Vai trò tối quan trọng của axit folic đối với sự hình thành và phát triển thai nhi

Axit folic đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân chia và phát triển của các tế bào cơ bản trong cơ thể sống. Chính vì vậy, sự thiếu hụt axit folic trong giai đoạn thai kỳ, vốn là thời điểm quan trọng của sự hình thành các tế bào có thể dẫn đến nhiều nguy cơ về dị tật bẩm sinh.

banner ads

1. Nhu cầu axit folic đối với thai phụ

26854-bo-sung-axit-folic-1.jpg

Mỗi ngày, thai phụ cần bổ sung khoảng 400mcg axit folic để đảm bảo cho các giai đoạn phát triển của thai nhi.

Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 400mcg axit folic để đảm bảo cho các giai đoạn phát triển của thai nhi như phân chia tế bào, tạo thành nhau thai, tăng tế bào hồng cầu và cho sự tăng trưởng nói chung của thai nhi trong suốt thai kỳ.

2. Hệ quả của sự thiếu hụt axit folic trong thai kỳ

Với thai phụ:Gây ra chứng thiếu máu hồng cầu nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc nhẹ cân.

Với thai nhi:Trong giai đoạn 3 tháng đầu: nếu thiếu hụt axit folic trong giai đoạn phân chia tế bào, các tế bào hình thành sẽ bất thường dẫn đến các dị tật như hở hàm ếch, hội chứng Down và nghiêm trọng nhất là dị tật khuyết ống thần kinh với các hậu quả thương tâm như nứt đốt sống (cột sống không đóng và không được bảo vệ), khuyết não (não không phát triển hoặc nếu phát triển cũng không đầy đủ),…

26855-bo-sung-axit-folic-2.jpg

Dị tật nứt đốt sống ở thai nhi do thiếu axit folic

Chính vì những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trên, các chuyên gia luôn khuyên các bà mẹ trong thai kỳ phải bổ sung đầy đủ 400mcg axit folic/ ngày từ dạng viên uống cho đến các thực phẩm có trong tự nhiên. Hơn thế, trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng cũng cần bổ sung ngay dưỡng chất này để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con khi đã bước vào thai kỳ.

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt axit folic

Nhiều người vẫn nghĩ, thiếu hụt axit folic là thiếu hụt một dưỡng chất. Thế nhưng, thực tế, tình trạng thiếu axit folic rất hiếm khi là một phả ứng đơn độc. Nó xảy ra do sự thiếu hụt tổng thể của các khoáng tố và vitamin. Nó có thể xảy ra với người thường xuyên áp dụng chế độ ăn kiêng, những người nghiện rượu, các chứng rối loạn hấp thu hoặc do tình trạng nghèo đói.

Chính vì vậy, một chế độ ăn đầy đủ, cân bằng sẽ giúp cơ thể có đủ điều kiện tổng hợp vitamin và khoáng tố tốt nhất.

4. Thực phẩm giàu axit folic

Bên cạnh việc bổ sung axit folic dạng viên uống, các thai phụ cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm có chứa axit folic trong tự nhiên để đảm bảo nguồn vitamin và khoáng tố tổng hợp đa dạng và đầy đủ hơn.

Bánh mỳ và ngũ cốc

26856-bo-sung-axit-folic-3.jpg

Một lát bánh mỳ dùng bữa sáng có thể cung cấp thêm 60mcg axit folic cho mẹ bầu.

Các loại thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc bao giờ cũng gấp đôi hàm lượng axit folic so với những sản phẩm không bổ sung ngũ cốc. Chẳng hạn, một lát bánh mỳ dùng bữa sáng có thể cung cấp thêm 60mcg axit folic cho mẹ bầu. Để hấp thu tốt hơn, mỗi bữa dùng bánh mì mẹ nên kèm thêm súp lơ xanh hoặc rau lá thẫm nhé!

Cam

Là một trong những loại trái cây giàu vitamin C nhất, cam chẳng những giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng mà còn giúp mẹ bổ sung một lượng không nhỏ axit folic. Bởi lẽ trong một trái cam lớn có đến 55mcg axit folic; một cốc nước cam khoảng 150ml có chứa đến 77 mcg axit folic.

Đậu tương

Trong các loại đậu đều có chứa một hàm lượng axit folic nhất định và đậu tương là loại đậu có chứa axit folic cao nhất. Các sản phẩm từ đậu tương có thể kể đến như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu phụ khô…

Khoai tây

Ngoài lượng axit folic cung cấp cho cơ thể ra, khoai tây còn chứa rất nhiều khoáng tố thiết yếu như kẽm giúp não bộ thai nhi phát triển tốt hơn.

Lòng đỏ trứng

Trong lòng đỏ trứng có chứa một hàm lượng lớn các vitamin như vitamin A, vitamin D, axit folic… cùng các khoáng tố quan trọng như sắt, kẽm… Chính vì vậy, trứng gà là một thức ăn dặm lý tưởng. Tuy nhiên mỗi tuần mẹ chỉ nên dùng từ 2-3 quả thôi nhé!

Măng tây

26858-bo-sung-axit-folic-5.jpg

Hàm lượng axit folic trong măng tây thuộc vào loại cao nhất.

Hàm lượng axit folic trong măng tây thuộc vào loại cao nhất. Cứ khoảng 5 cây măng tây, bạn sẽ bổ sung cho mình khoảng 1000 mcg axit folic. Để giữ được dưỡng chất này, khi chế biến, mẹ không nên nấu quá kỹ để nhé!

Nước cà chua

Một ly nước ép cà chua khoảng 150ml có chứa khoảng 48mcg axit folic. Ngoài nguồn dưỡng chất này, cà chua còn là loại thực phẩm giàu vitamin C và chất sắt giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và bổ sung máu rất tốt.

Quả bơ

Chỉ ½ trái bơ đã có chứa khoảng 90mcg axit folic. Đặc biệt, quả bơ cũng giống như các loại hạt quả khô như óc chó có chứa rất nhiều omega 3 tốt cho sự phát triển trí não và tim của bé.

Rau chân vịt và các loại rau xanh thẫm

26859-bo-sung-axit-folic-6.jpg

Rau chân vịt và các loại rau xanh thẫm là thực phẩm hàng đầu cung cấp axit folic cho mẹ.

Rau chân vịt và các loại rau xanh thẫm là thực phẩm hàng đầu cung cấp axit folic cho mẹ. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyên mẹ nên ăn nhiều rau xanh trong thai kỳ để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Sữa

Hàm lượng axit folic, protein và canxi trong sữa rất cao. Chính vì vậy, mỗi ngày mẹ nên đều đặn duy trì ít nhất 3 cữ sữa để em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh.

Súp lơ

Sau măng tây và rau chân vịt thì súp lơ là thực phẩm lý tưởng để bổ sung axit folic. Ngoài ra, nhờ lượng chất xơ cao nên đây cũng là thực phẩm chống táo bón hiệu quả cho mẹ bầu.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI