1. Dinh dưỡng phong phú của đậu bắp
Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một chén đậu bắp sống khoảng 100g có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- 33 calo
- 1.9g protein
- 0.2g chất béo
- 7.5g carbohydrate
- 3.2g chất xơ
- 1.5g đường
- 31.3mg vitamin K
- 299mg kali
- 7mg natri
- 223mg vitamin C
- 0.2mg thiamin
- 57mg magie
- 82mg canxi
- 0.215mg vitamin B6
- 60mcg folate
- 36mcg vitamin A
Ngoài ra, đậu bắp còn cung cấp một lượng các chất khác như sắt, phốt pho, niacin và đồng.
Đậu bắp còn là nguồn chất oxy hóa tốt chứa nhiều trong hạt và vỏ, vao gồm các hợp chất phenolic, cùng các dẫn xuất flavonoid. Theo các nhà khoa học thì những hợp chất này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Họ cũng tin, chúng còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm nữa.
Còn về chất nhầy ở đậu bắp, có thể nhiều người trong chúng ta khôn "ưa" gì lắm nhưng chất này có thể giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Đây chính là một ưu điểm tuyệt vời do chất nhầy của đậu bắp mang lại, khiến cho chúng ta khi biết rồi thì cũng bớt đi nhiều "ác cảm" với nó hơn.
2. 7 công dụng của đậu bắp điển hình nhất
2.1. Ngăn ngừa ung thư
Trong một nghiên cứu vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã dùng đậu bắp để thử nghiệm trong việc điều trị tế bào ung thư vú ơ người. Việc điều trị này làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư đến 63% và giết chết 72% tế bào ung thư. Mặc dù như thế, chúng ta cũng cần nhiều nghiên cứu hơn để biết rõ ràng hơn về việc đậu bắp có tác dụng với bệnh ung thư như thế nào.
Tuy vậy, chúng ta cũng có thể tin tưởng rằng, đây là một trong những thực phẩm rất lành mạnh, tương tự như dược liệu tự nhiên. Đậu bắp rất đáng dùng để giúp chúng ta ngăn ngừa căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến.
2.2. Công dụng của đậu bắp với phụ nữ mang thai
Đậu bắp cung cấp folate đáng kể như trong thành phần dinh dưỡng của nó đã được đề cập. Chúng ta cũng biết rằng, folate rất cần thiết cho những phụ nữ chuẩn bị có con và mang thai vì thành phần này giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho em bé.
Như thế, khi cần bổ sung thực phẩm giàu folate cho việc chuẩn bị mang thai hay đang mang thai, đậu bắp cũng là một ứng cử cung cấp folate tự nhiên mà chúng ta nên tận dụng sử dụng.
2.3. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm mức cholesterol có hại trong máu.
Thực phẩm giàu chất xơ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, béo phì và tiểu đường. Chất xơ cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh tim mạch ở những người đã mắc bệnh này.
Như vậy, có thêm một lý do nữa để chúng ta "tranh thủ" sử dụng đậu bắp trong chế độ ăn uống thường ngày. Vì lượng chất xơ của đậu bắp cũng rất đáng kể.
2.4. Công dụng của đậu bắp phòng ngừa loãng xương
Chúng ta cũng biết rằng, vitamin K giữ một vai trò khá quan trọng trong sự hình thành xương và đông máu. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K như đậu bắp có thể giúp xương chắc khỏe hơn và ngăn ngừa loãng xương hay gãy xương.
2.5. Tốt cho hệ tiêu hóa và giảm cân
Đậu bắp giàu chất xơ không chỉ có lợi cho sức khỏe tim mạch mà còn đặc biệt ích lợi cho hệ tiêu hóa.
Chất xơ ngăn ngừa táo bón và giúp hệ tiêu hóa luôn được duy trì ở trạng thái khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm sự thèm ăn nên có thể góp phần giảm cân hiệu quả .
2.6. Tốt cho não
Đậu bắp chứa chất chống oxy chính là polyphenol. Nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn nhiều thực phẩm có chất này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của não. Do, khả năng độc đáo của nó là có thể xâm nhập vào não, bảo vệ và chống viêm. Cơ chế bảo vệ này có thể giúp bộ não của chúng ta khỏi các triệu chứng lão hóa, cải thiện khả năng nhận thức, học tập và trí nhớ.
2.7. Công dụng hạ đường huyết của đậu bắp
Các nhà nghiên cứu cho rằng, đậu bắp có thể giúp làm giảm sự hấp thụ đường trong đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến phản ứng đường huyết ổn định hơn. Nói một cách khác, đậu bắp có ích lợi nhất định cho những người bị bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
Tuy nhiên, đậu bắp có thể ảnh hưởng đến metformin là một loại thuốc tiểu đường phổ biến. Do đó những người đang dùng loại thuốc này thì không được khuyến khích dùng đậu bắp.
3. Lưu ý khi dùng đậu bắp
Mặc dù đậu bắp khá tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng nên sử dụng vừa phải, Vì, việc tiêu thụ quá nhiều đậu bắp cũng có khả năng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của một số người. Các ảnh hưởng này có thể là:
- Gây bất ổn về đường tiêu hóa : Vì đậu bắp có chứa fructans là một loại carbohydrate. Chất này có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút nhất là với những ai thường xuyên gặp các vấn đề về đường ruột. Như vậy, nếu bạn là người thường gặp các vấn đề về đường ruột như dễ đau bụng, đầy hơi thì chỉ nên dùng lượng đậu bắp vừa phải.
- Tăng nguy cơ soi thận : Do đậu bắp có nhiều oxalate. Nếu có nhiều oxalate đi vào thận nó có thể tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó, những người đã từng bị sỏi thận nhất là sỏi thận canxi oxalate thì nguy cơ mắc sỏi thận càng cao nếu sử dụng nhiều thực phẩm có chứa oxalate như đậu bắp.
- Viêm đau : Đậu bắp có chứa solanine là một hợp chất độc hại có thể gây đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một số người. Vì thế, những người thường bị viêm khớp hoặc nguy cơ viêm khớp thì không nên dùng quá nhiều đậu bắp.
- Nguy cơ đông máu : Chúng ta cũng thấy đậu bắp chứa nhiều vitamin K giúp đông máu. Do vậy, dùng quá nhiều đậu bắp có thể ảnh hưởng đến những người sử dụng thuốc làm loãng máu. Giải thích một cách cụ thể hơn rằng, thuốc làm loãng máu sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Trong khi những cục máu đông này chính là nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh đột quỵ hoặc đau tim. Điều này cho thấy, nếu ai đang có nguy cơ bị bệnh tim hay khả năng đột quỵ cao và đang dùng thuốc làm loãng máu thì không nên dùng nhiều đậu bắp.
Công dụng của đậu bắp tuyệt vời cho chúng ta thấy rằng, tận dụng và thường xuyên dùng là điều nên làm. Ngay cả chất "nhớt" từ đậu bắp khiến chúng ta không ưa thích lắm, cũng có tác dụng nhất định cho sức khỏe. Qua các chia sẻ hữu ích đã được đề cập chi tiết, Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn hy vọng từ nay, trong thực đơn của bạn và gia đình sẽ thường xuyên có món đậu bắp hơn.
Nguồn tham khảo: Healthline & Medical News Today
Cát Lâm tổng hợp