhân bệnh gây ra như lạc nội mạc tử cung , u xơ tử cung, viêm vùng chậu hoặc hẹp tử cung. Ngoài ra có các nguyên nhân khác như vận động quá mạnh, chế độ dinh dưỡng hoặc sinh hoạt không khoa học.
2. Mức độ đau bụng kinh
Mặc dù hơn nửa phụ nữ trên thế giới đều trải qua cơn đau bụng kinh trong kỳ kinh của họ, nhưng mức độ là khác nhau. Một số người chỉ trải qua sự khó chịu, đau nhẹ ở vùng bụng dưới. Nhưng, cũng có một số người phải trải qua cảm giác đau dữ dội.
Mức độ đau bụng kinh khác nhau có thể do:
- Bạn đang ở dưới độ tuổi 30
- Rong kinh
- Kinh nguyệt không đều
- Chưa sinh con
- Tiền sử gia đình có đau bụng kinh
- Hút thuốc, dùng rượu
- Bị stress
3. Đau bụng kinh ở mức độ nào là nguy hiểm
Tình trạng và mức độ đau bụng kinh của mỗi phụ nữ là không giống nhau. Cũng như, khả năng chịu đau của mỗi người không như nhau. Điều này có thể khiến chúng ta khó phân biệt ở mức độ nào thì có thể giảm đau tại nhà và trường hợp nào thì cần phải đi bác sỹ. Tuy nhiên, bạn có thể căn cứ vào mức độ sau đây để có cách xử lý phù hợp:
3.1. Đau bụng kinh thông thường có thể giảm đau tại nhà
Nếu bạn trải qua tình trạng đau bụng kinh như dưới đây thì có thể giảm đau tại nhà:
- Cơn đau bắt đầu ngay trước ngày hành kinh.
- Cơn đau lên đỉnh điểm vào ngày đầu tiên hành kinh và giảm dần những ngày sau đó.
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lan sang vùng lưng hoặc đùi, tính chất giảm dần.
3.2. Đau bụng kinh cần theo dõi, thăm khám và điều trị y tế
Nếu bạn trải qua tình trạng đau bụng kinh như dưới đây thì cần theo dõi, đi bác sỹ thăm khám và can thiệp y tế nếu cần thiết:
- Đau bụng dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Tình trạng không thay đổi hoặc kéo dài qua các kỳ kinh.
- Tình trạng đau bụng kinh càng trở nên trầm trọng hơn qua các kỳ kinh.
- Đau bụng kinh kèm buồn nôn hoặc nôn ói.
- Đau bụng kinh kèm tiêu chảy, nhức đầu và chóng mặt.
3.3. Đau bụng kinh có gây ra biến chứng gì không
Nếu là đau bụng kinh thông thường sẽ không gây biến chứng liên quan đến sức khỏe. Đau bụng kinh thông thường chỉ ảnh hưởng một chút đến sinh hoạt của bạn trong những ngày này.
Tuy nhiên, đau bụng kinh có nguyên nhân do bệnh gây ra thì có thể có biến chứng. Các biến chứng phần lớn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của bạn. Chẳng hạn như, nếu là lạc nội mạc tử cung thì có thể khó thụ thai, ảnh hưởng đến việc sinh con. Hay, viêm vùng chậu thì có thể làm cho ống dẫn trứng bị tổn thương. Điều này sẽ làm ăng nguy cơ có thai ngoài tử cung .
4. 14 cách giảm đau bụng kinh nhanh bạn có thể áp dụng tại nhà
Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến xảy ra với đa phần phụ nữ. Do vậy, có nhiều cách để giảm đau được chia sẻ và bạn có thể áp dụng tại nhà như dưới đây:
4.1. Chườm nóng
Dùng túi chườm nóng đau bụng kinh là cách phổ biến nhất mà hầu như phụ nữ nào cũng dùng đến. Đây là cách giảm đau bụng kinh khá nhanh chóng và rất hiệu quả. Bạn có thể dùng túi chườm để chườm bụng dưới. Nếu không có túi chườm, bạn có thể dùng khăn ấm để chườm cũng cho hiệu quả không kém.
4.2. Uống nước ấm, trà gừng hoặc trà thảo dược
Đây cũng là cách giảm đau bụng kinh được nhiều chị em áp dụng. Nước ấm, trà gừng hay trà thảo dược đều nhanh chóng mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, giảm đau nhanh.
4.3. Uống nước ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt khá hiệu quả. Do đó, nếu dùng được lá này, bạn cũng có thể sử dụng để giảm đau bụng kinh. Bạn hãy lấy lá ngải cứu rửa sạch, giã và vắt lấy nước. Uống 2 lần mỗi ngày có tác dụng như thuốc giảm đau vậy. Nếu không dùng được nước uống, bạn có thể nấu canh hoặc chiên trứng cũng có tác dụng khá tốt.
4.4. Ăn chuối
Thiếu kali cũng được xem là nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ở phụ nữ trong ngày hành kinh của họ. Cho nên, ăn chuối để bổ sung kali cũng là cách giảm đau bụng kinh bạn có thể áp dụng.
4.5. Ăn táo
Bạn có thể ăn táo như một liều thuốc giảm đau bụng kinh. Vì táo chứa enzyme bromelain có tác dụng giúp giảm đau khá hiệu quả.
4.6. Ăn thực phẩm giàu magie và canxi
Thực phẩm giàu magie và canxi được xem là thuốc giãn cơ tự nhiên cho tử cung. Bổ sung thực phẩm này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang dùng thuốc tự nhiên để giảm cơn đau bụng kinh vậy. Các thực phẩm giàu magie và canxi có thể kể đến như sữa chua, bơ, chocolate đen hay các loại rau lá xanh.
4.7. Massage vùng bụng
Massage cũng có tác dụng giúp giảm đau do mạch máu được lưu thông. Bên cạnh đó, massage giúp bạn cảm thấy thoải mái thư giãn nên cảm giác đau cũng vì thế mà giảm đi.
4.8. Ngồi thiền
Thiền được xem là phương thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả không kém việc chườm nóng, massage hay dùng trà gừng. Khi thiền, tâm trí bạn được thư giãn và được tiếp thêm sức mạnh để đẩy lùi cảm giác đau.
4.9. Đi bộ nhanh
Nhiều người không dám hoạt động hay đi lại nhiều khi hành kinh. Vì, họ cho rằng điều này sẽ khiến cho tình trạng đau bụng và chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này lại không hề đúng.
Theo các chuyên gia sức khỏe, hoạt động cường độ mạnh sẽ giúp cơ thể bạn giải phóng endorphin, bơm thêm máu giúp bạn giảm đau nhanh. Vì vậy, trong những ngày kinh nguyệt, bạn được khuyến khích dành thời gian để đi bộ nhanh thay vì ngồi hoặc nằm yên một chỗ. Dù thế, bạn cũng không nên vận động quá sức để tránh bị kiệt sức nhé.
4.10. Tập yoga
Các bài tập yoga đơn giản, điều tiết hơi thở khi tập và sự thư giãn qua bài tập chính là liều thuốc giảm đau bụng kinh hữu hiệu. Vậy nếu bạn hay tập yoga hoặc thích bộ môn này, có thể tận dụng luyện tập chúng trong ngày đèn đỏ để giúp giảm đau bụng kinh mà không cần áp dụng cách giảm đau khác.
4.11. Tắm nước nóng
Cũng như chườm nóng, tắm nước nóng có tác dụng giảm đau bụng canh hiệu quả nhanh. Nhiệt độ khi tắm nước nóng không chỉ giúp vùng bụng trở nên dễ chịu, mà cơ thể bạn cũng được thư giãn nên khiến cho bạn cảm thấy được giảm đau nhanh hơn.
4.12. Châm cứu
Châm cứu có tác dụng an thần, tăng ngưỡng đau và làm ức chế phản xạ do tình trạng đau bụng kinh gây ra. Vì thế, sau châm cứu, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, cảm thấy cơn đau thuyên giảm ngay.
4.13. Uống các loại vitamin tổng hợp
Các loại vitamin như vitamin A, C hay E đều có thể góp phần giúp giảm cơn đau bụng kinh. Chúng cũng giúp cải thiện tâm trạng để bạn vượt qua cơn đau dễ dàng nhẹ nhàng hơn. Bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm giàu các vitamin hữu ích này trong những ngày hành kinh của mình.
4.14. Uống thuốc giảm đau
Trong trường hợp bạn không chịu được cơn đau và đã dùng một số cách giảm đau bụng kinh nhưng không có tác dụng nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, dùng thuốc giảm đau khi đau bụng kinh được xem là "phương án" cuối cùng khi giới hạn chịu đựng cơn đau của bạn bị phá vỡ. Vì, theo kinh nghiệm của nhiều người, dùng thuốc giảm đau bụng kinh sẽ làm giảm khả năng chịu đau của bạn, cũng như sẽ khiến bạn phụ thuộc vào thuốc mỗi khi cơn đau bụng kinh xảy ra.
5. Điều bạn nên và không nên làm để giúp giảm nguy cơ đau bụng kinh
Tình trạng đau bụng kinh có thể giảm đi hoặc tăng mức độ tùy thuộc vào cách xử lý của bạn, cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn nữa. Vì thế, để tình trạng đau bụng kinh giảm và không trở nên nghiêm trọng, bạn cần lưu ý một số điều như dưới đây:
5.1. Điều bạn nên làm
- Ngủ đủ giấc
- Vận động
- Chú ý dinh dưỡng đủ chất, chế độ ăn uống lành mạnh khoa học
- Nói không với stress
- Uống đủ nước
- Sinh hoạt điều độ
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
5.2. Điều bạn nên tránh
- Thức khuya
- Tập thể dục quá mức
- Làm việc nặng quá mức
- Uống rượu, hút thuốc
Cách giảm đau bụng kinh như bạn thấy có nhiều cách khác nhau để bạn áp dụng. Theo Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn, để giảm cảm giác đau và khó chịu này, bạn cũng nên lưu ý sức khỏe, cùng tình trạng của bản thân. Bằng cách này, chắc chắn bạn sẽ đi qua những ngày đèn đỏ khó chịu một cách nhẹ nhàng. Cũng như, nếu có bất cứ bất thường nào, bạn cũng sẽ có cách xử lý đúng và phù hợp nhất, để đảm bảo sức khỏe cho mình.
Cát Lâm tổng hợp