7 dấu hiệu bệnh nguy hiểm sau sinh mẹ chớ nên xem nhẹ

Sau sinh, ngoài niềm hạnh phúc được chào đón thiên thần nhỏ ra đời, người mẹ phải đối diện với những cơn đau, bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng và sức khỏe.

banner ads

1. Sốt cao

Một số phụ nữ sau sinh 2-3 ngày có thể bị sốt cao trên 38 độ C. Nguyên nhân là do viêm nhiễm tử cung gây ra. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ vô cùng nguy hiểm, để lâu dễ bị nhiễm trùng đường huyết.

Sau sinh phụ nữ thường bị sốt cao

Lưu ý: Khi bị sốt mẹ không nên tự ý mua và lạm dụng thuốc hạ sốt mà nên đi khám bác sĩ ngay.

Lời khuyên: Để phòng tránh viêm nhiễm và sốt cao sau sinh, các mẹ nên chăm sóc và giữ gìn vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Bên cạnh đó, sau sinh cần được nằm nghỉ ngơi hoàn toàn và giữ ấm cơ thể, cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

2. Đau vùng tầng sinh môn

Hiện nay đa phần sản phụ sinh thường đều bị rạch tầng sinh môn nhằm giúp em bé nhanh chóng ra ngoài. Khi bị rạch tầng sinh môn, việc đi lại của chị em trong vài tuần đầu sẽ hết sức khó khăn, bị đau buốt khi đi tiểu. Tuy nhiên, vết thương sẽ nhanh chóng bình phục, các mẹ chỉ cần cố gắng trong một hai tuần. Nhưng nếu tầng sinh môn có dấu hiệu đau nhức, khó chịu xuất hiện mủ hoặc có mùi hôi nên báo cho bác sĩ sớm nhất có thể.

Lời khuyên: Để tránh bị viêm nhiễm tầng sinh môn, các mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên, tránh làm việc nặng có thể làm tổn thương đến vết khâu tầng sinh môn, khiến vùng bị tổn thương lâu lành và bị nhiễm trùng.

3. Đau bụng dưới

Các cơn bo bóp tử cung gây đau bụng dưới

Trong quá trình mang thai và sinh con, tử cung của người phụ nữ giãn nở ra hết mức có thể. Vì thế sau sinh tử cung phải co bóp để trở về kích thước ban đầu. Chính sự co bóp ở cổ tử cung sẽ gây ra những cơn đau nhẹ ở bụng dưới. Điều này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi bạn có triệu chứng đau dữ dội có thể bạn đã bị viêm nhiễm, sót dạ con hay viêm đại tràng... Trong trường hợp này cần đi bệnh viện ngay để tránh nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ sinh khó, hoặc cơn chuyển dạ kéo dài thường bị bí tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sẽ có các triệu chứng như đái buốt, đái dắt, lúc này nên đi khám và điều trị ngay

.

5. Rối loạn tiết niệu

Sau sinh sản phụ thường phải đối mặt với bí tiểu, tiểu không kiểm soát, dò bàng quang âm đạo nếu không khám và điều trị sớm sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân của bí tiểu là do thành trước âm đạo bị tổn thương trong quá trình sinh con, hoặc bị chấn thương làm niệu đạo co lại. Biểu hiện của bí tiểu ở phụ nữ sau sinh là bụng dưới to, đau tức bàng quang.

Còn tiểu không kiểm soát là do rò bàng quang âm đạo. Nghĩa là thành trước âm đạo, bị rách khi bác sĩ sử dụng kềm hoặc giác hút để kéo thai nhi ra, hoặc do cổ tử cung bị tổn thương, cơ thắt không hoạt động.

6. Đau đầu, nặng đầu

Sau sinh do thiếu máu nên thường bị choáng và đau nặng đầu

Trong quá trình sinh nở, do người phụ nữ bị mất quá nhiều máu nếu không có chế độ ăn uống bổ dưỡng sẽ dễ bị thiếu máu. Những người bị thiếu máu sau sinh thường bị đau nặng đầu. Bên cạnh đó những sản phụ bị huyết áp cao, do dùng thuốc gây tê khi phẫu thuật cũng thường bị đau nặng đầu.

Lời khuyên: Khi bị đau nặng đầu, bạn chỉ cần ngủ đủ giấc là được tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài thì nên đi bệnh viên ngay.

7. Tê nhức chân tay

Sau sinh một trong những vấn đề mà phụ nữ thường gặp đó là tê nhức chân tay, chân tay rã rời, chân nặng…cùng với thời gian những triệu chứng này sẽ mất đi. Nhưng nếu mẹ có hiện tượng bị đau khớp thì cũng nên đi khám để điều trị sớm, tránh bị viêm khớp.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI