Loãng xương sau sinh: dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả

Loãng xương là tình trạng phổ biến ở hầu hết phụ nữ sau sinh, do cơ thể thiếu hụt một lượng lớn canxi trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú. Hầu hết các trường hợp này đều là thiếu canxi sinh lý và có thể khắc phục sau khi trẻ dừng bú mẹ.

banner ads

Quá trình mang thai người mẹ bị thiếu canxi nên dẫn đến tình trạng loãng xương

Tuy nhiên, với những phụ nữ có nguy cơ hoặc đang bị loãng xương thì khả năng thiếu canxi dẫn đến loãng xương sau sinh cũng sẽ xảy ra và có phần nghiêm trọng hơn, do:

  • Quá trình mang thai và cho con bú sẽ làm thay đổi mật độ xương
  • Cơ thể bị tiêu hao một lượng lớn vitamin D vì phải nuôi dưỡng thai nhi
  • Nồng độ estrogen tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ, gân, dây chằng đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu dẫn đến tình trạng đau lưng, mệt mỏi kéo dài sau sinh.

Triệu chứng và cách điều trị

Sau sinh từ 1-2 tháng mẹ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: đau nhức khắp người, đặc biệt là ở khu vực vai, lưng, bàn chân. Hoặc là những cơn đau lưng âm ỉ. Đây là những dấu hiệu cho biết bạn đang bị loãng xương nhẹ và cần phải nhanh chóng được điều trị.

Đau lưng âm ỉ là biểu hiện sớm của bệnh loãng xương

- Đối với chứng loãng xương sinh lý: Ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là loãng xương sinh lý. Để điều trị các bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ xương trong thời gian mang thai và cho con bú. Tình trạng này sẽ cải thiện sau khi ngừng cho con bú từ 6-12 tháng.

Ngừng cho con bú từ 6-12 tháng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể

- Với những trường hợp bị loãng xương nặng: Lúc này sản phụ sẽ phải uống thuốc giảm đau, thuốc uống và thuốc bổ sung vitamin D theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Các thuốc điều trị loãng xương có tác dụng rất chậm và không phải là thuốc giảm đau nên tình trạng đau có thể kéo dài và lúc này bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm thuốc giảm đau.

Phòng tránh loãng xương sau sinh

Trong thời gian mang thai và cho con bú người mẹ phải bổ sung nhiều hơn lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, tương đương khoảng 1.500mg/ngày bằng cách uống sữa và các chế phẩm từ sữa.

Uống sữa để bổ sung thêm canxi

Bên cạnh đó nên thêm vào thực đơn hàng ngày nhóm thực phẩm giàu canxi như: đậu tương, lòng đỏ trứng, rau cải, cá tôm...

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D như: trứng, lươn, trai, nấm tươi, sò…

Nên nhớ không nên ăn kiêng quá mức mà cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thực đơn đa dạng và phong phú để cung cấp đủ dưỡng chất và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, để nhanh chóng phục hồi sau sinh.

Ngoài ra sau sinh bạn nên thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục, đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp các cơ dẻo dai và xương khớp chắc khỏe hơn vừa giúp mau chóng lấy lại vóc dáng sau sinh hiệu quả.

Tập thể dục để tăng sự dẻo dai cho các cơ và xương

Tránh làm việc quá sức và căng thẳng, nên dành gian để nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể nhanh chóng phục hồi và tránh đau nhức cơ thể sau sinh.

Cuối cùng, tắm nắng cũng là liệu pháp giúp cơ thể tổng hợp thêm vitamin D để phòng ngừa bệnh loãng xương.

Bạn cần nhớ rằng, loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm, thời gian đầu bệnh còn nhẹ nên sẽ không có nhiều triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ nên người bệnh thường chủ quan không điều trị. Đến khi tình trạng loãng xương nặng xảy ra, biểu hiện cụ thể là đau lưng và gãy xương thì việc điều trị rất vất vả và tốn kém.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI