Rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh: những điều mẹ nên biết

Sàn chậu giữ vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan tiêu hóa, tiết niệu, và sinh sản của người phụ nữ hoạt động hiệu quả. Vì thế, việc khám sàn chậu sau sinh có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của sản phụ.

banner ads

Cùng tìm hiểu vai trò của sàn chậu nữ, các rối loạn sàn chậu, cách điều trị dưới đây nhé!

Vai trò của sàn chậu

Sàn chậu là được hiểu một cách đơn giản là tổng thể của hệ sinh dục (bao gồm tử cung và âm đạo), hệ tiêu hóa (trực tràng và hậu môn), hệ thống niệu dưới (bàng quang và niệu đạo). Ngoài ra, sàn chậu còn chứa nhiều mạch máu và các dây thần kinh khác.

8301-mang-thai.jpg

Nguyên nhân rối loạn sàn chậu là do mang thai và sinh con gây ra

banner ads

Vai trò của sàn chậu là giúp cho những hệ thống trên duy trì hoạt động bình thường, tránh bị sa xuống khi chạy nhảy hoặc phải làm việc nặng.

Ngoài ra, sàn chậu còn có vai trò quan trọng giúp đóng mở các lỗ nước tiểu, âm đạo, vùng hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động tiểu tiện, đại tiện và hoạt động tình dục theo ý muốn. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Sự khỏe mạnh của sàn chậu sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và kiểm soát được bản thân.

Nguyên nhân của rối loạn chức năng sàn chậu

- Nguyên nhân rối loạn chức năng sàn chậu là do mang thai và sinh con gây ra. Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ đã từng mang thai và sinh con thì sẽ có 1 người bị rối loạn chức năng sàn chậu.

- Ngoài ra, tuổi tác và thói quen xấu cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị rối loạn chức năng sàn chậu. Các con số thống kê chỉ ra rằng, có khoảng 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị rối loạn chức năng sàn chậu với biểu hiện là bị són nước tiếu; 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị rối loạn chức năng sàn chậu với triệu chứng là bị sa tử cung, sa bàng quang và sa trực tràng.

Triệu chứng của rối loạn chức năng sàn chậu

Tiểu tiện

- Bị són nước tiểu khi làm việc nặng nhọc hay vận động mạnh

- Không kiểm soát được việc tiểu tiện

- Tiểu đêm nhiều lần

- Tăng hoặc giảm nước tiểu nhiều lần, tiểu quá 8 ngày/lần

- Tiểu khó hoặc có cảm giác đi tiểu không hết

Đại tiện

8302-tao-bon.jpg

Một trong những biểu hiện của rối loạn chức năng sàn chậu là hiện tượng táo bón kéo dài

- Són phân khi ho, hắt xì hơi hoặc vận động mạnh

- Khó kiểm soát đi ngoài

- Bị táo bón kéo dài, khó đi ngoài phải nhờ sự hỗ trợ của thuốc.

Rối loạn tình dục

- Quan hệ tình dục bị đau

- Mất cảm giác “yêu”

- Cảm giác bộ phận sinh dục rộng ra

- Các triệu chứng khác như: sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng và ruột, đau mãn tính các vùng như: đau thắt lưng vùng chậu, đau bụng dưới, bộ phận sinh dục.

Những ai cần khám sàn chậu?

Cơ sàn chậu suy yếu theo số lần mang thai và sinh con cũng như tuổi tác.

Vì thế phụ nữ đã từng mang thai và sinh con nên đi khám sàn chậu để được các bác sĩ tư vấn các bài tập luyện cơ sàn chậu. Giúp cơ quan này hoạt động bình thường.

Ngoài ra, phụ nữ ngoài 40 tuổi cũng nên đi khám sàn chậu.

Quy trình khám sàn chậu

8317-kham-san-chau.jpg

Phụ nữ đã từng sinh con nên đi khám sàn chậu

- Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm bụng

- Đo điện cơ sàn chậu

- Xét nghiệm nước tiểu

- Đo niệu động học

- MRI động vùng bụng chậu

- Siêu âm cơ thắt hậu môn

Cách điều trị rối loạn chức năng sàn chậu

Tùy theo mức độ bệnh cũng như triệu chứng các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các bước điều trị rối loạn chức năng sàn chậu được tiến hành như sau:

- Thay đổi thói quen sinh hoạt xấu ảnh hưởng đến sàn chậu

- Thực hiện các bài tập rèn luyện cơ sàn chậu

- Luyện tập cơ sàn chậu với máy siêu âm, máy hướng dẫn tập hoặc kích điện cơ để biết vùng cơ cần tập.

- Vật lý trị liệu ruột, bàng quang để giúp kiểm soát tiểu tiện

- Chỉ định dùng thuốc khi bị viêm nhiễm hoặc khô âm đạo

- Tư vấn sử dụng vòng nâng pessary điều trị sa cơ quan vùng chậu, són tiểu.

- Nếu bệnh nặng cần phẫu thuật để điều trị

Như vậy, việc thăm khám sàn chậu có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ đã từng mang thai và sinh con. Khám sàn chậu sẽ phòng tránh được nhiều bệnh tật.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI