1. Tìm hiểu ốm nghén 3 tháng đầu thai kì là gì?
Ốm nghén được xem là một trong những dấu hiệu mang thai rõ rệt nhất. Chúng thường rất hay gặp đối với phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Quá trình này là do sự hình thành và phát triển ngày càng lớn lên của thai nhi trong bụng thai phụ, dẫn đến nhiều biến đổi cơ thể. Có đến hơn 80% phụ nữ khi mang thai, đều gặp phải tình trạng ốm nghén trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kì ( 3 tháng đầu thai kì ). Ở giai đoạn này, mẹ bầu rất dễ cảm thấy buồn nôn khi tiếp xúc với mùi thức ăn. Điều này kéo dài sẽ khiến thai phụ bị chán ăn, cơ thể luôn khó chịu, mệt mỏi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén là do quá trình mang thai , cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone progesterone. Chúng làm giãn các cơ hệ tiêu hóa làm cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và tạo nên cảm giác muốn nôn ói. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: thói quen ăn uống thất thường, di truyền, mang thai lần đầu ,...
Thông thường, dấu hiệu ốm nghén này chỉ kéo dài trong 3 tháng đầu thai kì và sẽ dần thuyên giảm. Nhưng cũng có nhiều thai phụ ốm nghén kéo dài hơn sang những tháng tiếp theo hoặc có thể kéo dài hết cả thời kì mang thai.
2. Dấu hiệu ốm nghén 3 tháng đầu thường gặp nhất
Dấu hiệu ốm nghén 3 tháng đầu rất dễ nhận biết. Chúng có thể xảy ra bất cứ vào thời gian và thời điểm nào. Kể cả ban ngày hoặc ban đêm, nhất là khi có những sự kích thích về mùi hương của các loại thực phẩm sống như: thịt, cá sống, các mùi tanh, mắm tôm, mắm nêm... hay vị của thức ăn sẽ khiến mẹ bầu dễ có cảm giác muốn nôn. Việc nôn và nhạy cảm hơn đối với mùi hay vị của thức ăn sẽ khiến bạn bị mất nước, ăn không còn cảm thấy ngon, chán ăn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, bầu 3 tháng ốm nghén còn có những biểu hiện khác nữa như: cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Do nôn nghén nhiều khiến mẹ bầu chán ăn nên không bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ làm cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Bị ốm nghén dấu hiệu dễ nhận biết thông qua sự mệt mỏi, người luôn thiếu sức sống, hay buồn ngủ. Nếu tình trạng ốm nghén diễn ra nghiêm trọng, cơ thể rất dễ bị suy nhược, tụt huyết áp . Do đó, hãy lưu ý và đến gặp bác sĩ ngay nếu bị ốm nghén nặng nhé.
3. Cách khắc phục ốm nghén 3 tháng đầu hiệu quả
Nghén khi mang thai là hiện tượng rất bình thường, nhưng chúng làm cơ thể mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nên bầu 3 tháng ốm nghén chúng ta có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống thường ngày, thay đổi lối sống tích cực. Hoặc cũng có thể dùng đến thuốc giảm nghén nếu bạn thuộc tình trạng nghén nặng. Hãy áp dụng những cách dưới đây để cải thiện tình trạng nghén mẹ nhé.
3.1. Mẹo khắc phục ốm nghén 3 tháng đầu hiệu quả
- Không ăn 3 bữa chính như bình thường, mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Mỗi lần ăn chỉ nên ăn vừa đủ.
- Để giảm cảm giác buồn nôn mẹ bầu có thể dùng các loại nước uống thảo dược như: trà gừng . Hoặc chuẩn bị những viên kẹo gừng để ngậm giúp dễ chịu hơn.
- Mỗi ngày nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nhất là sau những lần nôn ói. Một ly nước chanh hoặc hoa quả yêu thích sẽ giúp mẹ bầu dễ uống hơn.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu thành phần sắt và vitamin C. Chẳng hạn như: trứng, thịt bò, các loại rau củ có màu xanh, bánh mì, chuối, táo,....
- Chuẩn bị đồ ăn vặt yêu thích và ăn thường xuyên.
- Ngoài ra, luôn giữ cho tinh thần thoải mái và tập luyện thể dục thường xuyên cũng giúp giảm cơn nghén hiệu quả.
3.2. Điều không nên làm để hạn chế cơn nghén
- Hạn chế, tốt nhất là không ăn các loại thức ăn nhiều chất béo, chất kích thích như: rượu, bia, ớt, đồ chiên nhiều dầu mỡ, cà phê,...
- Không nằm ngay sau ăn. Khi ăn xong nên ngồi khoảng 30 phút, hoặc 1 giờ đồng hồ rồi mới nằm hoặc ngủ.
- Nên hạn chế sử dụng thức ăn có mùi vị tanh, mùi nặng. Không ăn một lần quá no.
- Không để bụng đói. Vì bụng đói cồn cào cơ thể sẽ rất mệt và dễ gây buồn nôn.
Dấu hiệu ốm nghén 3 tháng đầu mang thai rất dễ nhận biết thông qua những biểu hiện mà Yeutre.vn đã chia sẻ. Thông thường, nếu nghén chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ thì các mẹ bầu có thể yên tâm, và chúng sẽ kết thúc sau giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Để giảm cơn nghén, mẹ hãy áp dụng những biện pháp đơn giản ở trên. Ngược lại, nếu tình trạng nôn ói diễn ra nhiều và không thuyên giảm, thai phụ nên đến các cơ sở y tế để có hướng điều trị cũng như khắc phục hiệu quả kịp thời, không làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Sau cùng, Chuyên mục Mang thai chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé.
Diễm Diễm