Một số bài thuốc hay cho mẹ bầu từ lá tía tô

Tía tô vừa là loại rau gia vị thơm ngon, không thể thiếu trong các món ăn như cháo, chuối đậu, bún ốc... vừa là vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền, có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt với mẹ bầu.

banner ads

22372-6.jpg

Lá tía tô được dùng với cháo như một loại gia vị.

1. Trị ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay buồn nôn... Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sắc 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả để uống, sẽ giúp an thai và hết nôn, bổ tỳ.

2. Bị đau bụng, đau lưng, ra huyết

banner ads

Nếu bị các chứng này mẹ bầu sắc 20g lá và cành tía tô; 16g mỗi loại bạch truật, sa sâm, thục địa, phục long can; 12g mỗi loại ngải diệp, hoàng cầm, đương quy, bạch thược; 10g đỗ trọng, cam thảo; 6g a giao và gừng nướng cháy uống liền trong 10 ngày, có tác dụng an thai, nhuận huyết và chỉ huyết.

3. Nhiệt thai

Biểu hiện của nhiệt thai là mẹ bầu cảm thấy bụng nóng, cồn cào khó chịu, đi tiểu có màu đỏ, lượng nước tiểu ít. Đồng thời ăn uống không ngon miệng, đau sưng lợi, bị táo bón. Lúc này mẹ bầu nên sắc đơn thuốc sau uống mỗi ngày, uống trong 7 ngày liên tục.

Thuốc sắc gồm: 20g rau má, 16g mỗi loại cành và lá tía tô, đương quy, liên kiều, hoài sơn; 12g mỗi loại bạch truật, chi tử, thục địa, liên nhục, khởi tử; 10g mỗi loại hoàng cầm, đỗ trọng, ngân hoa; 6g a giao.

4. Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê hai chi dưới

Vào những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu thường bị phù nề nhất là hai chi dưới. Để giải mối lo này mẹ bầu nên sắc đơn thuốc sau, uống thuốc chia 3 lần/trong ngày.

Thành phần gồm: 16g mỗi loại tía tô, bạch truật, ngũ gia bì, hoài sơn; 12g mỗi loại ngải diệp, sài hồ, trần bì, liên nhục; 10g các loại cao lương khương, thăng ma, xa tiền, hương nhu trắng.

Đơn thuốc này có tác dụng bổ trung, bổ tỳ, nhuận khí, thông tiểu.

22378-1.jpg

Tía tô là một loại thuốc trong Đông y.

5. Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở

Với triệu chứng này mẹ bầu nên sắc: 16g mối loại tía tô, cát cánh; 12g mỗi loại kinh giới, rau tần lá dày, cam thảo, lá xương sống; 10g mỗi loại trần bì, mơ muối, tang bạch bì, bối mẫu, bạch linh, bạch quả.

Mỗi ngày nên uống 1 thang. Thuốc này có tác dụng thanh phế, giảm ho, tiêu đờm.

6. Cảm sốt khi mang thai

Khi mẹ bầu bị cảm sốt tốt nhất không nên dùng kháng sinh. Mẹ có thể chữa bệnh cảm bằng cách nấu một nắm lá tía tô cùng kinh giới, hai chén nước sắc thành 1 chén để nguội uống. Sau đó mẹ nên ăn một bát cháo nóng với lòng đỏ trứng gà để bồi bổ sức lực.

7. Những công dụng khác của lá tía tô với mẹ bầu

Ngoài công dụng chữa bệnh, lá tía tô cũng có tác dụng làm đẹp da, phù hợp với mẹ bầu. Trong lá tía tô có nhiều vitamin A, C và hàm lượng các dưỡng chất như Ca, Fe, P… nên tác động đến làn da rất tốt.

Mẹ bầu có thể dùng lá tía tô để tắm rửa bảo vệ làn da, giảm vết nám và triệu chứng khô ngứa.

Hoặc mẹ cũng có thể xát lá tía tô trực tiếp lên làn da bị mẩn ngứa do ánh nắng mặt trời hay do côn trùng cắn trong lúc tắm để giảm sưng, ngứa.

Trà tía tô có thể dùng để làm sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

22373-7.jpg

Trà tía tô có tác dụng làm sạch miệng, mang lại hơi thở thơm tho.

Lưu ý khi dùng lá tía tô

Mặc dù có nhiều công dụng, nhưng khi trực tiếp ăn lá tía tô mẹ bầu cũng nên lưu ý vì cơ thể mẹ bầu thường nóng, việc ăn lá tía tô liên tục có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Ngoài ra, lá tía tô không được nhắc đến như một vị thuốc để giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng trong y học. Vì vậy mẹ bầu không nên áp dụng cách truyền miệng ăn lá tía tô để dễ sinh nở hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI