1. Bệnh đột quỵ mùa đông là gì, bệnh có nguy hiểm không?
Được biết, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một trong những nguyên nhân dễ gây tử vong nhất trên thế giới. Theo thống kê, cứ 3 phút lại có 1 người chết do bị đột quỵ. Và đặc biệt, tỉ lệ đột quỵ xảy ra vào mùa đông luôn cao hơn mùa hè. Nhiều trường hợp dễ mắc bệnh đột quỵ mùa đông bởi lý do đơn giản là không biết rõ về biểu hiện của bệnh. Lý do thứ hai đó chính là phát hiện mà không kịp đưa đến bệnh viện cũng dễ dẫn đến tử vong.
Đột quỵ thực chất là tình trạng não bị tổn thương do quá trình lưu thông máu lên não bị gián đoạn hoặc não bị thiếu oxy. Trong khoảng vài phút sau đó, nếu không có đủ máu cấp cho não thì sẽ dễ gây ra tử vong. Vì thế, đa phần những người có biểu hiện đột quỵ vào mùa đông thường tử vong ngay lập tức, những trường hợp còn lại có thể sống nếu được cấp cứu ngay tức thì hoặc là dùng thuốc điều trị đột quỵ.
Đối với những ai bị đột quỵ, sau khi được đưa tới bệnh viện kịp thời có thể giữ lại được tính mạng. Song, phần lớn trong số họ sau đột quỵ sức khỏe yếu cũng như mắc chứng tê liệt tay chân, thị lực suy giảm, nói không rõ lời.
2. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh đột quỵ mùa đông là gì?
2.1. Biểu hiện của bệnh đột quỵ mùa đông
Dù có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu trên thế giới nhưng đối với bệnh đột quỵ mùa đông, nếu hiểu rõ và nhận thức được các biểu hiện sẽ có thể giảm nguy cơ tử vong. Dưới đây là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất.
Thực tế, những biểu hiện của bệnh đột quỵ mùa đông thường không rõ ràng, khiến cho người đối diện bối rối ngay khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Chúng có thể xuất hiện và mất đi rất nhanh. Vì thế, mỗi người cũng cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh đột quỵ để có thể cứu lấy chính mình và những người xung quanh.
2.2. Nguyên nhân gây ra đột quỵ mùa đông
Theo một nghiên cứu, thời tiết lạnh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ lên tới 30%. Hiện tượng thay đổi thời tiết một cách đột ngột dễ khiến nhiều người bị đột quỵ. Nhiệt độ vào sáng sớm luôn ở mức thấp, hay đơn giản khi nền nhiệt thay đổi khi ở trong nhà ra ngoài đường cũng là nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện của bệnh đột quỵ.
Mùa đông luôn là thời điểm mà số người bị đột quỵ tăng lên, đó cũng là lý do vì sao trong thời gian này bạn cần có sự hiểu biết rõ hơn để phòng và trị bệnh. Một khi nhiệt độ xuống thấp, dẫn đến tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu cũng như độ nhớt của máu. Từ đó làm cho lòng mạch bị thu hẹp lại, dẫn đến tình trạng máu bị vón lại khiến chúng không thể di chuyển đến não, dẫn đến hiện tượng tai biến như bạn thấy.
3. Những ai dễ bị đột quỵ?
Thực tế, bất cứ ai cũng có thể dễ bị đột quỵ, nguyên nhân đến từ 2 phương diện, đó chính là yếu tố không thể thay đổi và yếu tố bệnh lý.
3.1. Các yếu tố không thể thay đổi
Là những yếu tố về giới tính, về tuổi tác, chủng tộc,…Yếu tố này có quyết định trực tiếp đến khả năng bị đột quỵ ở người, cụ thể như dưới đây.
- Về tuổi tác : Những người từ 55 tuổi trở đi dễ bị đột quỵ mùa đông hơn so với những nhóm người thuộc nhóm tuổi còn lại. Đặc biệt, cứ mỗi 10 năm thì khả năng bị đột quỵ lại tăng gấp đôi. Song, theo các bác sĩ chuyên khoa thì tỉ lệ đột quỵ ngày càng trẻ hóa, tức là cả những người trẻ tuổi, từ độ tuổi 20 là đã có nguy cơ bị đột quỵ. Lý do được công bố là do xuất phát từ bệnh tim, mạch máu não bị dị dạng, uống các loại thuốc kính thích và thuốc phá thai .
- Về giới tính : Cả nam lẫn nữ đều có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ vào mùa đông, nhưng nam giới có tỉ lệ bị đột quỵ cao hơn nữ giới, nam giới ở mức 23% và nữ giới là 18%.
- Về chủng tộc : Theo khảo sát thì số người Mỹ gốc Phi có tỉ lệ bị đột quỵ cao gấp đôi so với nhóm người da trắng.
3.2. Về yếu tố bệnh lý
Ngoài những yếu tố về tuổi tác, giới tính thì những người có tiền sử mắc một số bệnh lý dưới đây có khả năng cao bị đột quỵ hơn người bình thường.
- Người có tiền sử đột quỵ, cao huyết áp : Chắc chắn rồi, những người đã từng bị đột quỵ trước đó sẽ dễ bị đột quỵ trong những lần tiếp theo. Người bị cao huyết áp cũng dễ bị bệnh đột quỵ tấn công bởi sức ép lên thành động mạch, từ đó dễ dẫn đến xuất huyết não - nguyên nhân gây nên các triệu chứng đột quỵ mọi người vẫn thường thấy.
- Người bị bệnh đái tháo đường, tim mạch hay cả mỡ máu: Những ai trong tình trạng đều nằm trong nhóm người có nguy cơ gặp phải các triệu chứng của đột quỵ cao hơn người không mắc phải. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân, béo phì cũng trở thành xúc tác để gây nên bệnh đột quỵ, nhất là vào mùa đông.
- Các trường hợp khác : Thêm một yếu tố nữa ít ai để ý là người có thói quen hút thuốc thường xuyên, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn không đảm bảo là những lý do dẫn đến đột quỵ, nhất là ở người trẻ tuổi.
Ngoài ra, mùa đông là thời điểm dễ khiến bị đột quỵ hơn mùa hè, bởi lúc này nền nhiệt độ giảm xuống, nhiệt độ cơ thể thay đổi đột cũng từ ấm sang lạnh cũng dễ gây đột quỵ. Vì thế, khi mùa đông bắt đầu cũng là lúc bạn nên lưu tâm và phản ứng nhanh, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, tê cứng tay chân, miệng bị méo thì nên đưa đi cấp cứu ngay.
4. Phân biệt bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Rất nhiều trường hợp dễ bị nhầm lẫn giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim, từ đó khiến chúng ta bối rối không biết sơ cứu như thế nào. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai bệnh lý này, bạn cần đặc biệt chú ý để có thể tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh mình nhé.
Đột quỵ về bản chất là hiện tượng mạch máu bị tắc nghẽn, từ đó dẫn đến tình trạng máu không thể cấp kịp cho não dẫn đến đột quỵ. Thêm một trường hợp nữa là chảy máu não, người ta gọi là đột quỵ do xuất huyết não. Biểu hiện của đột quỵ là người bệnh khó nói, miệng nói ú ớ, tứ chi cử động khó khăn. Đột quỵ cơ bản là bệnh liên quan đến thần kinh, người bệnh có thể bị hôn mê sâu nếu các triệu chứng quá nặng.
Trong khi đó, nhồi máu cơ tim hoàn toàn là một bệnh lý khác, đôi khi bị nhầm lẫn vì các dấu hiệu tương đối giống nhau. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ở ngực, cảm thấy khó thở và đặc biệt là xuất hiện hiện tượng mồ hồi lạnh. Tim lại làm chức năng đưa máu lên não, nếu không bơm đủ lượng máu cần thiết thì não cũng dễ bị tổn thương. Từ đó gây ra một vài các biểu hiện khá giống với đột quỵ.
Trong trường hợp không biết người bệnh bị đột quỵ hay là nhồi máu cơ tim, bạn cần đưa ngay đến bệnh viện để kịp thời cứu chữa. Đối với trường hợp đã biết là bệnh lý nào, cần kịp thời cho người bệnh sử dụng thuốc đặc trị, sau đó đưa ngay đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.
5. Vì sao bệnh đột quỵ lại dễ xảy ra vào mùa đông?
Theo như phân tích của các chuyên khoa, thời tiết vào mùa đông có đặc thù là lạnh dưới mức nhiệt độ bình thường. Khi đó, tính đàn hồi của mạch máu cũng bị giảm đi, dẫn đến lòng mạch bị thu hẹp lại, khiến cho lượng máu lưu thông đến não cũng bị cản trở. Đặc biệt với những người trước đó đã có biến chứng xơ vữa động mạch thì lại càng dễ bị đột quỵ hơn.
Chính vì lý do này, mọi người khi bắt đầu vào mùa lạnh cần trang bị cho mình những kiến thức bệnh lý cơ bản để có thể “đối phó” với sự nguy hiểm từ căn bệnh đột quỵ này.
6. Cách phòng tránh bệnh đột quỵ vào mùa đông
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian để kịp thời điều trị bệnh đột quỵ là 60 phút tính từ thời điểm xuất hiện các triệu chứng như là đau đầu, lệch miệng, tay chân cử động bất bình thường. Tuy nhiên, để hạn chế các biến chứng từ căn bệnh nguy hiểm này, mọi người cần phải biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả, nhất là trong thời điểm mùa lạnh đang cận kề.
6.1. Giữ ấm cho cơ thể
Như chúng ta đã biết, nhiệt độ lạnh ngoài trời là căn nguyên dễ gây ra đột quỵ nhất. Thế nên, giữ cơ thể đủ ấm, tránh ra ngoài khi có luồng có lạnh bất thường. Nếu đi ra ngoài, nhớ mặc áo ấm, sau khi ngủ dậy thì tránh đi ra ngoài ngay tức thì để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
6.2. Giữ huyết áp ở mức cho phép
Điều quan trọng tiếp theo để phòng ngừa đột quỵ vào mùa đông là giữ huyết áo ở mức ổn định, mức lý tưởng nhất là dưới 135/85 mmHg. Để có thể giữ ở mức này, cần hạn chế muối trong thức ăn, đặc biệt cần tránh xa các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như là hamburger, phô mai, bánh ngọt và kem. Bù lại, tăng cường rau xanh, trái và và các món cá.
Ngoài ra, một chế độ ăn bổ sung thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các dòng sữa ít béo cũng là một nguyên tắc vàng để giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ vào mùa đông.
6.3. Đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên
Bệnh đột quỵ sẽ ra một cách đột ngột, không biểu hiện trước đó nên đa phần mọi người sẽ đều chủ quan. Để phòng bệnh, mỗi người nên đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ, mỗi năm 1 lần để kịp thời phát hiện các nguy cơ bị đột quỵ như tăng huyết áp , xơ vữa động mạnh hay là đái tháo đường. Riêng với những người từng bị đột quỵ, họ sẽ phải thường xuyên uống thuốc để điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
7. Bệnh đột quỵ mùa đông - những lưu ý cần thiết
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là nguyên tắc để bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, thế nên dù bận rộn với công việc cỡ nào đi chăng nữa thì việc phòng ngừa vẫn cần được lưu tâm.
- Như Yeutre.vn đã chia sẻ ở trên, những nhóm người bị bệnh đái tháo đường, bệnh tim hay huyết áp cao có nguy cơ bị đột quỵ cao. Chính vì thế, bạn cần phải chủ động điều trị để giảm khả năng bị đột quỵ, đó cũng là cách để bảo vệ tính mạng một cách tốt nhất.
- Sự gia tăng số người bị đột quỵ ở nhóm người trẻ cũng là điều đáng lo ngại hiện nay. Để giảm thiểu điều này, bạn cần phải có một lối sống sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe khoa học ngay từ khi còn trẻ. Cần loại bỏ các thực phẩm giàu mỡ, quá ngọt cũng như là không hút thuốc lá.
- Đồng thời, năng luyện tập thể dục mỗi ngày, nếu không có nhiều thời gian cũng nên giữ thói quen vận động, đi lại và có những buổi chạy bộ vào cuối tuần để cải thiện sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh đột quỵ mùa đông hiệu quả.
Bệnh đột quỵ mùa đông tuy có tỉ lệ tử vong cao nhưng nếu có sự hiểu biết về các dấu hiệu của bệnh cũng như bình tĩnh đưa đi cấp cứu ngay, có thể sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa. Dù là người già hay người trẻ tuổi, dù là nam hay nữ vẫn cần nhận được mức độ nghiêm trọng cũng như lưu tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Và đặc biệt, vào những ngày mùa đông, theo Chuyên mục Sức khỏe , việc chú ý đến thời tiết là rất cần thiết. Chúng ta giữ ấm cho cơ thể, bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, tăng rau củ, tích cực vận động để tự bảo vệ sức khỏe mình và người thân trong gia đình nhé.
Nguyễn Diên tổng hợp