- Súp lơ: thực phẩm mẹ bầu ăn càng nhiều càng tốt
- Cà tím, thực phẩm tốt giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Đậu bắp có xuất xứ từ châu Phi, sau đến Mỹ và đến khắp nơi trên thế giới. Nhiều nước đặc biệt yêu thích loại trái này không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn vì thành phần dinh dưỡng dồi dào của nó cũng như những công dụng chữa bệnh của nó.
Lợi ích của đậu bắp đối với sức khỏe
Đậu bắp có giá trị dinh dưỡng cao.
Chất xơ và chất nhầy có trong đậu bắp giúp điều chỉnh đường huyết và tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng của ruột non, giúp nhuận trường.
Đậu bắp cũng giúp cơ thể tái hấp thu nước. Đồng thời chất nhầy từ đậu bắp cũng hấp thu các phân tử cholesterol hay các chất độc có trong đường ruột rồi đẩy chúng ra ngoài theo chất thải. Bên cạnh đó đậu bắp còn chống được chứng táo bón và đầy hơi.
Đậu bắp nhiều chất dinh dưỡng thế nhưng lại không gây tăng cân nên rất tốt cho người muốn giảm cân.
Đồng thời đậu bắp cũng tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn tốt phát triển, nó có chức năng như sữa chua, ngoài ra còn giúp cơ thể tổng hợp các loại vitamin B.
Dưỡng chất trong đậu bắp có thể làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa. Ngoài ra protein có trong đậu bắp còn giúp cho cơ thể ngủ ngon vì chúng chứa nhiều axit amin giúp cho tinh thần thư giãn.
Lợi ích của đậu bắp đối với mẹ bầu
Tránh dị tật cho thai nhi là lợi ích tích cực đầu tiên của loại quả này đối với mẹ bầu. Trong nửa chén đậu bắp chín có thể cung cấp đến 36.5g axit folic, nếu sống thì chúng còn nhiều hơn, khoảng 44g axit folic. Đây là dưỡng chất quan trọng, nhất là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ nhằm ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác cho trẻ.
Mẹ bầu khỏe mạnh hơn trong thai kỳ khi ăn đậu bắp .
Nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa hay kích ứng ruột sẽ là tác dụng tích cực tiếp theo của đậu bắp. Không chỉ nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi, tăng cường hấp thu dưỡng chất mà đậu bắp còn chống lại được chứng táo bón hay xuất hiện ở mẹ bầu.
Chất xơ trong đậu bắp còn giúp mẹ bầu kiểm soát tốt đường trong máu, không gây béo phì do mức calorie thấp. Do đó đậu bắp giúp mẹ bầu chống lại bệnh đường huyết trong thai kỳ và dễ dàng giảm cân sau sinh.
Đậu bắp cũng giúp cho da và tóc mẹ bầu đẹp hơn. Chúng cũng giúp cho mắt sáng hơn. Cách đơn giản để đạt được điều này là mẹ hãy bổ sung đậu bắp vào thực đơn của mình hàng ngày.
Ngoài ra, tác dụng làm dịu thần kinh của đậu bắp cũng giúp cho mẹ bầu ngủ ngon hơn, chống lại các triệu chứng mất ngủ của thai kỳ.
Gợi ý một số món ngon từ đậu bắp cho mẹ bầu
Tôm xào đậu bắp
Nguyên liệu: đậu bắp, tôm tươi, tỏi, rau mùi trang trí và gia vị vừa đủ.
Cách làm: Tôm làm sạch, bóc bỏ, chừa đuôi, đem ướp với muối, đường, hạt nêm và để khoảng 15 phút trước khi nấu. Đậu bắp rửa sạch và cắt cuống, cắt làm đôi và chần qua nước nóng. Tỏi băm nhuyễn.
Phi thơm tỏi, xào săn tôm rồi cho đậu bắp vào đảo đều, nêm nếm vừa miệng. Cho ít hạt tiêu và rau mùi lên cho thơm là dùng được.
Đậu bắp hấp mỡ hành
Nguyên liệu: đậu bắp, hành lá, ớt, tỏi, rau mùi trang trí và gia vị đầy đủ.
Đậu bắp hấp mỡ hành.
Cách làm: Đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ cuống và đầu. Ớt xắt nhuyễn. Hành lá cũng xắt nhỏ và đun sôi dầu chế vào chén lá hành. Đậu bắp hấp chín thì vớt ra rưới mỡ hành lên trên.
Tỏi giã nhuyễn, khuấy cùng đường và nước mắm cho hỗn hợp keo lại, rưới lên đậu bắp khi dùng.
Ngoài hai món trên thì đậu bắp còn được dùng để nấu kèm nhiều món canh, lẩu hay thậm chí luộc chấm chao cũng đều rất ngon.
Lựa chọn và bảo quản đậu bắp
Đậu bắp tươi quả thường không quá mềm, xanh đều vỏ và không dài quá 8cm là tốt nhất. Đậu bắp nên bọc bằng khăn giấy hoặc đựng trong bao nilong rồi để tủ lạnh sẽ giữ tươi được 1 tuần.
Khi chế biến để không bị mất dinh dưỡng trong đậu bắp nên nấu lửa to. Tốt nhất là hấp chín đậu bắp trước khi chế biến các món xào.
Món ngon từ đậu bắp.
Tuy nhiên đậu bắp có thể làm lạnh bụng do tính hàn. Vì vậy nếu mẹ đang đau bụng hay bị rối loạn tiêu hóa không nên dùng đậu bắp nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: