Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình và cần tránh xa các loại rau xanh sau đây:
1. Rau sam
Nếu ăn quá nhiều và ăn thường xuyên rau sam trong lúc mang thai, các cơn co thắt tử cung sẽ bị kích thích
Rau sam rất dễ mọc ở những vùng quê. Nó tính hàn, vị chua lại giàu dinh dưỡng nên thường được dùng để trừ độc, thanh nhiệt và đặc biệt là trừ giun sán rất tốt. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều và ăn thường xuyên rau sam trong lúc mang thai sẽ kích thích các cơn co thắt tử cung và làm bà bầu nhanh chóng bị sẩy thai. Do đó, nếu đang mang thai, cần hạn chế ăn loại rau này.
2. Mướp đắng
Mướp đắng là một trong số các loại rau củ rất giàu folate. Đây là chất giúp thai nhi tránh được các dị tật có liên quan đến ống thần kinh. Không chỉ vậy, mướp đắng còn là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu nhờ chứa nhiều vitamin C, vitamin B, sắt, kẽm , kali, mangan, magiê… Mặc dù vậy, do có vị đắng đặc trưng, loại quả này có thể làm tăng cơn co thắt tử cung nếu trước đó mẹ bầu đã từng có vấn đề đối với cơ quan sinh sản này. Ngoài ra, trong một thí nghiệm trên chuột cho thấy nếu ăn nhiều mướp đắng con sinh ra sẽ bị dị tật. Chưa kể, trong hạt mướp đắng chứa chất vicine, có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan trong cơ thể. Do đó, để tránh nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai, tốt nhất chỉ nên dùng mướp đắng trong một chừng mực hạn định.
3. Rau bồ ngót
Đây là một trong những loại rau gây co thắt tử cung mạnh mẽ mà nhiều người có kinh nghiệm bầu bì đều rất cẩn trọng. Nguyên do là trong lá bồ ngót có chứa papaverin. Nếu mẹ bầu chỉ cần uống 30g nước ép từ rau bồ ngót tươi thì nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non sẽ rất cao. Chính vì vậy khi thấy cơ thể không được khỏe, người mệt mỏi và đang trong giai đoạn nghén nặng, tốt nhất đừng bao giờ uống nước ép từ rau ngót nhé!
4. Rau răm
Nếu ăn một vài lá, rau răm vẫn an toàn cho thai phụ
Không ít mẹ bầu ăn rau răm nhiều hơn lượng cho phép trong giai đoạn đầu thai kỳ đã có dấu hiệu chảy máu âm đạo, tăng cơn co thắt tử cung và dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, loại rau này cũng không phải tuyệt đối cấm hoàn toàn trong thai kỳ. Chẳng hạn, sau khi qua giai đoạn nghén, bạn có thể ăn một vài lá khi dùng chung với trứng vịt lộn để cảm thấy ngon miệng hơn.
5. Rau ngải đắng
Tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm cơn đau thắt bụng và lưu thông máu là những gì mọi người vẫn thường nhắc đến về rau ngải đắng. Thậm chí, nó còn là bài thuốc chữa động thai cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều rau ngải trong giai đoạn đầu thai kỳ thì nguy cơ ra máu bất thường và tăng co thắt tử cung có thể dẫn đến các trường hợp sảy thai hoặc sinh non. Do đó, trước khi dùng ngải cứu để chữa động thai hoặc làm bài thuốc an thai, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ.
6. Rau chùm ngây
Khi có thai, alpha-sitosterol trong rau chùm ngây có thể gây co cơ trơn tử cung
Người dân tộc Raglay có bài thuốc ngừa thai được truyền miệng từ rau chùm ngây rất nổi tiếng. Họ đem chừng 150g chùm ngây còn tươi đi rửa sạch, xắt nhỏ và sắc nước uống hai lần trong ngày. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong loại rau này có alpha-sitosterol, một chất có cấu trúc giống estrogen nên có thể xem như đó là loại thuốc ngừa thai hàng ngày của các phụ nữ dân tộc thiểu số. Và tất nhiên, khi có thai, alpha-sitosterol trong rau chùm ngây có thể gây co cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai. Chính vì vậy, bà bầu cần phải đặc biệt chú ý để tránh những loại rau này nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)