Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 rét đậm bạn phải làm sao

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 dự kiến sẽ có rét đậm, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động vui xuân của người dân. Vậy bạn và gia đình đã có sự chuẩn bị gì để đối phó với thời tiết khắc nghiệt này chưa? Bài tổng hợp của Yeutre.vn dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích, biết cách bảo vệ sức khỏe thật tốt đón một mùa Tết ấm áp, sum vầy sắp tới.

banner ads
Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 dưới sapo
Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 dự báo có rét, mọi người nên có sự chuẩn bị chu đáo về sức khỏe. Ảnh: Internet

Theo dự báo từ Trung tâm Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, Tết Nguyên Đán 2020 sẽ trùng vào thời điểm miền Bắc đón các đợt rét đậm, rét hại. Điều này nhắc nhở các gia đình có đối tượng đặt biệt như bà bầu, mẹ mới sinh, em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và người già cần phải được lưu tâm đặc biệt, chăm sóc sức khỏe chu đáo để đón một cái tết vui vẻ, bình an.

1. Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 rét đậm bà bầu phải làm sao?

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 rét đậm bà bầu phải làm sao là câu hỏi lúng túng của nhiều gia đình gặp phải trước thềm mùa xuân năm nay. Bởi bà bầu là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh vào mùa lạnh nếu không được chăm sóc chu đáo. Chỉ có mẹ khỏe mạnh thì thai nhi mới phát triển toàn diện và an toàn. Dưới đây là một cách chăm sóc mẹ bầu khi thời tiết trở lạnh mà mọi người cần biết.

Rét tết bà bầu làm sao
Bà bầu là đối tượng rất dễ bị các bệnh mùa lạnh tấn công. Ảnh: Internet

1.1. Mặc thêm áo ấm

Mặc thêm áo ấm là một trong những điều cơ bản mà mẹ bầu không được bỏ quên khi ngày trời lạnh lẽo. Chị em có thể mặc nhiều lớp áo mỏng để linh động điều chỉnh theo nhiệt độ cơ thể. Đặc biệt, mẹ nên hạn chế mặc những chiếc áo quá dày để tránh khi cơ thể nóng lên đổ ra mồ hôi, làm ướt người gây cảm lạnh.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Nếu trong điều kiện bắt buộc, mẹ nên trùm kỹ trước khi đi như choàng khăn, đội mũ len che kín hai tai, đeo bao tai, khẩu trang che mặt mũi để tránh nhiễm lạnh.

Ngoài ra, đôi chân cũng là một phần quan trọng cần được đặc biệt lưu ý. Bộ phận này có chức năng thực hiện điều hòa thân nhiệt và là tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp mẹ bầu cần được mang tất để bảo vệ đôi chân ấm áp.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 lạnh cần mặc áo ấm
Mùa Tết lạnh mẹ cần mặc thêm áo khoác để giữ ấm cho cơ thể. Ảnh: Internet

1.2. Vận động nhẹ nhàng tăng cường sức khỏe

Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ giữ ấm cho cơ thể tuyệt vời trong ngày trờ giá rét. Mẹ nên chủ động luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu , bài tập thể dục, thiền dành riêng cho bà bầu,...Đây là một trong những phương pháp hiệu quả giúp mẹ thích nghi nhanh với thời tiết lạnh mùa Đông Xuân.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 rét mẹ cần tập thể dục
Vận động là cách giúp mẹ giữ nhiệt hiệu quả cho cơ thể khi trời lạnh. Ảnh: Internet

1.3. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Vào những ngày cuối đông lạnh buốt, mẹ bầu nên ăn những món ăn ấm nóng, hạn chế tối đa các thực phẩm lạnh, nguội. Ngoài ra, các loại rau xanh, trái cây, củ quả sẽ giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng, giữ nhiệt rất tốt cho cơ thể. Các món ăn cay, nóng như ớt, sả, tiêu,...cũng nằm trong top gia vị tạo nhiệt làm ấm cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn với lượng tương đối, vì ăn nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.

Đồng thời, các loại thực phẩm giàu protein cũng giúp bà bầu giữ nhiệt ổn định. Trong đó tiêu biểu phải kể đến thịt đỏ, đậu phụ, trứng, ngũ cốc,...giúp điều hòa thân nhiệt, bổ dung dinh dưỡng và chống thiếu máu hiệu quả cho mẹ bầu.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu
Mẹ bầu cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và những món ăn ấm nóng. Ảnh: Internet

1.4. Ngủ nghỉ, thư giãn hợp lý

Việc ngủ nghỉ, thư giãn của mẹ bầu cũng cần được đảm bảo khi thời tiết trái gió trở trời. Mẹ nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, ngủ sớm khoảng 10 giờ tối là hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thư giãn bằng cách làm những điều mình yêu thích như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, massage ,...để tinh thần được thả lỏng và quên đi lạnh giá bên ngoài.

1.5. Tiêm vaccine cúm

Tiêm vaccine cúm là điều cần thiết cho mẹ bầu được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyến khích. Vì trong thời điểm này mẹ bầu rất dễ bị cúm tấn công. Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc tiêm vaccine cúm sẽ an toàn trong việc phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi mẹ bầu mắc phải bệnh này.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 tiêm vaccine
Tiêm vaccine cúm là phương pháp phòng bệnh an toàn cho mẹ bầu vào thời điểm này. Ảnh: Internet

1.6. Rửa tay thường xuyên

Mùa lạnh, không khí ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây mầm bệnh có thể sinh sôi nảy nở. Do đó, mẹ nên rửa tay thường xuyên với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn nên rửa tay, vệ sinh sạch sẽ khi nấu ăn, làm việc nhà, khi đi bên ngoài vào hay rửa cách một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, đối với gia đình khi chăm sóc bà bầu cũng nên vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn.

Các bác sỹ cũng khuyên rằng, khi rửa tay, các mẹ nên kỳ cọ bàn tay với xà phòng khoảng 20 giây, chà các kẽ ngón tay rồi hãy rửa lại bằng nước sạch.

Rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Ảnh: Internet

1.7. Không cần phải ngày nào cũng tắm

Những ngày khí hậu lạnh giá cơ thể thường rất ít ra mồ hôi, nên mẹ không không cần phải tắm thường xuyên hàng ngày. Đặc biệt, mẹ bầu thường có suy nghĩ khi lạnh thì tắm nước nóng sẽ là phương pháp an toàn, nhưng thực tế nước nóng sẽ khiến ngứa ngáy, da dễ khô, nứt nẻ hơn nhiều.

Ngoài ra, việc tấm nước nóng sẽ vô tình làm cho thân nhiệt tăng đột ngột gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhiều lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa, trong giai đoạn thai kỳ mẹ thường tắm nước nóng sẽ làm thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.

Bên cạnh đó, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng tắm ra môi trường bên ngoài dễ khiến cơ thể mẹ sốc nhiệt gây cảm lạnh. Cách an toàn khi tắm xong, bà bầu nên lau người thật khô, sấy tóc khô trước khi ra ngoài.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 lạnh không nên tắm thường
Ngày lạnh cơ thể ít ra mồi hôi nên mẹ không cần phải tắm hàng ngày. Ảnh: Internet

1.8. Hạn chế ra ngoài

Theo truyền thống ngày Tết mọi người phải đi thăm viếng bà con, họ hàng. Tuy nhiên, khi mang thai cơ thể chị em sẽ rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh khi ra ngoài trời lạnh. Vì thế mẹ nên hạn chế tối đa ra đường, không nên đi quãng đường quá xa khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm môi trường không khí như hiện tại. Nếu muốn đi chơi Tết, gia đình có thể đi vào những ngày nhiệt độ ấm áp hơn, để mẹ bầu kịp thích nghi với sự thay đổi thời tiết.

Hạn chế ra lạnh
Mẹ bầu nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết buốt lạnh. Ảnh: Internet

1.9. Uống nhiều nước

Vào những ngày tiết trời lạnh giá, cơ thể không cảm giác khát nước làm mẹ rất dễ bỏ quên chuyện bổ sung nước thường xuyên. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống thấp, mặc dù không đổ mồ hôi, mất nước nhiều nhưng không khí sẽ trở nên khô và độ ẩm cũng thấp hơn nhiều so với bình thường. Vì thế mẹ bầu nên uống đủ nước để tránh da bong tróc, khô nứt môi gây chảy máu.

Việc uống đủ nước còn làm da dẻ chị em mịn màng, tươi tắn và thúc đẩy tích cực hoạt động lưu thông máu. Các chuyên gia khuyến khích, mẹ nên uống 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Ngoài nước lọc mẹ có thể bổ sung nước ép trái cây, sinh tố,...để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 rét nên uống nhiều nước
Các mẹ nên uống nhiều nước để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Internet

2. Tết Nguyên Đán lạnh rét nên chăm sóc mẹ và bé như thế nào

Mẹ và bé là hai đối tượng non yếu và dễ bị dịch bệnh tấn công vào những ngày rét buốt hoành hành. Đặc biệt là vào những ngày Tết gia đình không được chủ quan, mà phải túc trực bảo vệ mẹ và bé vượt qua thời tiết khắc nghiệt khi không khí lạnh tràn về.

2.1. Chăm sóc mẹ sau sinh

2.1.1. Vệ sinh sạch sẽ

Đối với sản phụ sau sinh, sản sịch còn sót lại trong cơ thể sẽ là điều kiện môi trường thuận lợi để vi khuẩn ẩn nấp. Do đó, chị em nên cố gắng vệ sinh bằng cách tắm nhanh với nước ấm và lau thật khô để tránh nhiễm lạnh. Phòng tắm cần đảm bảo kín đáo, không để gió lùa vào và nếu muốn gội đầu mẹ nên gội bằng dầu gội khô để tránh làm vùng đầu bị lạnh.

Lưu ý, đối với các trường hợp sinh mổ, sau khi đã được bác sĩ cắt chỉ thì mẹ đã có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên mẹ nên tắm nhanh chóng, không được ngâm mình trong bồn tắm làm ướt vết mổ rất dễ gây nhiễm trùng.

Mẹ sau sinh cần vệ sinh kỹ
Đối với các mẹ sau sinh cần được vệ sinh kỹ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ảnh: Internet

2.1.2. Uống nước đầy đủ 

Khí hậu Bắc Bộ rét đậm khiến các mẹ không có cảm giác khát nước hoặc lười uống nước. Nhưng mẹ phải cố gắng bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2.2.3. Chế độ dinh dưỡng

Thời điểm này mẹ cần ăn những món ăn ấm áp, thúc đẩy tạo sữa, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng để lấy lại sức. Chăm sóc con là một hành trình dài nên mẹ cần được đảm bảo bổ sung thực phẩm an toàn, đầy đủ tiếp thêm năng lượng để mẹ khỏe bé được phát triển toàn diện.

Chị em nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cho bữa ăn ngày thường. Bên cạnh đó, gia đình nên bổ sung thêm vitamin A, C cho mẹ để tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa các bệnh dễ gặp vào ngày Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 rét đậm, rét hại .

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Thời điểm này mẹ cần ăn những món ăn ấm áp, thúc đẩy tạo sữa, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng để lấy lại sức. Ảnh: Internet

2.1.4. Giữ ấm cơ thể

Sau khi dồn hết sức lực cho lần "vượt cạn" thành công, sức khỏe mẹ cũng yếu hơn rất nhiều so với bình thường. Vì thế, căn phòng của mẹ cần được che chắn kín gió giữ nhiệt độ ấm áp để đảm bảo an toàn. Khi trời rét, mẹ nên chuẩn bị chu đáo như mặt thêm áo ấm dùng khăn che cổ và bông bịt tai. Ngoài ra, mẹ cũng tránh ra khỏi phòng để tránh bị sốc nhiệt sẽ gây cảm lạnh.

Mẹ mặc áo ấm
Mẹ sau sinh còn non ngày tháng nên cần được giữ ấm cẩn thận. Ảnh: Internet

2.2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngày Tết lạnh

2.2.1. Tắm nắng và hạn chế ra khỏi nhà

Vào những ngày Tết rét đậm rất khó để có được những ánh nắng hiếm hoi. Tuy nhiên, gia đình nên tranh thủ ngày trời hửng nắng và nhiệt độ bắt đầu ấm áp đưa trẻ ra tắm nắng. Chỉ cần 10 phút vào buổi sớm sẽ giúp trẻ tăng cường sức đầy kháng hơn rất nhiều. Ngoài thời gian tắm nắng, bố mẹ nên hạn chế tối đa đưa bé ra ngoài để tránh thời tiết lạnh làm bé bị cảm sốt.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 tắm nắng cho trẻ
Nên tranh thủ những ánh nắng hiếm hoi ngày cuối đông để tắm nắng cho trẻ. Ảnh: Internet

2.2.2. Giữ ấm cho trẻ

Khâu giữ ấm luôn được đặt lên hàng đầu đối với trẻ sơ sinh. Khi nhiệt độ xuống thấp, bố mẹ nên tích cực mặc quần áo giữ ấm, đặc biệt cần che chắn các bộ phận như tai, bàn chân, tay, phần đầu, bụng, lưng cho trẻ.

Một điểm cần lưu ý nữa là vào những ngày này, mẹ nên chọn mặc cho bé những bộ quần áo thấm hút và thông thoáng, để tránh cơ thể trẻ thay đổi nhiệt độ đổ mồ hôi làm ướt áo. Ngoài ra mẹ nên mặc đồ cho bé vừa phải, không quá dày, đắp chăn vừa phải và không quấn bé quá chặt sẽ gây làm bé khó thở.

Giữ ấm trẻ sơ sinh
Nên giữ ấm cho trẻ sơ sinh đầy đủ, nhưng đừng quấn bé quá chặt. Ảnh: Internet

2.2.3. Tắm và vệ sinh

Vào ngày rét mướt, mẹ không nhất thiết phải tắm cho trẻ hàng ngày, mà có thể cách 1-2 ngày mới tắm 1 lần vẫn được. Tuy nhiên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé ở vùng nách, cổ, mông và vùng kín. Ngoài ra, mỗi lần thay tã, chị em nên tranh thủ rửa nhanh chóng phần mông, hậu môn và vùng kín cho bé bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.

Lưu ý, khi tắm cho bé cần ở trong phòng kín gió, bật đều hòa ấm áp để tránh bé cảm lạnh. Nếu dùng máy sưởi phải để ở khoảng cách an toàn, không làm bé bị bỏng. Khi tắm phải nhanh chóng, những vị trí nếp gấp như khuỷu tay, chân, cổ, nách cần được vệ sinh sạch sẽ. Thời gian tắm khoảng 2 phút là phù hợp, mẹ nhớ lau khô người bé rồi hãy mặc quần áo vào.

Tắm trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ trong phòng kín gió và tắm thật nhanh để tránh trẻ bị nhiễm lạnh. Ảnh: Internet

2.2.4. Massage bằng tinh dầu cho trẻ

Phương pháp massage bằng tinh dầu sẽ giúp trẻ ngủ ngon và giúp các mạch máu cũng được lưu thông ổn định. Điều này sẽ giúp thân nhiệt của bé ấm lên và giữ được nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng dầu dừa, dầu hạnh nhân hay dầu tràm để xoa bụng cho bé đều rất tốt, nên sử dụng lượng vừa phải sẽ tạo ra kết quả tối ưu.

2.2.5. Tăng cường miễn dịch

Cho con bú mẹ là giải pháp đơn giản nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bởi trong sữa có nhiều dinh dưỡng và khoáng chất giúp nâng cao sức đầy kháng, chống các bệnh về vi khuẩn, virus hiệu quả.

Tiêm chủng đúng định kỳ sẽ giúp con bảo đảm sức khỏe đón một mùa xuân vui vẻ và ấm áp. Việc này sẽ giúp con xây dựng hệ thống phòng vệ vững vàng, bố mẹ an tâm vui vầy Tết đến. Đây cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh hiệu quả mà bố mẹ đừng bỏ qua nhé.

Tiêm chủng bé sơ sinh
Tiêm chủng giúp bé tăng khả năng miễn dịch chống chọi với giá rét. Ảnh: Internet

2.2.6. Nhiệt độ phòng

Những ngày giá rét kéo về mẹ nên giữ nhiệt độ cho phòng con luôn ổn định ấm áp, phòng ốc kín kẻ để tránh gió lùa vào. Luôn chú ý, kiểm tra nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể con để có cách điều chỉnh phù hợp. Tránh để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh điều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 lạnh giữ nhiệt độ phòng ấm
Luôn giữ nhiệt độ phòng ấm áp, đảm bảo giấc ngủ của con. Ảnh: Internet

3. Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 lạnh bạn phải làm sao

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 lạnh buốt bởi những đợt rét đậm, rét hại sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe mọi người và làm ảnh hưởng đến việc vui xuân ngày Tết. Vì thế, ngay lúc này bạn nên có sự chuẩn bị chu đáo, giúp các thành viên trong gia đình có một sức khỏe thật tốt để đón Tết khỏe vui, tràn đầy ý nghĩa.

3.1. Chăm sóc sức khỏe nói chung cho gia đình

3.1.1. Giữ ấm cho cơ thể

Khi gió mùa Đông Bắc ùa về thì việc giữ ấm luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Mọi người khi ra khỏi nhà cần phải trang bị cho mình áo ấm, găng tay, khăn choàng, vớ,...để tránh gió lùa vào gây tê cứng, nhiễm bệnh.

Mặc ấm
Khi nhiệt độ trời xuống thấp mọi người nên trang bị đầy đủ thiết bị giữ ấm cơ thể. Ảnh: Internet

3.1.2. Tắm nhanh

Vệ sinh cá nhân là vấn đề thường nhật nhưng cũng rất cần được chú ý trong giai đoạn này. Mọi người nên cố gắng tắm nhanh và tấm bằng nước ấm để thân nhiệt ổn định. Đặc biệt, mọi người nên tránh tấm gội ban đêm vì lúc này nhiệt độ bên ngoài xuống thấp sẽ làm cơ thể dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm. Tắm gội xong phải nhớ lau người, sấy tóc thật khô để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3.1.2. Mua thuốc dự trữ ngày Tết

Đây là biện pháp an toàn và hữu hiệu cho những ngày Tết sắp tới. Những đợt không khí lạnh kèm theo những hoạt động sinh hoạt vào ngày Tết bị đảo lộn sẽ làm cho cơ thể rất dễ bị mắc bệnh. Vì vậy, uống thuốc kịp thời sẽ làm cho bệnh không có khả năng bộc phát gây nguy hại cho sức khỏe người thân trong gia đình. Các loại thuốc nên mua phòng trong tủ thuốc gia đình ngày Tết Âm Lịch 2020 như nhức đầu, cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, sổ mũi, nghẹt mũi, giải rượu, các vật dụng y tế khác,...

Tủ thuốc gia đình
Vào những ngày Tết lạnh, bạn nên dự trữ một số loại thuốc trị bệnh thông thường. Ảnh: Internet

3.1.3. Ăn uống

Bạn nên tập thói quen uống nước thường xuyên dù không cảm thấy khát. Vì những ngày lạnh cóng các cơ quan trong cơ thể bạn cần được nạp thêm "nhiên liệu" để làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, uống đủ nước sẽ giúp làn da bạn được dưỡng ẩm, tránh khô môi nứt nẻ, bong tróc gây đau rát.

Trời lạnh cũng là cơ hội để các món ăn có tính ấm áp phát huy sở trường của mình. Mọi người nên dùng những món ăn ấm nóng, sẽ giúp cơ thể tạo và giữ nhiệt một cách hiệu quả.

3.1.4. Giờ giấc ngủ nghỉ

Vào ngày Tết thường sẽ có rất nhiều hoạt động vui chơi, nhâm nhi cùng bạn bè nhưng bạn cần cố gắng tiết chế, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi. Bạn nên ngủ sớm khoảng 10 giờ đêm sẽ hợp lý, giúp cơ thể tránh được một phần giá lạnh.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 ngủ nghỉ
Bạn nên sắp xếp thời gian vui chơi Tết và ngủ nghỉ phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Internet

3.1.5. Tập thể dục

Vào những ngày này, rất khó để bạn ra ngoài trời luyện tập. Thay vào đó, bạn có thể tập các bài tập đơn giản trong nhà để làm nóng cơ thể. Mọi người có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ quanh nhà, chạy bước nhỏ, thể dục nhịp điệu, Yoga,...

Tập thể dục
Các bài tập vận động sẽ giúp cơ thể nâng cao thân nhiệt. Ảnh: Internet

3.2. Cách chăm sóc người lớn tuổi ngày Tết rét

Thời tiết giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp hơn mức bình thường sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của tác cả mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi. Làm sao để bảo vệ cho đối tượng này khỏe mạnh trong mùa rét là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên chúng ta hãy cố gắng chăm sóc người thân thật cẩn thận, để mùa Tết Nguyên Đán thêm sung túc, an khang.

3.2.1. Luyện tập thể dục đều đặn

Việc tập luyện thể dục hàng ngày sẽ giúp cơ thể giữ được độ dẻo dai, cơ bắp không bị teo nhão theo tuổi tác. Đồng thời, nó còn giúp tinh thần thoải mái, khi huyết lưu thông ổn định, giảm các bệnh thường gặp ở người già như mỡ máu, đau nhứt xương cốt, tim mạch, hô hấp, ăn uống nhanh tiêu hiệu quả. Vào ngày rét, các cụ nên chọn tập ở những nơi kín gió, và ấm áp như trong nhà. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục, bài tập dưỡng sinh,...sẽ giúp cơ thể tăng khả năng chịu lạnh lên rất nhiều. Ngoài ra, người lớn tuổi nên nhớ khởi động kỹ trước khi tập, tránh tập quá sức sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tập dưỡng sinh
Tập các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng sẽ rất bổ ích cho người lớn tuổi. Ảnh: Internet

3.2.2. Ăn uống đầy đủ chất, khoa học

Về phần ăn uống, người già cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, đường, chất béo,...để giúp cơ thể sản sinh năng lượng chống rét. Ngày lạnh giá người lớn tuổi nên ăn nhiều hơn để cơ thể bổ sung vào lượng nhiệt đã mất. Cách chế biến món ăn cho người già cũng đòi hỏi sự dụng công, chọn các loại thực phẩm dễ tiêu, cân nấu kỹ, chín mềm như cháo thịt, súp, các món hầm,...

Khẩu phần ăn dành cho các cụ cần được chia thành những bữa nhỏ, không nên o ép 2-3 bữa một ngày sẽ gây tắc nghẽn hấp thụ. Ngoài ăn các thức ăn giàu năng lượng thì cũng cần bổ sung thêm rau củ, hoa quả để đầy đủ chất. Vào buổi tối không nên ăn quá no, uống quá nhiều nước sẽ làm chướng bụng, đi tiểu nhiều gây mất ngủ. Người già cũng không nên uống rượu để chống rét vì rượu chỉ nóng khi vừa uống, nhưng vào cơ thể nó sẽ làm giãn tĩnh mạch rất nguy hiểm.

Người già nên ăn uống khoa học
Khẩu phần ăn của các cụ phải được sắp xếp hợp lý và khoa học. Ảnh: Internet

3.2.3. Giữ ấm cơ thể

Việc giữ ấm cho cơ thể người lớn tuổi là vô cùng thiết yếu trong những ngày khí hậu thay đổi đột ngột. Bạn có thể chuẩn bị cho người thân của mình khăn len, áo ấm, bao tay, vớ, nón để bảo vệ họ khỏi các bệnh người già hay gặp như bệnh phổi, ho, hen suyễn, đau nhứt xương khớp,...

Bên cạnh đó ông bà cần được ở trong môi trường ấm áp, chế độ nghỉ ngơi thích hợp. Phòng ngủ kín gió, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm máy sưởi hoặc bóng đèn dây tóc tỏa nhiệt ấm áp.

Trang bị quần áo ấm cho người già
Nên mặc thêm quần áo ấm, để tránh các bệnh người già thường gặp khi trời lạnh. Ảnh: Internet

3.3. Cách chăm sóc trẻ nhỏ ngày Tết rét đậm

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên rất dễ trở thành đối tượng để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Vì thế, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là trang bị cho mình và con những kiến thức căn bản về cách chăm sóc trẻ ngày Tết lạnh, giúp con vui khỏe gia đình hạnh phúc đón chào năm mới.

Một số cách giúp con vượt qua thời tiết giá rét phổ biến mà bố mẹ có thể tham khảo như, luôn đảm bảo giữ ấm đầy đủ cho con, hạn chế cho trẻ chơi đùa vào ngày tết lạnh, vệ sinh sạch sẽ chân tay tránh vi khuẩn xâm nhập, tiêm phòng cúm... Bên cạnh đó, thời điểm này con trẻ cần được đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung nước đầy đủ tiếp thêm năng lượng chống lại giá lạnh đầu xuân. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng được xem là bước chuẩn bị quan trọng cho Tết Nguyên Đán Canh Tý vui vẻ, tràn ngập tiếng cười đùa.

Chăm sóc trẻ ngày Tết lạnh
Mẹ cần chuẩn bị sức khỏe cho trẻ chu đáo, sẵn sàng ứng phó với mùa Tết lạnh. Ảnh: Internet

3.4. Một số thực đơn đúng chuẩn ngày Tết, phù hợp ngày lạnh

Làm sao để chọn được những món ăn phù hợp với ngày lạnh, mà vẫn không làm mất đi hương vị ngày Tết luôn là nổi trăn trở của nhiều "nữ công gia chánh". Dưới đây bài tổng hợp của Chuyên mục Cẩm nang sẽ giúp các bạn giải quyết điều này, xua tan được cái băng giá của thời tiết mang đến cái Tết đậm đà bản sắc quê hương.

3.4.1. Bánh tét chiên

Nếu như miền Bắc có phong tục gói bánh Chưng thì miền Nam cũng có thói quen gói bánh tét mỗi khi Tết đến. Những đòn bánh tét được cắt khoanh đem chiên lên nóng hổi, thơm lừng, giòn giòn béo ngậy bởi đậu và nếp sẽ giúp cơ thể giữ nhiệt một cách tuyệt vời.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 bánh tét chiên
Bánh tét luôn có mặt trong ngày Tết Nguyên Đán hàng năm. Ảnh: Internet

3.4.2. Canh măng hầm giò heo

Đây là món ăn mang đến sự bổ dưỡng dành cho ngày Tết Cổ Truyền. Tô canh măng ấm nóng, với vị ngọt nước của thịt, pha một chút bùi bùi của măng sẽ tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Canh giò heo hầm măng
Canh giò heo hầm măng món ăn ngon, bổ, dưỡng ngày lạnh. Ảnh: Internet

3.4.3. Canh chua cá lóc

Không riêng gì ngày Tết, vào những ngày bình thường canh chua cá lóc vẫn được mọi người yêu mến với hương vị hào sảng đậm chất miền Tây sông nước. Bạn có thể thêm vào ít sả, ớt để món ăn càng trở nên lý tưởng cho ngày lạnh lẽo sắp tới.

Canh chua cá lóc
Nồi canh chua nóng hổi đậm vị miền quê sông nước. Ảnh: Internet

3.4.4. Canh kim chi

Đây là món ăn từ lâu đã được biết đến là món ăn biểu trưng của "xứ sở Kim chi". Đất nước có những món ăn chuyên trị thời tiết khắc nghiệt. Với món canh kim chi chua chua, cay cay cùng chén cơm trắng nóng, sẽ là lựa chọn thích hợp giúp cơ thể tạo và giữ nhiệt hiệu quả.

Canh kim chi
Món ăn giữ cho cơ thể luôn ấm áp trong những ngày trời giá rét. Ảnh: Internet

3.4.5. Canh gà lá giang

Canh gà lá giang đã quá quen thuộc trên bàn ăn của bữa cơm gia đình. Tô canh nghi ngút khói, cùng chén nước mắm ớt cay sẽ là một món ăn hấp dẫn kết nối mọi người thân trong gia đình đến gần nhau hơn, đúng nghĩa Tết đoàn viên.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 canh gà lá giang
Món ăn đậm đà kết nối các thành viên lại gần nhau hơn. Ảnh: Internet

3.4.6. Gà hầm thuốc bắc

Món ăn này luôn được mệnh danh là "ông hoàng sức khỏe" mang đến sự ngon, bổ, dưỡng phục hồi thể trạng cực kỳ lý tưởng. Nó được ví như "phần thưởng" to lớn để tiếp sức cho cơ thể tích cực tạo ra năng lượng, chóng lại cơn lạnh giá khắc nghiệt của mùa Đông-Xuân.

Gà tiềm thuốc bắc
Món ăn tẩm bổ tốt cho ngày Tết lạnh lẽo. Ảnh: Internet

3.4.7. Nghêu hấp sả gừng

Đây sẽ là món ăn mang lực hút "nam châm" đối với các tính đồ mê hải sản. Nghêu hấp sả gừng một món ăn tạo nhiệt và làm ấm bụng được nhiều người ưu ái lựa chọn. Bởi vị ngọt nước đậm đà hòa với gia vị sả, ớt, gừng cay nóng hứa hẹn sẽ đốt cháy giá rét của khí hậu rét đậm.

Nghêu hấp sả
Húp một ngụm nghêu hấp sả gừng sẽ làm bụng ấm hơn rất nhiều vào những ngày rét mướt. Ảnh: Internet

3.4.8. Bánh mứt

Những món ăn ngọt đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa ngày Tết như bánh mứt, hứa hẹn mang đến một mùa xuân ấm áp và nhiều niềm vui. Có vô số các loại mứt Tết mà bạn có thể vô tư lựa chọn để tiếp đãi khách và phụ vụ gia đình. Một số loại mứt thích hợp cho ngày lạnh phải kể đến là mứt gừng, mứt chà là, mứt dừa, mứt trái cây,...

Bánh mứt
Bánh mứt sẽ mang lại sự ngọt ngào, kích thích tâm trạng tốt hơn. Ảnh: Internet

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 cho dù rét đậm, cũng không thể ngăn cản được niềm vui xuân đón Tết khi ta có sự chuẩn bị vững vàng về sức khỏe. Hi vọng rằng, những chia sẻ của Yeutre.vn sẽ giúp mọi người tham khảo được kiến thức bổ ích, chuẩn bị thật tốt cho việc đón năm mới an khang, thịnh vượng. Chúc mọi mọi người có một cái Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 tràn đầy sức khỏe, may mắn và niềm vui.

Ngọc Hân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI