Ốm nghén tháng thứ 2 diễn ra nơi mẹ bầu như thế nào?

Ốm nghén tháng thứ 2 diễn ra như thế nào, mẹ bầu sẽ phải trải qua điều gì hay cơ thể ra sao...Đây hẳn là băn khoăn của rất nhiều chị em. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà thời gian ốm nghén cũng như những thay đổi cũng sẽ khác nhau. Nên, ốm nghén tháng thứ 2 cũng có thể khác nhau ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, cũng có thể có một số điểm chung hoặc gần giống nhau bạn có thể dựa vào đó để hình dung ra việc ốm nghén ỏ thời gian này như thế nào. Yeutre.vn mời bạn cùng tham khảo thông tin liên quan trong bài viết dưới đây, để nắm rõ hơn nhé!

banner ads

1. Ốm nghén là gì? Có mấy loại?

Ốm nghén hay nghén bầu là triệu chứng thường trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như: buồn nôn, ói, khó ngủ, cơ thể khó chịu,…ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.

om nghen thang thu hai la gi 1
Ốm nghén thường do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý khi mang thai.Ảnh: Internet

Ốm nghén nhiều hay ít và biểu hiện của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau, cụ thể dựa vào mức độ của các triệu chứng được chia thành hai loại:

  • Ốm nghén thông thường: Có khoảng 80% mẹ bầu có triệu chứng nghén này khi mang thai . Trong giai đoạn đầu, cơ thể mẹ bầu sẽ mệt moie, nôn ói thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ không bị sụt cân, toàn thân cũng ít thay đổi bởi chỉ nghén nhẹ. Sau khoảng 12 tuần trở lên, triệu chứng nghén sẽ giảm dần.
  • Ốm nghén nặng: Chỉ có khoảng 1 – 1,5% mẹ bầu rơi vào trường hợp ốm nghén nặng , cơn nghén liên tục, không thèm ăn, ăn gì cũng nôn ra dẫn đến bị sụt cân. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

2. Nguyên nhân gây ra ốm nghén

Ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 4-6 giai đoạn thai kỳ và kéo dài trong suôt 3 tháng đầu thai kỳ cho đến khi phôi thai ổn định trong tử cung. Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bầu ốm nghén muộn hơn từ tuần 8 – 12 do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như dưới đây. 

nguyen nhan om nghen
Ốm nghén xuất hiện ở mọi thời điểm trong ngày.Ảnh: Internet
  • Trong giai đoạn mang thai, hormone thai kỳ HCG tăng nhanh.
  • Hàm lượng hormone progesterone tăng nhanh và loại hormone này còn làm cho thức ăn trong da dày khó tiêu, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày tạo cảm giác buồn nôn.
  • Mẹ bầu có tiền sử gia đình bị ốm nghén khi mang thai.
  • Cơ thể thay đổi trong quá trình thai kỳ, hệ thần kinh cũng như thính giác mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm.

3. Vì sao mẹ bầu bị ốm nghén tháng thứ 2

Ốm nghén cũng như cơ thể mẹ bầu có những thay đổi đều bắt đầu vào tháng thứ 2 của thai kì. Bởi bắt đầu từ tuần thứ 5 trở đi, đây là giai đoạn hình thành trọng vẹn các cơ quan của bào thai nên có thể gây ra một số thay đổi ở cơ thể mẹ. Ở tháng thứ 2 của thai kỳ, thai nhi lúc này có kích thước khoảng 2-3 cm, trọng lượng nặng khoảng 4 gram. Đây là thời gian bào thai hình thành các bộ phận như: đầu, mình, tay, chân, mắt, mũi, miệng và bắt đầu có nhịp tim,…

phoi thai hinh thanh
Từ tháng thứ 2, cơ thể mẹ và bé đều có những thay đổi rõ rệt.Ảnh: Internet

Khi ốm nghén ở tháng thứ 2, mẹ bầu có thể xuất hiện triệu chứng ốm nghén tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt vào buổi sáng. Một số triệu chứng như: nhạy cảm với mùi, vị thức ăn, có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng, mất tập trung và đặc biệt là cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ,…

4. Ốm nghén tháng thứ 2 cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Ốm nghén là một trong những triệu chứng phần lớn mẹ bầu gặp phải. Ốm nghén tháng thứ 2 cũng là thời điểm cơ thể mẹ có nhiều thay đổi phổ biến như:

  • Mất chu kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể cao.
  • Cơ thể mẹ rất khó chịu, bầu ngực căng tức, núm ti có màu sẫm và mẹ bầu rất dễ bị dị ứng trong giai đoạn này.
  • Từ tháng thứ 2 sẽ xuất hiện các biểu hiện của ốm nghén như: chán ăn, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi,…Do đó, thai phụ cần lưu ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng trong thời gian này để hạn chế và làm giảm tình trạng ốm nghén.
om nghen thang thu hai thay doi nhu nao
Mang thai tháng thứ 2 là giai đoạn đầu của quá trình ốm nghén.Ảnh: Internet
  • Đau mỏi thắt lưng, đau, căng tức bụng dưới, đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, nếu bị đau bụng kéo dài khi mang thai tháng thứ 2 kèm xuất huyết mẹ nên đến bệnh viện thăm khám báo sĩ.
  • Có thể bị chảy máu nhẹ vùng âm đạo bởi đây là giai đoạn phôi thai hình thành trong tử cung, làm cho lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương nhẹ.
  • Tùy vào thể trạng từng mẹ bầu mà mang thai tháng thứ 2 bụng bầu có thể lộ rõ hoặc nhiều mẹ bầu trông vẫn chưa thay đổi vòng bụng.

5. Những lưu ý cho mẹ nầu khi mang thai ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai và cũng là tình trạng khó tránh khỏi của các chị em phụ nữ. Điều này khiến rất nhiều chị em lo lắng khi mang thai lần đầu tiên. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp mẹ bầu làm giảm các triệu chứng ốm nghén, kể cả ốm nghén tháng thứ 2:

  • Bổ sung vitamin dành cho bà bầu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh các loại mùi dễ gây buồn nôn như: mùi xe hơi, mùi thức ăn lạ, nước hoa có mùi quá nồng,…
  • Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay, chua, gia vị nhiều,…Tránh gây kích thích cho hệ tiêu hóa của mẹ.
  • Mẹ bầu nên ăn đúng bữa và bổ sung các loại thực phẩm vào bữa ăn nhẹ trong ngày, tránh tình trạng để đói bụng. Khi ăn, mẹ bầu nên ăn chậm sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa.
luyen tap theo thao
Luyện tập nhẹ nhàng vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm căng thẳng mệt mỏi.Ảnh: Internet
  • Sau bữa ăn, mẹ bầu nên di chuyển đi lại nhẹ nhàng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất.
  • Uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại đồ uống có chứa muối, kali, glucose để bù đắp nước cho cơ thể.
  • Kết hợp tập luyện thể thao, tập yoga nhẹ nhàng phù hợp trong giai đoạn mang thai giúp cơ thể thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Từ tháng thứ 2, tình trạng ốm nghén sẽ xuất hiện thường xuyên. Do đó, mẹ bầu có thể uống trà gừng , ăn các loại bánh kẹo có chứa gừng,…sẽ giúp cải thiện chứng nôn ói.
  • Mẹ bầu không nên vận động hoặc xách nặng khi mang thai tháng thứ 2.

Ốm nghén tháng thứ 2 là một trong những dấu hiệu chính xác của việc mang thai. Đồng thời, đây cũng là một biểu hiện hết sức bình thường mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi cũng như khám thai định kỳ để thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh và an toàn nhất.

Khánh Kim

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI