1. Các dấu hiệu sắp sinh con so
1.1 Bụng bầu tụt xuống, sa bụng
Với các mẹ sinh con lần đầu thì đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Trong những tuần cuối, chuẩn bị vượt cạn, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu, phần đầu của bé quay xuống vị trí thấp nhất trong tử cung. Điều này làm cho xương chậu của các mẹ nặng nề hơn, các mẹ sẽ đi lại khó khăn hơn. Nhưng sẽ làm cho các mẹ dễ thở hơn, vì thai đã giảm áp lực lên lồng ngực.
1.2 Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc, độ kết dính và ra máu âm đạo
Gần ngày sinh, âm đạo của mẹ tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Âm đạo sẽ sinh ra nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng, có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” hay "máu báo sinh" và nó là một dấu hiệu quan trọng để mẹ nhận biết đứa con mình sắp chào đời.
1.3 Xuất hiện những cơn đau, co thắt mạnh
Co thắt à một dấu hiệu để biết mẹ sắp đến thời gian vượt cạn. Các cơn co thắt sẽ diễn ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh. Tuy nhiên những tuần gần sinh, cơn co thắt diễn ra mạnh và liên tục hơn. Các mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và đau, dù đã được đổi tư thế. Đây chính là dấu hiệu để biết mình sắp sinh. Nếu cơn đau có tần suất ngày càng cao, cứ 15-20 phút sẽ xuất hiện một lần hay thậm chí khoảng 5 phút một lần, thì khả năng cao thì có lẽ bạn sẽ vượt cạn ngay sau đó.
1.4 Bị chuột rút và đau lưng dưới nhiều hơn
Trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ sẽ dễ bị đau lưng và chuột rút. Khi gần sinh, dấu hiệu ấy diễn ra ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt là với con so , mẹ sẽ đau hai bên háng và phần lưng, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra vì em bé đã lớn và tụt xuống dưới, tạo áp lực cho lưng và làm dây chằng cổ tử cung, xương chậu bị kéo giãn, khiến mẹ bậu cảm thấy đau nhức hơn.
Bạn có thể dùng nước nóng để chườm lưng hoặc nhờ người thân xoa bóp. Chú ý không massage hay đấm lưng quá mạnh hoặc dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
1.5 Ngừng tăng cân
Khi gần sinh, cơ thể mẹ sẽ không tăng cân nữa, mẹ có cảm giác chán ăn và đôi khi cân nặng của mẹ cũng bị giảm sút. Có thể là do lượng nước ối đã giảm để chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn. Để có đủ sức khỏe cho quá trình này sắp tới, dù không có cảm giác thèm ăn nhưng các mẹ cũng nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và thay đổi món ăn để các mẹ cảm thấy được ngon miệng hơn nhé.
1.6 Vỡ nước ối
Là dấu hiệu báo sinh chính xác nhất với mọi mẹ bầu. Vỡ nước ối là sắp sinh thôi, thời điểm sinh rất gần thôi, chứ không phải cứ vỡ ối là sẽ sinh liền, các mẹ nên lưu ý điều này nhé. Sau khi vỡ ối thì khoảng mấy tiếng sau mẹ mới có thể sinh, khi thấy mình vỡ ối các mẹ nên để có tâm lý thật sẵn sàng bình tĩnh, vẫn đủ thời gian ngó qua đồ đạc đi sinh, giấy tờ đã đầy đủ hết chưa, rồi chuẩn bị nhập viện để sinh.
2. 2 lưu ý quan trọng dành cho chị em lần đầu sinh con
2.1 Các cách giúp mẹ bầu thoải mái hơn khi chuẩn bị sinh con so
Vào thời điểm các mẹ sắp sinh con, các mẹ boăn khoăn mình sẽ làm gì khi các dấu hiệu sắp sinh con đã xuất hiện. Đừng quá lo lắng nha các mẹ, hãy chuẩn bị thật tốt để chào đón đứa con đầu lòng của minh.
2.1.1 Các mẹ nên nghỉ ngơi và giữ tâm trạng thoải mái
Trong thời gian sắp sinh, các mẹ vẫn có thể làm việc nhẹ nhàng bình thường như ngồi đọc sách, nghe nhạc, đi bộ. Một số lưu ý cho các mẹ là không nên thức quá khuya để không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Ngoài ra không nên suy nghĩ quá nhiều hay xem những bộ phim hành động, bạo lực, hay tình cảm khóc lóc,... điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của mẹ. Mẹ nên giữ tình thần tốt, thoải mái, cũng đừng căng thẳng vì lần đầu làm mẹ nha.
2.1.2 Tư thế nằm
Khi mẹ nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng trái. Tư thế nằm như vậy sẽ không gây ra bất cứ lực ép nào cho tim khiến tim hoạt động được bình thường, còn giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho thai nhi, giúp làm giãn tĩnh mạch chân để ngăn ngừa sự hình thành căn bệnh trĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thỉnh thoảng thay đổi tư thế nằm ít phút sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, để bà bầu có được sự thoải mái và giấc ngủ ngon, ngoài việc chú ý đến tư thế nằm ngủ, bạn không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao, đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, nên sử dụng gối ôm cho bà bầu và khi ngủ phải có màn để dễ chịu, an toàn hơn.
2.1.3 Cung cấp dinh dưỡng cho mẹ sắp sinh
Các mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn khó khăn của mình sắp tới. Đặc biệt là khi sinh con so, mẹ sẽ tốn nhiều sức hơn rất nhiều. Người chồng và gia đình nên chăm sóc mẹ bầu kỹ càng hơn, bản thân mẹ cũng hãy chú trọng đến bản thân, để quá trình sinh con được thuận lợi sau đó. Mẹ bầu không nên kén ăn, bỏ bữa hoặc ăn quá ít. Thực đơn của mẹ cần phong phú, đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh trái cây, uống nhiều nước, bổ sung sữa bầu để bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng nhất cho cơ thể.
2.1.4 Chuẩn bị mọi thứ đầy đủ cho mẹ và bé trước khi sinh
- Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn bớt lo lắng trong thời kỳ sắp sinh. Tâm lý của mẹ cũng sẽ được thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
- Chia sẻ nỗi lo lắng của bạn với chồng, người thân và bạn bè. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp bạn thấy thoải mái hơn.
- Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở, để không gây cảm giác bất an cho mẹ, làm ảnh hưởng cho bé.
- Lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến. Với các ông bố bà mẹ lần đầu sinh con thì điều này rất quan trọng.
- Cần gặp bác sĩ để tư vấn về những vấn đề làm bạn suy nghĩ hay lo sợ như sức khỏe của mẹ và bé,...
2.2 Sinh con so khác sinh con những lần kế tiếp
Các bà mẹ lần đầu sinh con ai cũng sẽ có những thắc mắc về việc sinh con của mình. Mặc dù các dấu hiệu sắp sinh được đề cập như ở trên sẽ giúp các mẹ dễ dàng nhận biết được con mình sắp ra đời, nhưng thực tế, hầu như phụ nữ nào khi chuẩn bị sinh, cũng đều có câu hỏi và mong muốn nhận được chia sẻ kinh nghiệm vượt cạn thực tế của các mẹ khác. Cho dù thông tin tiếp nhận thế nào, mẹ cũng cần chú ý 3 điểm chính sau:
- Các mẹ sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu sắp sinh khi mang thai lần đầu, những lần kế tiếp thì các dấu hiệu sẽ khó nhận biết hơn. Do vậy, những người sinh con rạ nếu có nói cho mẹ biết về dấu hiệu sắp sinh của họ, thì việc không giống với các dấu hiệu mẹ đang trải qua là chuyện bình thường.
- Khi sinh con so, việc sinh con so sẽ khó và lâu hơn các lần sinh con rạ vì là lần đầu. Khi đã sinh một lần, cổ tử cung của mẹ thường mở nhanh hơn nên bé sẽ ra dễ dàng hơn so. Do vậy, nếu một bà mẹ khác chia sẻ với mẹ rằng họ sinh dễ và không đau đớn lắm - đó có thể là họ đã qua lần sinh đầu tiên và đã trải qua lần sinh con rạ rồi. Hãy chắc chắn về lần sinh của họ, để mẹ yên tâm hơn và không rơi vào tình trạng hoang mang lo lắng.
- Thời gian sinh của con so thường sớm hơn vài tuần so với ngày dự định sinh, các mẹ cần có sự chuẩn bị thật tốt để con ra đời được thuận lợi hơn. Theo nghiên cứu thì khoảng 80% các mẹ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ và sinh con so từ tuần 37 – 40 tuần, 11% mẹ sinh con trước tuần 37, 9% còn lại sẽ sinh sau 42 tuần.
Trên đây là những dấu hiệu sắp sinh con so, cùng những lưu ý khá cơn bản và cần thiết cho mẹ khi chuẩn bị sinh đứa con đầu tiên của mình. Hãy luôn ở tư thế cố gắng, nỗ lực và bình tĩnh, chuẩn bị thật tốt và hiểu chi tiết về việc sinh lần đầu, để mẹ sinh con thật thuận lợi. Yeutre.vn tin rằng, với sự nỗ lực bình tĩnh, can đảm này của mẹ, chắc chắn sẽ giúp mẹ vượt cạn an toàn và em bé sinh ra thật khỏe mạnh.
Chi Lê tổng hợp