1. Dấu hiệu và biến chứng của trẻ bị sởi
Dấu hiệu ban đầu của trẻ sau khi bị nhiễm virut sởi đó là xuất hiện các cơn sốt. Từ sốt nhẹ đến sốt nặng có thể kèm theo các cơn co giật. Trong thời kỳ phát bệnh, ở trẻ có các triệu chứng như: ho, sổ mũi, chảy nước mắt, đổ ghèn nhiều, mí mắt sưng phù, viêm kết mạc mắt, trẻ biếng ăn, mệt mỏi, đau nhức các cơ, khớp...Cuối cùng trong giai đoạn phát bệnh là việc cơ thể trẻ dần xuất hiện những vết ban có màu hồng nhạt, tròn và có xu hướng kết dính với nhau, khi dùng tay ấn vào thì các vết ban này biến mất. Đánh dấu sự hồi phục sức khỏe của trẻ bị sởi đó là khoảng sau 3-4 tuần phát bệnh, các vết ban dần biến mất theo trình tự thời gian, vết ban đến trước sẽ mất trước, đến sau sẽ mất sau.
Nếu trẻ bị sởi nhưng không được xử lý kịp thời và đúng cách rất có thể dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại như: viêm phế quản, viêm tai giữa , viêm phổi , viêm não, suy dinh dưỡng sau bệnh...thậm chí có thể gây tử vong. Vậy trẻ bị sởi nên làm gì để tránh được những nguy cơ đó sẽ được trình bày dưới phần sau.
2. Trẻ bị sởi nên làm gì trong quá trình bệnh
Trong quá trình bệnh, trẻ bị sởi nên làm gì để mau chóng hồi phục? Đó là việc chăm sóc điều trị tích cực bao gồm: chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể cho trẻ.
2.1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sởi
Chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc quyết định sự hồi phục sức khỏe nhanh hay chậm của trẻ bị sởi. Nếu trẻ bị sởi có được chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết nuôi sống cơ thể, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng của mình, trẻ bị sởi cần đáp ứng đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất với các nguồn thực phẩm an toàn và tươi sạch.
Các nguồn thực phẩm tốt cho trẻ bị sởi có thể kể đến như: các loại thịt có màu đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt heo nạc... và các loại rau xanh. Các loại củ quả tốt cho hệ tiêu hóa của bé lúc này: cải xanh, bí ngô, rau bó xôi, rau chân vịt, khoai tây, cà chua, củ năng... Bên cạnh đó, cần bổ sung cho trẻ những loại trái cây và nước ép như: đu đủ, cam, xoài, táo, lê,chuối...
Trẻ bị sởi nên được ăn các món ăn ở dạng lỏng và được ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để vừa giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động dễ dàng, vừa làm cho quá trình hấp thu dinh dưỡng diễn ra hiệu quả hơn. Nên kiêng cho trẻ bị sởi những đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cá, cua...và các loại nước ngọt và thức ăn cứng.
2.2. Trẻ bị sởi nên làm gì trong chế độ nghỉ ngơi
Trẻ bị sởi cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để có thể mau chóng hồi phục. Do đó, trẻ cần được dưỡng bệnh trong không gian thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh. Vì trong giai đoạn bệnh, trẻ gặp những vấn đề về mắt như: viêm kết mạc mắt , đau nhức mắt, dấu hiệu sưng phù nên trẻ cần tránh nằm ở những nơi có ánh sáng mạnh sẽ làm cho tình trạng bệnh của trẻ xấu đi. Bên cạnh đó, cha mẹ nên khử trùng không gian cách ly của bé, đồ dùng và đồ chơi của bé để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
2.3. Vệ sinh cơ thể cho trẻ
Trong quá trình bệnh, trẻ bị sởi nên làm gì ngoài những lưu ý về dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi? Đó chính là việc trẻ cần được vệ sinh cơ thể một cách sạch sẽ nhằm tránh để tình trạng cơ thể ẩm ướt, mồ hôi không thoát và bụi bẩn bám vào cơ thể sẽ làm nhiễm trùng da thông qua các vết ban và làm dấu hiệu bệnh trở nên nặng hơn như việc bội nhiễm. Do đó, cần bỏ quan niệm sai lầm là trẻ bị sởi phải kiêng nước bằng việc cha mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, hoặc dùng khăn sạch nhúng nước vắt khô lau rửa cơ thể cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị sởi cũng cần được vệ sinh mắt, đường mũi, họng với nước muối sinh lý hay các loại thuốc hỗ trợ quá trình chăm sóc để giảm các triệu chứng của trẻ.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bậc cha mẹ cũng đã phần nào biết được trẻ bị sởi nên làm gì khi trẻ mắc sởi. Qua đó, có thể chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách, nhằm giúp trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe, sớm trở về cuộc sống sinh hoạt và học tập bình thường của trẻ.
Trần Trần