Trẻ bị sởi có nguy hiểm không, cha mẹ nên làm gì khi con mắc bệnh?

Trẻ bị sởi rất phổ biến nhưng sự nguy hiểm của nó không phải cha mẹ nào cũng biết tới. Trẻ bị sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể để lại những biến chứng rất nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ.

banner ads

1. Nguyên nhân và dấu hiệu của trẻ bị sởi

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh sởi là do virut thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae Influenzae gây nên. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tới 4 tuổi và dễ lây lan qua đường hô hấp. Chính vì vậy, trẻ cần được cách ly chăm sóc chu đáo cẩn thận để tránh bùng phát thành dịch. 

Bé gái buồn
Độ tuổi dễ mắc bệnh sởi nhất là trẻ ở độ tuổi 1-4 tuổi. Ảnh Pixabay 

Dấu hiệu của trẻ bị sởi có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C có thể đi kèm với co giật, trẻ trở nên mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Bên cạnh đó,còn có các triệu chứng như cảm cúm bao gồm: hắt hơi, ho, chảy nước mũi, nước mắt...Ngoài ra, giác mạc và mi mắt của trẻ có thể bị sưng phù, xuất hiện các hạt trắng nhỏ khoảng 1mm trong cổ họng.

Sau đó, trẻ bắt đầu phát ban toàn cơ thể, các ban này có màu hồng nhạt, nhẵn, xu hướng kết dính với nhau nhưng khi ấn vào thì biến mất. Đầu tiên, các vết ban xuất hiện ở tai, lan dần sang hai bên má, cổ, ngực và các chi trên; tiếp đến, các vết ban của trẻ bị sởi lan xuống lưng, bụng và hai chân. Ban của trẻ có thể đi kèm với chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa nếu tình trạng nặng.

Bệnh sởi ở trẻ hồi phục sau khoảng 2- 3 tuần sau khi phát ban. Các vết ban nào xuất hiện trước sẽ biến mất trước, xuất hiện sau sẽ biến mất sau, các vết thâm trên da cũng biến mất sau 1 tuần. 

Bé gái bị sởi
Các nốt phát ban màu hồng hoặc đỏ của trẻ bị sởi - Ảnh Internet 

2. Các biến chứng nguy hiểm bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Trẻ mắc bệnh sởi nếu không chăm sóc đúng cách, không được phát hiện hay điều trị kịp thời thì nguy cơ để lại những biến chứng nặng nề, nguy hiểm là rất cao. Những biến chứng này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ, thậm chí có thể tử vong...Biến chứng của bệnh sởi có thể kể đến sau đây:

banner ads
  • Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa ở tỷ lệ 1/10. Có nghĩa là cứ 10 bé bệnh sởi thì có 1 trẻ gặp biến chứng viêm tai giữa.
  • Bên cạnh đó, trẻ bị sởi cũng có thể có nhiều biến chứng liên quan đến đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản , viêm phế quản- phổi,...
  • Bệnh sởi cũng dẫn đến nguy cơ gây mù lòa ở trẻ, nhất là khi bé xuất hiện các dấu hiệu mắt bị mờ nhòa hoặc loét giác mạc rất nguy hiểm. Sau khi khỏi bệnh, trẻ cũng có thể gặp suy dinh dưỡng nặng nề ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Ngoài ra, trẻ bị sởi cũng có thể gặp các biến chứng như: viêm não - màng não - tủy cấp, viêm màng não , viêm não chất trắng bán sơ cấp,...
Bé ôm tai
Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ bị sởi. Ảnh Pixabay 

3. Phòng ngừa, chăm sóc và điều trị cho trẻ bị sởi

3.1. Phòng ngừa bằng vắc xin

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, đã có vắc xin phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ và vắc xin sởi cũng là vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta hiện nay dành cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sởi thì chỉ có thể điều trị triệu chứng và áp dụng các phương pháp cách ly chăm sóc tích cực cho trẻ tại nhà vì cho đến thời điểm này, chưa có thuốc đặc trị dành cho loại bệnh này.

3.2. Chăm sóc trẻ đúng cách khi con bị bệnh

Phối hợp với bác sỹ điều trị cho trẻ bị sởi

Trong quá trình chăm sóc, người thân của trẻ cần phối hợp với các bác sỹ theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để lên phác đồ can thiệp tích cực đem lại hiệu quả cho việc phục hồi sức khỏe.

Cha mẹ cũng nên dùng các loại thuốc hỗ trợ theo chỉ dẫn của các bác sỹ để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn: các loại thuốc nhỏ mắt, mũi, vệ sinh miệng...Cần phải đưa trẻ bị sởi đến ngay các trung tâm y tế lớn nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên, trẻ hết ban nhưng vẫn còn sốt. 

Đơn thuốc
Cha mẹ cũng nên dùng các loại thuốc hỗ trợ theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Ảnh Pixabay 

Chú ý vấn đề vệ sinh

Trong quá trình trẻ bị bệnh, cha mẹ thường xuyên chú ý đến vấn đề vệ sinh của con, tránh để cơ thể của trẻ tích tụ nhiều bụi bẩn, ẩm ướt gây loét hay nhiễm trùng da bằng cách cho trẻ bị sởi nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng đãng, tránh ánh sáng mạnh trực tiếp, lau rửa hoặc tắm cho trẻ bằng nước ấm. Từ trước đến nay, nhiều mẹ cũng hay băn khoăn trẻ bị sởi tắm lá gì cho nhanh khỏi. Vì theo kinh nghiệm dân gian hay Đông y, có một số loại lá dùng tắm cho trẻ bị bệnh được cho là nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, liên quan vấn đề này, mẹ cũng cần kỹ lưỡng. Đồng thời, không cho trẻ sử dụng chung các đồ cá nhân như: khăn mặt, ly, chén... vì có khả năng truyền nhiễm bệnh cho người khác. Cha mẹ cũng nên tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi hoặc dụng cụ của trẻ bị sởi.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị sởi nên ăn gì  phụ huynh cần nắm được. Chế độ dinh dưỡng cho bé mắc bệnh sởi là một vấn đề quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt trong giai đoạn này giúp trẻ không những tăng sức đề kháng, mau chóng hồi phục sức khỏe mà còn tránh việc trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh. Cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại thịt, cá chứa nhiều protein dễ gây dị ứng, ngứa ngáy làm trẻ khó chịu mệt mỏi như: cá biển, tôm, cua, lươn, thịt gà, vịt...Tăng cường các loại rau xanh và trái cây cho trẻ có thể kể đến như: rau bó xôi, cà tím, khổ qua, rau chân vịt, củ năng, cải xoăn, rau ngót, táo, lê, cam, chuối, đu đủ... 

Rau củ quả trái cây
Các loại rau củ quả, trái cây là dinh dưỡng tốt nhất cho bé - Ảnh Internet 

Sởi ở trẻ là một bệnh lành tính. Nhưng, nếu trẻ bị sởi không được chăm sóc đúng cách, phát hiện muộn thì có nguy cơ để lại những biến chứng nguy hiểm là rất cao. Chính vì vậy, cha mẹ nên trang bị kỹ càng và đầy đủ kiến thức bệnh trẻ em để phòng ngừa những yếu tố tiềm ẩn sau này cho bé yêu nhé.

Trần Trần

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI