Quy tắc nấu ăn từng giai đoạn cho trẻ theo phương pháp ăn dặm BLW

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là một trong những phương pháp ăn dặm được rất nhiều mẹ Việt áp dụng. Để BLW hiệu quả mẹ cần nắm được các quy tắc nấu ăn theo từng giai đoạn của trẻ.

banner ads

1. Giai đoạn trẻ cầm nắm

giai doan cam nam
Giai đoạn này bé đang tập cầm nắm

Đây là giai đoạn đầu của độ tuổi ăn dặm (5,5 tháng  - 6 tháng). Lúc này, trẻ chỉ học cầm nắm và vứt đồ ăn là chính. Sẽ có nhiều mẹ sốt ruột và lo lắng con không ăn được thức ăn, lo sợ con thiếu chất. Tuy nhiên, khi cho con ăn dặm theo BLW, các mẹ cần phải vững tâm và cần hiểu rõ bản chất của ăn dặm là gì. Lúc này, sữa mẹ mới là thực phẩm chính, thức ăn là phụ và chỉ cần cho bé làm quen với thức ăn là đủ.

Ở giai đoạn này, việc chế biến thức ăn cũng khá đơn giản. Hầu hết đều tuân theo quy tắc như sau:

- Đối với rau củ: Mẹ có thể cho trẻ nếm thử khoai tây, cà rốt, su hào, ngồng cải ngọt, súp lơ, su su, đỗ quả, bí đỏ, bầu mướp, cải thảo, mướp Nhật... Các loại củ quả này tốt nhất làm sạch sẽ, cắt thành miếng nhỏ vừa tay bé cầm, sau đó để vào tủ lạnh trữ lâu nhất trong 1 tuần. Các mẹ có thể phân ra từng bữa để khi lấy hấp sẽ tiết kiệm thời gian nghĩ cho bé ăn gì. Về chế biến, các mẹ có thể làm các món hấp rau củ/ xào rau củ/ rau củ nấu canh... để thay đổi khẩu vị cho bé.

- Chả cá: Mẹ nên chọn loại cá ít xương, nhiều thịt. Sau đó lấy phần thịt cùng ít giò sống, thì là xay nhuyễn vào nhau. Mẹ có thể nêm một ít gia vị thật nhạt. Chả cá có thể chia nhỏ thành nhiều miếng để vào ngăn đá. Mỗi lần sử dụng lấy ra rã đông là được. Về chế biến, các mẹ có thể cho vào hấp, chiên, nấu canh tùy ý.

banner ads

- Chả giò (có thể là thịt heo, gà, vịt), tốt nhất mẹ nên chọn thịt trắng để bé dễ tiêu. Nên chọn tỉ lệ 7 phần nạc, 3 phần mỡ để chả có mùi vị hấp dẫn. Cách trữ đông tương tự như chả cá.

- Trứng: món này dễ làm và cũng được các bé thích nhất. Mẹ nên làm trứng tráng thêm ít hạt Chia hoặc thêm chút hành ngò cho thơm, bé dễ ăn mà không hóc. Món này ngày nào ăn thì làm, không trữ đông.

- Đậu hũ có thể chiên, hấp, thái miếng vừa ăn với tay bé cầm. Món này không trữ đông.

- Canh: các mẹ có thể lấy nước canh từ rau củ luộc, hấp, nấu cho bé.

- Thêm hoa quả như chuối dưa hấu, táo, lê sau bữa ăn khoảng 1 tiếng cho bé.

2. Giai đoạn bốc nhón

giai doan boc nhon
Mẹ có thể cho bé ăn thô nhiều hơn ở giai đoạn bốc nhón

Sau khi kết thúc giai đoạn cầm nắm, bước sang giai đoạn này trẻ đã có khái niệm cơ bản về đồ ăn và cảm thấy thích thú khi ăn. Đặc biệt, nếu món ăn mẹ chế biến phù hợp với sự phát triển cơ hàm của trẻ. Các mẹ lưu ý, trẻ chưa thực sự cảm nhận được đồ ăn ngon hay dở ở giai đoạn này, vì vậy, việc trẻ có thể tạm thời không ăn nhiều không hoàn toàn do mẹ nấu không ngon. Điều này có thể do cơ thể con tự điều chỉnh lượng dinh dưỡng vào cơ thể mà thôi.

- Thịt: Ở giai đoạn này, thịt sẽ không cần phải xay nhuyễn thành giò như giai đoạn trên nữa. Các mẹ có thể xé dài thịt thật mỏng, sau đó viên tròn lại sao cho lớn hơn hình bi ve. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể làm thịt băm và trữ đông, chia nhỏ từng bữa cho tiện, không phải mất công băm nhiều lần. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý, thịt để trong tủ lạnh không quá 7 ngày để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhé.

Với thịt, mẹ có thể chế biến thành thịt băm sốt cà chua, chả rán, làm nhân nem kèm với bí đỏ, đậu phủ, đậu xanh, bí xanh... hoặc có thể chưng thịt mắm tép...

- Tôm: Giai đoạn này các mẹ có thể cho bé ăn tôm được vì hệ tiêu hóa của bé đã tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên cho ăn 2 lần/tuần vì tôm khá nhiều đạm, khó tiêu hơn so với các thực phẩm khác. Các mẹ mua khoảng 1 - 2 lạng tôm, bóc vỏ và chia nhỏ trữ đông. Các món chế biến có thể là chả tôm, chạo tôm, bánh tôm. Riêng phần đầu có thể giã nhuyễn, lọc lấy nước nấu canh rau ngót cho bé ăn.

- Trứng: Giai đoạn này bé ăn tốt hơn nên mẹ có thể hấp trứng cho bé với thịt hoặc tôm. Món này vừa ngon vừa ngọt và không cần trữ đông.

3. Giai đoạn xúc thìa

giai doan xuc thia
Thức ăn nhuyễn sệt rất thích hợp cho bé tập ăn thìa

Môt số bé có thể xúc thìa từ 12 tháng trở đi, ở giai đoạn này mẹ nên chế biến thức ăn khác một chút với hai giai đoạn trên để bé dễ dàng xúc đồ ăn.

- Với những bé mới tập xúc, mẹ cần nấu các món ăn có độ nhão, sệt vừa phải sao cho món ăn dễ xúc và không bị rớt ra ngoài. Ví dụ như khoai tây thì có thể nghiền, xào nhuyễn. Khoai tây có độ nhuyễn mịn và ít khi rớt ra ngoài, rất thích hợp để học xúc thìa. Ngoài ra các mẹ cũng có thể nấu cơm nát một chút để bé tập xúc. Các mẹ trộn cơm nát với ít trứng hoặc thịt để bé dễ ăn.

- Với bé xúc thành thạo, mẹ sẽ chế biến món ăn dễ dàng đơn giản hơn. Lúc này kỹ năng nhai của mẹ cũng rất tốt, bé có thể ăn cơm như người lớn. Mẹ có thể biến tấu món ăn để bé ăn và kích thích vị giác bé như: cơm rang, cơm hấp thập cẩm, ngô chiên, cơm viên vừng, viên ruốc... 

- Các món thịt: mẹ có thể cho bé ăn thử thêm thịt bò (chả bò hấp lá bí, bò xào cần tây, bò luộc, phở bò, bò xào cơm...), các món heo có thể làm chả giò, thịt heo kho xé miếng, heo chiên, heo tẩm bột...

Ngoài ra, các mẹ khéo tay có thể làm thêm cho bé một số món như chả ốc lá lốt, canh cải thảo cuộn thịt, bò hầm rau củ ăn kèm bánh mì, đậu phụ sốt cà, trứng sốt cà, thịt sốt cà, nui hấp tôm, canh ngao nấu bí.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI