Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách cha mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách không những giúp trẻ rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe mà còn có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hôm nay yeutre.vn xin cung cấp một số thông tin hữu ích khi chăm sóc trẻ bị sởi dành cho cha mẹ tham khảo.

banner ads

1. Nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng có thể mắc phải ở trẻ bị sởi

cham soc tre bi soi dung cach 1
Các vết ban màu hồng nhạt là dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị sởi - Ảnh Internet

Trẻ em bị sởi là do virut sởi gây ra và thường gặp ở trẻ em nhỏ. Bệnh sởi ở trẻ em lây dễ lây lan qua đường hô hấp và khả năng bùng phát thành dịch là rất cao.

Ban đầu, trẻ bị nhiễm virut sởi thường có dấu hiệu sốt ở thời kỳ ủ bệnh, sau đó trẻ có thể trở nên sốt cao kèm co giật, trẻ mệt mỏi và biếng ăn, đau nhức cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ bị sởi cũng có các dấu hiệu như cảm cúm bao gồm: mí mắt sưng phù, chảy nước mắt, đổ ghèn nhiều dẫn đến viêm kết mạc mắt, sổ mũi, hắt hơi...Cuối cùng trong thời kỳ phát bệnh, cơ thể trẻ xuất hiện các ban hồng tròn nhỏ, xu hướng kết dính lại với nhau bắt đầu mọc từ sau hai tai rồi lan ra khắp cơ thể. Nếu tình trạng nặng, trẻ có thể chảy máu miệng, máu mũi hay xuất huyết tiêu hóa. Khoảng 3- 4 tuần sau, những vết ban này lặn dần và biến mất, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi sức khỏe.

Việc chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách trong giai đoạn bệnh sẽ giúp trẻ mau lành bệnh và tránh được các biến chứng nguy hiểm thường gặp như: viêm tai giữa, viêm não, viêm phổi, viêm thanh quản...

2. Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách để cải thiện sức khỏe và tránh những nguy cơ

2.1. Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế

Nếu cha mẹ phát hiện con có các dấu hiệu của trẻ bị sởi, cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, làm xét nghiệm và có được kết quả chẩn đoán. Hiện nay, chưa có thuốc nào đặc trị bệnh sởi ở trẻ em nên chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp với chăm sóc tích cực cho trẻ tại nhà. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng được các bác sĩ đưa ra những lời khuyên, cách chăm sóc trẻ tại gia đình cũng như lộ trình điều trị trẻ bị sởi một cách khoa học, hợp lý. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho con mình, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép để tránh làm vấn đề của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2. Tạo cho trẻ dưỡng bệnh ở nơi thoải mái

Đây là một yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách . Trẻ bị sởi cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng đãng, sạch sẽ, tránh nằm ở những nơi có ánh sáng mạnh vì lúc này mắt trẻ có thể bị sưng, đổ ghèn và nhạy cảm với ánh sáng nên dễ có thể làm cho bệnh trở nặng. Nên cách ly chăm sóc trẻ bệnh với những trẻ lành để tránh nguy cơ lây nhiễm.

2.3. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ bị sởi nên kiêng tắm. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nó làm cho cơ thể trẻ trở nên ẩm ướt, trẻ dễ bị tích tụ mồ hôi và bụi bẩn dẫn đến viêm nhiễm da và khiến cho những dấu hiệu của trẻ nặng hơn. Do đó, cha mẹ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm bằng nước ấm hoặc dùng khăn sạch lau rửa cho bé. Bên cạnh đó, cần vệ sinh mũi- họng cho bé bằng nước muối sinh lý trong quá trình chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách . Ngoài ra, nên cho trẻ mặc những loại trang phục mềm, nhẹ, có độ thấm hút tốt để không gây đau nơi những vết ban, nên giặt quần áo cho trẻ bằng nước nóng và phơi nơi thoáng gió.

2.4. Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách với chế độ dinh dưỡng tốt

cham soc tre bi soi dung cach 2
Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý - Ảnh Internet

Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách đòi hỏi cha mẹ cần lưu ý vấn đề dinh dưỡng của trẻ. Khi trẻ bệnh thường biếng ăn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ kích thích trẻ thèm ăn để ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng sau bệnh. Cha mẹ nên bổ sung trong thực đơn của trẻ những món giàu protein có trong các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt cừu... Ngoài ra, nên bổ sung cho trẻ nhiều loại rau xanh, củ- quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng làm tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng của bé như: rau bó xôi, rau tần ô, rau cải thìa, rau chân vịt, cam, lê, táo, xoài, đu đủ, củ cải đường...Cha mẹ cũng chú ý không nên sử dụng những loại thực phẩm dễ gây ngứa, dị ứng cho trẻ như: cá biển, tôm , cua, ốc, các loại gia vị cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ... Trong chế biến, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, súp thay vì thức ăn cứng để giúp trẻ dễ tiêu hóa và dễ ăn hơn, các bữa ăn cũng nên chia nhỏ để việc hấp thu dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.

Tuy sởi ở trẻ em là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị, chăm sóc đúng cách có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Do đó, hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho cha mẹ phần nào để có thể chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách nhằm giúp trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe và tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

Trần Trần tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI