Cách bày mâm cỗ đẹp dành cho nàng dâu không giỏi việc bếp núc

Cách bày mâm cỗ đẹp ngày Tết dường như đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người Việt trong dịp đầu năm. Tết Nguyên đán hay Tết cổ truyền là dịp quan trọng nhất, diễn ra từ ngày mồng 1 tháng Giêng đến hết ngày mùng 3, thậm chí một số nơi còn dài hơn. Vào những ngày này, mọi ngường thường sẽ chuẩn bị các món ăn truyền thống và trang trí thật bắt mắt, cầu kỳ để cúng ông bà, tổ tiên. Vậy làm sao để người không giỏi bếp núc có thể làm trọn vẹn nhiệm vụ này? Yên tâm, hôm nay Yeutre.vn sẽ hướng dẫn giúp bạn. 

banner ads
Mâm cỗ Tết
Bày mâm cỗ thế nào cho đẹp và đầy đủ không phải ai cũng biết. Ảnh: Internet

1. Ý nghĩa của mâm cổ trong ngày Tết

Tết về không chỉ mang đến những điều mới mẻ, bầu không khí tươi vui, háo hức. Tết còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Và cứ đến dịp này nhà nhà đều tất bật chuẩn bị mâm cỗ thật kỹ lưỡng, chu đáo. Một mâm cỗ đẹp và ấm cúng là điều mà mọi gia đình đều mong muốn.

Trong văn hóa của người Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, luôn cho rằng những việc làm đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến kết quả của cả năm sau đó. Vì thế mà mâm cỗ bao giờ cũng được làm long trọng hơn ngày thường. Chúng được sắp xếp và bày biện đủ món với hy vọng có một năm ấm no, hạnh phúc. 

Ý nghĩa mâm cỗ
Tết là dịp sum vầy nên mâm cỗ bao giờ cũng được chuẩn bị thịnh soạn. Ảnh: Internet 

Hơn nữa, người Việt ta luôn có truyền thống "uống nước nhớ nguồn", con cháu sẽ bày mâm cỗ dâng lên ông bà, tổ tiên như là dịp để thể hiện lòng tri ân của mình đối với người có công sinh thành và nuôi dưỡng. Với những ý nghĩa đó nên dù khó hay đủ, dù ít dù nhiều thì mâm cỗ ngày Tết luôn được cố gắng chăm chút trọn vẹn.

2. Cách bày mâm cỗ ngày Tết của từng vùng miền có gì khác nhau

Do điều kiện địa lý cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng miền nên mâm cỗ ngày Tết cũng sẽ có phần khác nhau. Ngay trong cách gọi cũng vậy, miền Bắc gọi là mâm cỗ, miền Trung gọi là mâm cộ còn miền Nam thì gọi là mâm cúng ông bà.

2.1. Mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc

Có thể nói, mâm cỗ miền Bắc là cả một nghệ thuật và tinh tế, được thể hiện qua bàn tay của những người nội trợ đảm đang. Theo truyền thống của người Bắc, mâm cỗ Tết lúc nào cũng phải có đủ 4 bát, 4 đĩa. Điều này tượng trưng cho tứ trụ, bốn phương, bốn mùa. Những gia đình cầu kỳ hơn thì có tới 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Cũng có khi cổ lớn phải sắp đến 2, 3 tầng. Tùy vào gia đình, khí hậu mà các món ăn ở mỗi năm có thể không giống nhau, thế nhưng nhất định phải có đủ các món dưới đây: 

banner ads
Mâm cỗ Tết miền Bắc
Người Bắc luôn cầu kỳ trong việc chuẩn bị mâm cỗ. Ảnh: Internet 
  • Bốn bát gồm: 1 bát miến dong, 1 bát chân giò hầm măng, 1 bát mọc nấm thả và bát bóng thả. Đặc biệt, với bát chân giò hầm măng phải nấu bàng chân giò vừa có nạc và mỡ. Giữa bát canh sẽ có một miếng thịt ba chỉ cắt vuông vắn, khứa làm tư.
  • Bốn đĩa gồm: 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa gà luộc, 1 đĩa chả quế và 1 đĩa giò lụa . Quan trọng trong mâm cổ của người miền Bắc bao giờ cũng phải có đĩa xôi gấc màu đỏ, tượng trưng cho may mắn sẽ tới vào nám mới. 
Giò hầm măng
Với người miền Bắc trong mâm cỗ luôn có món giò hầm măng. Ảnh: Internet 
  • Một số đĩa phụ khác: Ngoài những bát và đĩa quan trọng trên, để mâm cỗ thêm xum xuê, đầy đủ hơn sẽ có thêm các đĩa như: giò thủ , thịt dông , cá kho riềng , lạp xưởng khô, xào hạnh nhân, trứng muối, nộm sứa hoặc nộm rau quả, bánh chưng kèm dưa hành.
  • Món tráng miệng: Ở miền Bắc sẽ sử dụng món mứt quất , mứt gừng , mứt hồng, ô mai mơ gừng, đặc biệt là món chè.

2.2. Mâm cỗ ngày Tết của miền Trung

Nằm giữa bản đồ của đất nước, miền Trung được xem là vùng chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi sự khắc nghiệt của thiên tai, lũ lụt. Tuy thế, mâm cỗ Tết của người dân nơi đây vẫn được bày biện đủ món từ món khô cho đến món mặn, với hy vọng có cái tết sung túc và một năm gặp “mưa thuận gió hòa”. Thông thường trong cách bày mâm cỗ đẹp ở miền Trung sẽ không thể thiếu được các món sau: 

Mâm cỗ Tết của người miền Trung
Mâm cổ Tết của người miền Trung cũng rất thịnh soạn. Ảnh: Internet 
  • Các món mặn: Gồm đầy đủ các thành phần: Thượng cầm với những món từ gà, vịt, chim… Hạ thú với những món từ thịt heo, bò và các loài thủy tộc dưới nước tôm, cá, cua. Một số món tiêu biểu có thể kể đến là heo quay, gà quay, thịt nạc rim, thịt vịt luộc, bò nướng sả ớt, bò nấu thưng, nem chua, thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm .
  • Các món cuốn và gỏi: Người miền Trung còn hay có thói quen “cuốn” nên trong mâm cỗ sẽ không thể thiếu món bánh tráng, rau sống cuốn, ram cuốn. Bên cạnh đó là những món trộn: thịt gà trộn rau răm, miến trộn, mít trộn,… 
Bánh tét miền Trung
Với miền Trung không thể thiếu món bánh tét ăn kèm cà rốt củ cải ngâm nước mắm. Ảnh: Internet 
  • Món tráng miệng: Thường là các loại như bánh ngũ sắc, bánh in bột nếp, bánh phục linh , bánh đậu xanh in hình hoa mai, hoa đào,… Và các loại mứt gừng, bí đao, đu đủ,… gọt tỉa thành hình bát cửu hoặc các vật trong nhóm tứ linh.
  • Các loại trái cây: Trong mâm cỗ chắc chắn không thể thiếu các loại trái cây như trái lựu, đào, phật nhũ,… đem sấy khô và xếp thành hình tháo trên quả bồng dâng lên cung tổ tiên.

2.3. Mâm cỗ ngày Tết của miền Nam

Thói quen chuẩn bị mâm cỗ của người miền Nam hết sức dân dã, mộc mạc. Dù không quá cầu kỳ trong cách bày biện và trang trí như người miền Bắc, nhưng vẫn mang một ý nghĩa rất riêng trong ngày đầu năm. Những món ăn ngày Tết của vùng này rất phong phú về thực đơn, cụ thể:

  • Các món mặn sẽ gồm thịt phay, tôm thịt rim, cuốn ram, nem, chả, tré, chả giò chiên, gỏi gà luộc, món kiệu ăn kèm… cùng các mòn đồ mộc như măng khô xào thịt, giá xào nham, mít trộn… thường được bày trên mâm cổ. 
Mâm cỗ của người miền Nam
Mâm cỗ Tết của người miền Nam không thể thiếu thịt kho tàu và canh khổ qua. Ảnh: Internet 
  • Hai món không thể thiếu trong các gia đình miền Nam mỗi độ Tết đến xuân về là món hột vịt kho trứng và canh khổ qua. Theo quan niệm dân gian nó sẽ giúp xua đi những khó khăn của năm cũ để có một năm mới tươi đẹp hơn.
  • Món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng như miền Trung thì còn có mứt dừa, mứt me đặc trưng của miền Nam. Ngoài ra còn có mứt củ khoai mài, mứt chanh, mứt khế, mứt củ bình tinh. Còn về phần bánh có bánh măng, bánh mận, bánh thuẩn, bánh nổ, bánh tổ, bánh bó mứt, bánh sen tán, kẹo chuối,… đặc sắc là món cơm rượu.

3. Gợi ý cách bày mâm cỗ ngày Tết vừa độc đáo vừa đẹp mắt

Mâm cỗ ngày Tết sẽ đủ đầy hơn với rất nhiều món, cách nấu cũng cầu kỳ hẳn. Vì thế, bạn nên sắp xếp và bày trí các món ăn một cách khoa học, hợp lý để khi nhìn vào trong đẹp mắt nhất có thể. Nếu cảm thấy lung túng thì hãy tham khảo cách dưới đây:

  • Dùng đĩa to vừa để bày những món như ram cuốn, thịt gà. Không gian còn dư có thể dùng để trang trí thêm nhành hoa mai, hoa đào, hoa cà chua, cà rốt chẳng hạn. Xếp các loại đồ ăn theo hình bông hoa hoặc cánh quạt độc đáo (nếu khéo tay). 
Đĩa chả giò
Với đĩa to bạn có thể dùng để bày ram cuốn hoặc thịt gà. Ảnh: Internet 
  • Với món xôi bạn nên đựng vào những chiếc đĩa tròn. Món nộm và món xào tường có ít nước hãy chọn loại đĩa tròn hoặc vuông có lòng sâu. Canh thì bạn đựng vào loại tô vừa, đừng rộng quá. Những đĩa/bát nhỏ dùng để đựng gia vị, nước chấm. 
Đĩa xôi
Những đĩa loại nhỏ dùng để đựng xôi là hợp lý. Ảnh: Internet 
  • Với món nem, giò lụa, chả quế... hay bánh chưng thì những chiếc đĩa nông là hợp lý. Vừa đủ để trưng bày thức ăn vừa không chiếm nhiều diện tích của mâm cỗ. 
Đĩa giò thủ
Cách bày món giò thủ. Ảnh: Internet 

Cách sắp mâm cỗ: Đặt những đĩa thức ăn to ở ngoài, những đĩa nhỏ như nem, thịt, giò đặt bên cạnh và để bát nước chấm ở giữa. Phía ngoài cùng đặt những bát canh, bánh chưng, miến, món trộn. Hãy cân đối bố cục, màu sắc, trang trí món ăn phù hợp, sao cho mâm cỗ trông hài hòa nhất. 

Mâm cỗ hoàn chỉnh
Một mâm cỗ được bày hoàn chỉnh, bạn có thể tham khảo. Ảnh: Internet 

4. Những lưu ý khi bày mâm cỗ ngày Tết

Mâm cỗ ngày nay đã được thay đổi và biến tấu theo kiểu hiện đại hơn để phù hợp với khẩu vị của từng gia đình. Việc trình bày mâm cỗ theo đó cũng linh hoạt hơn, thích ứng với ngày Tết hiện đại. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý những nguyên tắc sau khi trình bày các món ăn:

  • Sử dụng các loại bát, đĩa cùng tông màu. Hình dáng có thể không đồng bộ nhưng màu sắc nên đồng bộ, cộng với việc sắp xếp không đồng bộ sẽ khiến mâm cỗ trông rất rối mắt.
  • Những món tương tự nhau, có màu na ná nhau không nên đặt cạnh nhau. Ví dụ như món xôi và bánh chưng hay hai bát canh nên đặt ở hai đầu mâm thì tốt hơn. Các món giò, chả cũng để cách ra, gia vị món nào để gần món đó và nên để giữa mâm. 
Cách bày mâm cỗ đẹp
Khi bày mâm cỗ bạn nên sử dụng bát đĩa chung một tông màu. Ảnh: Internet 
  • Khi sắp mâm chú ý tạo sự đối xứng giữa bát đĩa, các món ăn cũng vậy để tiện cho người thưởng thức. Nhất là đối với mâm cỗ lớn nên chia một món làm hai đĩa để mọi người không phải với tay gắp thức ăn.

Cách bày mâm cỗ đẹp không khó, bạn chỉ cần khéo léo và tinh ý một chút là có ngay mâm cỗ bắt mắt để cúng ông bà, tổ tiên. Tùy theo điều kiện cũng như phong tục của gia đình mình để bày biện sao cho linh động và đầy đủ nhất có thể. Tết là một dịp trọng đại và mâm cỗ cũng cần được chuẩn bị thật thịnh soạn, đẹp đẽ. Vì thế, bạn hãy ghi chú lại những gợi ý như bài viết này để sẵn sàng cho những ngày Tết sắp tới nhé!

Tuyết Nhi

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI