Nấu ăn trẻ em nhàn hơn khi mẹ áp dụng cách hay của người Nhật

Nấu ăn trẻ em là một quá trình đòi hỏi kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ, đặc biệt là những cha mẹ trẻ đang rất bận rộn trong công việc và cuộc sống. Nấu ăn cho trẻ cần sự quan tâm và yêu thương bên cạnh những kiến thức về dinh dưỡng.

banner ads

Hãy học tập người Nhật trong cách nấu ăn cho trẻ em để bé yêu luôn hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Trong khi đó, các bậc cha mẹ luôn sắp xếp được thời gian dành cho bản thân và gia đình. Vậy học người Nhật trong cách nấu và chuẩn bị thực phẩm hay giữ thức ăn...như thế nào? Chúng ta cùng tham khảo vài điểm liên quan như dưới đây nhé. 

1. Nấu ăn trẻ em kiểu Nhật với thực đơn được lên sẵn hàng tuần

Những gia đình người Nhật thường rất bận rộn, vì thế, họ thường lên thực đơn cả tuần khi chăm sóc trẻ em . Một danh sách món ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng cho các bữa ăn trong tuần được lên sẵn từ đầu tuần sẽ giúp các bà mẹ tiết kiệm được thời gian, công sức và cả tiền bạc khi không phải đắn đo suy nghĩ món ăn cho con mỗi ngày.

Thực đơn nấu ăn trẻ em cần đảm bảo cho trẻ được có 3 món, tinh bột, protein và rau củ cùng món tráng miệng trong 1 bữa ăn. Cần lưu ý bổ sung nhóm chất béo bởi thiếu chất béo cũng dẫn tới việc kém hấp thu các vitamin A, D, E, K, vì đây là các loại vitamin tan trong dầu.

2. Lên thực đơn từ đầu tuần giúp tiết kiệm thời gian nấu ăn cho con

Nấu ăn trẻ em
Nấu ăn trẻ em cần đến kiến thức đầy đủ về dinh dưỡng của cha mẹ - Ảnh: Internet

Khi lên thực đơn cho trẻ , hãy chú ý đến các dưỡng chất trong thực đơn là rất quan trọng. Không nên cho bé ăn thường xuyên một món mà bé thích, cần phải đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Hãy chú trọng đến việc thường xuyên sáng tạo những món ăn lạ miệng còn góp phần kích thích sự thèm ăn của trẻ. Protein, vitamin D và canxi (có nhiều trong các loại thịt, trứng, hải sản) là những dưỡng chất mẹ nên bổ sung nhiều vào thực đơn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng .

Ngoài ra, việc bổ sung các vi chất khác như sắt (có nhiều trong gan động vật, thịt bò,…) sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng thiếu máu; kẽm và selen (có nhiều trong hải sản, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà,…) có tác dụng kích thích hấp thu dưỡng chất, tăng cường sự thèm ăn cũng như sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

3. Đông lạnh thức ăn dự trữ trong một tuần 

cấp đông thực phẩm
Cấp đông thực phẩm để lên thực đơn cho bé - Ảnh: Internet

Nấu ăn trẻ em cực kì mất thời gian và vất vả. Do đó, bạn hãy lên thực đơn, sau đó nấu đồ ăn sẵn để tủ lạnh ăn trong một tuần sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Khi bận rộn nhất, làm theo cách này trẻ vẫn có những món ăn phù hợp và đủ chất. Thêm vào đó, các mẹ sẽ có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con thay vì chỉ đủ thời gian để chăm chút vô bữa ăn.

Việc làm đông lạnh thức ăn đúng cách vẫn đảm bảo bổ sung dinh dưỡng và sự phong phú cho bữa ăn hàng ngày của trẻ lẫn gia đình. Trong một bữa ăn có thể dùng nhiều loại rau củ, nhiều loại thực phẩm để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vậy chúng ta nên cấp đông như thế nào. Sau đây là vài lưu ý bạn hãy bỏ túi nhé:

  • Khi đặt cấp đông nhanh thức ăn cho trẻ, hãy chú ý đến việc làm mỏng bề mặt thức ăn để làm lạnh và đông nhanh hơn.
  • Tránh việc mở tủ lạnh quá lâu, mở nhiều lần trong một thời điểm khiến hơi lạnh bị tràn ra ngoài.
  • Ghi chú ngày cấp đông thực phẩm, chỉ sử dụng thực phẩm đông lạnh không quá 1 tháng kể từ ngày cấp đông.
  • Hãy mua những khay đựng đá, có nhiều ô vuông nhỏ có nắp đậy để và được làm từ những vật liệu an toàn đối với sức khỏe của bé, dùng trữ rau củ, thịt, cá, tôm, cua,… và một khay riêng biệt dùng để trữ nước dùng. Thật tiện lợi khi đến bữa ăn của trẻ, mẹ bé chỉ cần rã đông những ô thức ăn tương ứng. Bạn chỉ cần làm một buổi là có thức ăn cho cả tuần cho bé và tiết kiệm được thời gian dọn rửa chén bát và nồi chảo, thời gian này mẹ bé có thể làm việc khác.
  • Dán nhãn thức ăn để phân biệt món ăn và thời gian cấp đông để ghi nhớ thời việc sử dụng thức ăn đúng ngày, tránh việc lưu giữ quá lâu.

Theo nhiều chuyên gia về dinh dưỡng, các loại thực phẩm đông lạnh có thể trữ đông đến 3 tháng vẫn dùng được. Nhưng, trên thực tế, càng sử dụng nhanh càng tốt, và tốt nhất là chỉ nên trữ trong vòng hai tuần.

4. Rã đông thức ăn cũng cần được chú ý khi nấu ăn trẻ em

ra dong thuc pham
Rã đông thực phẩm đúng cách khi nấu món ngon cho bé - Ảnh: Internet

Tuyệt đối không làm đông lại thức ăn đã rã đông vì lúc này, vi khuẩn đã có cơ hội xâm nhập vào thức ăn của bé. Các mẹ có thể rã đông bằng cách để các món nấu ăn trẻ em xuống ngăn mát tủ lạnh, không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng.

Trước khi đông lạnh thực phẩm hãy nấu chín để sẽ đảm bảo giữ được vitamin và khoáng chất. Khi nấu ăn trẻ em, hãy chế biến thức ăn, để nguội, rồi cho vào khay làm đông sẽ tốt hơn khi đông thực phẩm sống.

Khi nấu ăn trẻ em, đặc biệt là nấu ăn kiểu Nhật sẽ giúp các mẹ có thời gian chăm sóc con cái và bản thân hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, quá trình nấu ăn cho trẻ theo kiểu Nhật cần chú ý đến việc lên thực đơn hàng tuần cho trẻ, cũng như lưu ý cách cấp đông và rã đông thức ăn cho trẻ sao cho hợp lý nhằm đảm bảo dinh dưỡng cao nhất.

Nguyên Lê

Đã có 5 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 2 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI