Chỉ ra 8 loại vitamin cực quan trọng mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ

Trong thai kỳ mẹ bầu cần tăng cường bổ sung nhiều dưỡng chất và các loại vitamin thiết yếu để giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.

banner ads

Dưới đây là những nhóm vitamin mẹ bầu không thể không bổ sung trong thai kỳ.

1. Vitamin A

Vitamin A rất quan trọng giúp thai nhi phát triển thị lực, các tế bào não, hệ miễn dịch và các cơ quan nội tạng... Theo đó, nếu trong thai kỳ mẹ thừa vitamin A có thể gây sẩy thai, hay gây biến dị ở trẻ như hỏng mắt, khuôn mặt, não, xương sống… Ngược lại mẹ thiếu vitamin A lại có nguy cơ sinh non hoặc sinh con thiếu cân. Chưa kể, thiếu vitamin A cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng khớp của mẹ.

28603-1.jpg

Thực phẩm giàu vitamin A.

Các dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị thừa vitamin A là đau đầu, buồn nôn, da bị bong tróc, mắt mờ… Theo khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên nạp vitamin A trung bình là 1232.1 iu/ngày (khoảng 370mcg retinol). Nếu mẹ bầu dung nạp vượt quá 3.000mcg retinol (10.000 iu) vitamin A mỗi ngày trong thai kỳ thì sẽ gây ra những khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Mẹ bầu nên được bác sĩ tư vấn để cung cấp lượng vitamin A hợp lý trong thai kỳ.

Vitamin A có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, dau dền… và trong các loại quả chín có màu vàng và đỏ như đu đủ, xoài, hồng, cà chua, khoai lang… Trong thức ăn từ động vật, vitamin A có nhiều trong gan, chất béo, sữa, lòng đỏ trứng, dầu cá… Vitamin A không bị mất đi trong quá trình đun nấu thức ăn thông thường.

2. Vitamin B1

Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa gluxit. Nếu thiếu nguồn vitamin này cơ thể sẽ không chuyển hóa được năng lượng đủ cho các hoạt động dễ khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi. Ngoài ra bổ sung vitamin B1 còn giúp mẹ bầu chống lại được chứng tê phù thai kỳ.

Tuy nhiên nếu cung cấp quá nhiều vitamin B1 có thể khiến cho nhịp tim đập nhanh, hạ đường huyết, đau đầu. Mỗi ngày mẹ bầu nên dùng khoảng 1,5mcg là phù hợp.

28604-2.jpg

Vitamin B1 chứa nhiều trong các loại ngũ cốc

Mẹ bầu có thể tìm thấy vitamin B1 trong các loại ngũ cốc và hạt đậu vì các loại hạt cần dự trữ nguồn vitamin này để phục vụ cho quá trình nảy mầm.

3. Vitamin B2

Vitamin B2 tham gia vào quá trình tạo máu. Do đó nếu thiếu hụt vitamin này sẽ khiến cho máu ngược sắc, gây ra các tổn thương ở da, niêm mạc vùng mũi, miệng, với mẹ bầu thì dễ sẩy thai. Tuy nhiên quá liều vitamin B2 thì khiến cho thận dễ tổn thương, nước tiểu thường có màu vàng sậm.

Vitamin B2 có nhiều trong các thức ăn từ động vật, sữa, các loại rau và đậu…

28608-vitamin-b2-rich-foods.jpg

Những thực phẩm giàu vitamin B2

4. Vitamin B6

Vitamin B6 tham gia vào quá trình tái tạo tế bào và hồng cầu, chống lại bệnh thiếu máu. Đồng thời nó cũng tham gia củng cố hệ miễn dịch và tác động đến hệ thần kinh. Vitamin B6 giúp mẹ bầu chống lại các triệu chứng ốm nghén.

Thiếu hụt vitamin B6 có thế dẫn đến thiếu máu, tổn thương hệ thần kinh và có triệu chứng mất ngủ. Tuy nhiên rất ít khi cơ thể bị thiếu lượng vitamin này. Vì lượng cần thiết mỗi ngày nên hấp thụ chỉ từ 1-1,5mcg vitamin B6. Tuy nhiên mức tối đa có thể hấp thụ là 100mcg/ngày. Nếu tiếp nhận quá nhiều vitamin B6 cơ thể có thể bị tổn thương hệ thần kinh. Đối với thai nhi có thể khiến cho hệ thần kinh phát triển không bình thường.

28610-vitamin-b6.jpg

Khoai tây khá giàu vitamin B6

Mẹ có thể bổ sung vitamin B6 qua các loại thực phẩm như: lúa mạch, khoai tây, cà chua, chuối, súp lơ, dưa hấu, bơ, sữa + sữa chua, đậu, gà, trứng, thịt bò và cá thu…

5. Vitamin B9 (axit folic)

Vitamin B9 hay còn được biết với cái tên phổ biến hơn là axit folic. Đây là dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể khiến thai nhi bị khuyết tật nghiêm trọng ống thần kinh. Ngoài ra, nguy cơ sẩy thai và suy dinh dưỡng thai nhi cũng tăng lên khi mẹ thiếu hụt vitamin B9 trong thai kỳ. Đặc biệt trong ba tháng đầu tiên là thời điểm mẹ bầu phải bổ sung đầy đủ nhất.

Theo đó, mức axit folic cần thiết trong thời gian này là 400mcg đến 600mcg. Lượng vitamin B9 dư không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Thế nhưng nếu quá nhiều trên 1.000mcg mỗi ngày thì có thể gây ra rối loạn tiêu hóa hay động kinh.

28609-vitamin-b9.jpg

Vitamin B9 rất nhiều trong các loại rau xanh lá

Mẹ bầu có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng này từ các loại rau lá xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt…

6. Vitamin C

Loại vitamin này không chỉ nâng cao sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu mà còn giúp cơ thể hấp thu sắt để chống lại triệu chứng thiếu máu. Thiếu hụt vitamin C có thể khiến mẹ bầu bị vỡ màng ối sớm. Nhưng dư thừa vitamin C lại khiến cho cơ thể dễ bị tiêu chảy và gặp rắc rối với dạ dày.

28605-3.jpg

Hoa quả phong phú vitamin C.

Lượng vitamin C an toàn mỗi ngày cho mẹ bầu là 55mcg/ngày. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh và quả chín, nhất là trong họ nhà cam, chanh. Một số loại rau củ hoa quả nhiều vitamin C như: dâu tây, xoài, dứa, chuối, bơ, táo, cà chua, đậu, khoai tây, súp lơ…

7. Vitamin D

Để hoàn chỉnh bộ xương cho thai nhi và giúp mẹ bầu tránh được chứng loãng xương sau thai kỳ thì vitamin D là cần thiết. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu được canxi hiệu quả.

Thiếu hụt vitamin D có thể khiến mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, tiền sản giật, nhiễm trùng âm đạo hay sinh non hoặc sẩy thai vì thai nhi phát triển thiếu chất. Mẹ bầu thiếu hụt vitamin D cũng khiến cho bé sau này còi xương, yếu xương, dễ bị các bệnh đường hô hấp và mềm hộp sọ.

28606-4.jpg

Phơi nắng để bổ sung vitamin D.

Thường mẹ bầu ăn chay và có làn da sẫm màu dễ thiếu vitamin D hơn. Ngược lại, nếu thừa vitamin D mẹ bầu thường có các dấu hiệu như đau đầu, buồn nôn, chán ăn và cơ bắp yếu ớt… Vitamin D dư thừa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Lượng vitamin D mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày là 600IU.

Vitamin D có thể được cơ thể tổng hợp thông quan việc phơi nắng sớm. Nhưng mẹ cũng có thể bổ sung chúng thông qua một số thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa, lòng đỏ trứng gà…

8. Vitamin E

Vitamin E làm giảm tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non. Nó còn là chất chống oxy hóa giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch cũng như giữ gìn vẻ đẹp của làn da. Thế nhưng thừa vitamin E khiến cho mẹ bầu dễ buồn nôn, mệt mỏi, dễ bị vỡ mạch máu dưới da, chảy máu và mất sức ở các cơ. Lượng vitamin E tiêu chuẩn mỗi ngày nên là 15mcg.

28607-5.jpg

Dầu thực vật có chứa vitamin E.

Mẹ có thể bổ sung vitamin E từ các loại thức ăn như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu. Thường chỉ cần ăn những thức ăn có nhiều vitamin E như trên là đủ cung cấp cho cơ thể.

Như vậy, với danh sách các loại vitamin cần thiết phải bổ sung trong thai kỳ trên, mẹ bầu nên để ý đến khẩu phần ăn và thường xuyên điều chỉnh cho thích hợp. Nếu cần thiết hãy lấy lời khuyên từ bác sĩ nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI