Cà tím, thực phẩm tốt ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não thai nhi

Ở Ấn Độ, cà tím được mệnh danh là “vua của rau củ” bởi sự phố biến, thông dụng của nó trong các món ăn. Ở Việt Nam, cà tím cũng rất được ưa chuộng bởi nó chứa nhiều dưỡng chất cũng như có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, đặc biệt là mẹ bầu.

banner ads

15861-ca-tim-1.jpg

Cà tím chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng tốt cho mẹ bầu

Theo đó, phần thịt của cà tím có chứa nhiều acid folic, cellulose, chất béo, protid, các loại vitamin A, B1, B2, B6.. cùng nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, magiê, kẽm, canxi…

Tuy nhiên cà tím chỉ thực sự phát huy các tác dụng tốt của nó khi được nấu chín. Ăn cà tím sống, cà tím muối hay các loại gỏi làm bằng cà tím có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây chảy máu trong thai kỳ. Dưới đây là một số công dụng của cà tím đối với mẹ và thai nhi:

Công dụng của cà tím

Đối với thai phụ

- Acid folic, kali trong cà tím rất dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư, chống lão hóa rất tốt.

- Những thai phụ mắc bệnh tiểu đường thường xuyên bổ sung cà tím trong thực đơn thai kỳ của mình rất tốt vì hàm lượng chất xơ trong cà tím khá cao, trong khi chỉ số glycemic thấp (các loại rau củ có chứa glycemic thấp đều có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa…).

Đối với thai nhi

Cà tím có chưa nhiều acid folic – chất có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não thai nhi. Ngoài ra, acid folic có trong cà tím còn giảm thiểu hàm lượng homocysteine trong máu (homocysteine là một axit amin, nếu quá cao sẽ gây nên hiện tượng cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch) thai phụ.

15862-ca-tim-2.jpg

Mẹ bầu ăn cà tím trong thai kỳ góp phần chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Những mẹ bầu nào nên ăn và không nên ăn cà tím

Nên ăn

Thai phụ bị tiểu đường ăn cà tím rất tốt vì nó chứa glycemic thấp, hàm lượng chất xơ cao có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống lão hóa hiệu quả

Không nên ăn

- Mẹ bầu mắc bệnh thận nên nói không với cà tím bởi nó hàm lượng oxalat – một loại acid có trong thực vật nếu ăn nhiều dễ gây sỏi thận – khá cao.

- Mẹ bầu mắc các bệnh hen suyễn, thể trạng yếu cũng không nên ăn để giảm thiểu và phòng tránh nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do cà tím có tác dụng gây mê, ăn nhiều có thể gây ngộ độc.

- Mẹ bầu đang gặp các vấn đề về dạ dày: Là thực phẩm có tính hàn nên nếu người bệnh ăn nhiều sẽ khiến dạ dày khó chịu, có thể dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy.

- Mẹ bầu quá mẩn cảm: Cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamine – một loại chất độc - cao, do đó nếu mẹ bầu quá mẩn cảm ăn cà tím có thể bị ngứa ngoài da và miệng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI