Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 dự đoán có rét đậm, rét hại bạn nên chuẩn bị gì

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 được dự đoán sẽ có rét đậm, rét hại làm nhiều người hoang mang và vô cùng lo lắng. Nhưng sẽ không quá khó khăn nếu bạn có cách đối phó phù hợp. Bạn hãy cùng Yeutre.vn chuẩn bị thật chu đáo để đón một cái Tết an khang, ấm áp bên gia đình, người thân nhé.

banner ads
Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 dưới sapo
Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 được dự đoán sẽ có rét đậm, rét hại. Ảnh: Intetnet

1. Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 thời tiết như thế nào?

Theo dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 sẽ rơi vào thời điểm miền Bắc đón các đợt rét đậm rét hại. Mùa Đông Xuân các đợt rét này có khả năng xuất hiện vào khoảng thời gian đầu tháng 1/2020. Dự báo, rét đậm, rét hại sẽ có khoảng 3-5 đợt và tập trung vào tháng 1, tháng 2/2020. Đây cũng trùng với thời điểm Tết Nguyên Đán Canh Tý và các Lễ hội lớn đầu năm.

Do đó, mọi người cần chủ động theo dõi bản tin dự báo thời tiết, có biện pháp phòng tránh các đợt rét đậm kéo dài khoảng 5-10 ngày. Trong thời điểm này, rét hại có thể gây xuất hiện sương muối, băng giá, đặc biệt lưu ý ở vùng khu vực miền núi phía Bắc.

Hoa đào mùa Tết lạnh
Các đợt rét đậm, rét hại có thể gây hiện tượng băng giá, sương muối...Ảnh: Internet

Mùa đông năm nay có nền nhiệt trung bình cao hơn mọi năm khoảng từ 0,5-1 độ C. Nhiệt độ thấp nhất toàn mùa từ 7-9 độ C.

Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2019, trên khu vực Biển Đông mật độ bão sẽ có xu hướng tăng cao hơn bình thường. Dự báo từ thời điểm này đến cuối năm sẽ còn khoảng 3-5 cơn bão, chưa kể có cả áp thất nhiệt đới trên khu vực Biển Đông. Trong đó, khu vực đất liền sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khoảng 1-2 cơn bão, tập trung vào khu vực Nam Bộ và Trung Bộ. Vì vậy, toàn dân trên cả nước cần đề phòng nguy cơ xảy ra các hiện tượng nguy hiểm như dông lốc, mưa đá, sấm sét,...

Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đang cận kề, nhưng tình thời tiết lại khá bất ổn khiến nhiều người vô cùng hoang mang. Vậy làm sao để chuẩn bị đón một mùa xuân khỏe mạnh vui tươi? Những chia sẻ dưới đây sẽ góp phần giúp bạn đón dịp Tết Nguyên Đán ấm áp, sung túc bên gia đình và người thân.

Tết Nguyên Đán có rét đậm
Vùng núi phía Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng nặng của rét hại. Ảnh: Internet

2. Chuẩn bị sức khỏe thế nào để đón Tết vui, tránh được các bệnh ngày lạnh

Tết Nguyên Đán là dịp lễ truyền thống có ý nghĩa thiêng liêng và nhân văn sâu sắc đối với người Viêt.  Đây là khoảng thời gian để những người con trở về quê hương, quây quần bên mâm cơm gia đình sau những ngày tháng bôn ba, tha phương lập nghiệp.

Một năm có 365 ngày, có vô số các ngày lễ nhưng ngày Tết Cổ Truyền vẫn luôn là thời điểm được mong chờ nhất. Vì thế, khi thời tiết trở lạnh vào thời điểm này bạn cần phải chuẩn bị thật chu đáo, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, tận hưởng cái tết an khang, như ý.

2.1. Thói quen sinh hoạt

2.1.1. Không tắm quá lâu, nên tắm bằng nước ấm

Vào những ngày thời tiết lạnh giá, tắm quá lâu có thể làm cơ thể dễ nhiễm lạnh và gây cảm lạnh. Do đó, bạn nên tranh thủ tắm gội vào buổi xế chiều, tắm bằng nước ấm để ổn định thân nhiệt.

Ngoài ra, cách tắm cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nên dội nước thẳng lên người sẽ      nguy cơ đột quỵ, mà hãy chạm nước bằng tay, chân từ từ rồi đến toàn bộ cơ thể. Lưu ý, không nên tắm, gội đầu vào đêm khuya, mệt mỏi, ăn no hoặc uống rượu bia sẽ rất nguy hiểm trong những ngày lạnh giá.

Không tắm quá lâu
Vào những ngày thời tiết lạnh giá, tắm quá lâu có thể làm cơ thể dễ nhiễm lạnh và gây cảm lạnh. Ảnh: Internet

2.1.2. Tập thể dục

Tập thể dục sẽ giúp cơ thể có một sức khỏe dẻo dai, tăng cường sức đầy kháng. Vào những ngày trời lạnh, tập thể dục còn giúp bạn giữ ấm cơ thể, tránh các bệnh thường gặp vào mùa lạnh.

Bạn có thể áp dụng các bài tập thể dục tự nhiên, có tính vận động nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao như đi bộ bước dài kết hợp đánh tay, bài tập thể dục nhịp điệu, Yoga,...

2.1.3. Ngâm chân nước nóng

Ngâm chân bằng nước nóng sẽ là phương pháp "lợi trong lợi ngoài", bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Nó giúp kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng của các cơ quan trong cơ thể làm việc hiệu quả, giữ ấm bàn chân và cơ thể vào mùa đông. Sử dụng biện pháp này thường xuyên, sẽ giúp bạn giữ được cơ thể ấm áp, khỏe mạnh để vui Tết sum vầy.

Ngâm chân nước nóng
Ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp ngủ ngon và giữ nhiệt cho cơ thể. Ảnh: Internet

2.1.4. Uống đủ nước

Vào những ngày lạnh, cơ thể thường không cảm thấy khát nước nên đôi khi chúng ta bỏ quên việc bổ sung nước đầy đủ. Uống nước thường xuyên sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, các cơ quan trong cơ thể cũng được "bôi trơn" để làm việc hiệu quả, sản sinh năng lượng tích cực.

Mọi người có thể uống nước ấm, nước gừng đường phên đều rất tốt. Nó sẽ giúp ngon miệng, đường phên và gừng sẽ giúp đẩy nhanh lưu thông máu và làm ấm cơ thể hiệu quả.

2.1.5. Giờ giấc ngủ nghỉ

Vào mùa đông, mọi người nên tranh thủ lên giường ngủ sớm vào lúc 10 giờ đêm. Ngủ sớm và dậy muộn để tránh giá lạnh vào buổi sáng sớm. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức quá khuya và làm việc quá sức.

2.1.6. Ăn uống ấm nóng và đầy đủ

Vào mùa lạnh, ăn những thức ăn ấm áp sẽ giúp ngon miệng và đảm bảo cho sức khỏe. Nên ăn nhiều hơn để trừ hao phần năng lượng bị tiêu thụ, điều này sẽ giúp cơ thể đối phó với giá lạnh tốt hơn. Lưu ý, nên tránh các thức ăn mang tính hàn, lạnh để đảm bảo sức khỏe thật tốt.

Đầy đủ chất dinh dưỡng
Nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tạo nặng lượng đối phó với ngày lạnh. Ảnh: Internet

2.2. Chuẩn bị sẵn thuốc thông dụng dự trữ trong nhà

Bên cạnh thời tiết rét mướt, ngày Tết cũng làm thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ ít nhiều bị đảo lộn tạo ra nguy cơ nhiễm bệnh. Bởi các loại thức ăn như bánh mứt, hạt dưa, nước ngọt,...đi vi vu vui xuân ngoài trời quá nhiều, sẽ rất dễ gây ra các bệnh như đau họng, cảm cúm, tiêu chảy, nhức đầu, hắc hơi sổ mũi,...Do đó mọi người cần chuẩn bị các loại thuốc thông thường, dụng cụ y tế để phòng những trường hợp bất ngời như bệnh tật, sự cố tai nạn không mong muốn.

2.2.1. Thuốc chữa sốt, cảm, nhức đầu

Đây là một trong những lại bệnh thường gặp vào mùa lạnh, do đó mọi người phải cần uống thuốc ngay không thể bệnh nặng hơn ảnh hưởng đến việc vui chơi ngày Tết Âm Lịch sắp tới. Bạn có thể mua thuốc paracetamol để dự trữ chữa triệu chứng sốt và đau đầu sẽ rất hiệu quả.

2.2.2. Thuốc đường tiêu hóa

Đây là loại thuốc rất cần thiết cho dịp Tết khỏe mạnh. Vì việc ăn uống không đúng buổi, ăn nhiều loại thức ăn, uống rượu bia, thời tiết lạnh đột ngột sẽ làm bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này, bạn nên linh hoạt dự phòng một ít thuốc chữa khó tiêu, ợ cổ, đầy hơi, thuốc tiêu chảy trong tủ thuốc gia đình để phòng ngừa. Bên cạnh đó, mua thêm nhiều gói Oresol để giúp bù lại lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy.

Mua thuốc dự trữ
Vào những ngày này, mọi người cần dự trữ các loại thuốc chữa bệnh thông thường. Ảnh: Internet

2.2.3. Thuốc giải rượu, bổ gan

Tết đến xuân về là thời điểm họ hàng, bạn bè gặp mặt và nhâm nhi chén rượu thắt chặt thêm các mối quan hệ. Nhưng uống quá nhiều rượu, cộng thêm thời tiết lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể xuống thấp rất dễ nhiễm lạnh, hàn. Vì vậy, các loại thuốc giải rượu, rất cần thiết được bổ sung trong nhà.

2.2.4. Dụng cụ y tế cần thiết khác

Đây cũng là dụng cụ cần thiết cho hộp y tế gia đình, phòng tránh những tai nạn bất ngờ. Những dụng cụ cần có như nước muối, cuộn băng vải, băng cá nhân, bông gòn, nước oxy già, nhiệt kế, kéo,...

Lưu ý khi mua thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của nhà thuốc hoặc chỉ định từ bác sỹ để có thể sử dụng liều lượng phù hợp. Không nên tự tiện mua và cộng thuốc theo ý mình tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Thuốc dự phòng ngày tết
Bổ sung vào hộp thuốc y tế gia đình, để vui xuân khỏe mạnh. Ảnh: Internet

2.3. Chuẩn bị vật dụng giữ ấm

2.3.1. Điều hòa ấm, máy sưởi mini

Đây là một trong những vật dụng cần thiết vào những ngày thời tiết khắc nghiệt. Ngoài trời rét lạnh sương giăng, trong nhà cùng nhau quay quần bên mâm cơm gia đình, bật máy sưởi lên sẽ là một cách tận hưởng ngày Tết ấm áp và sung túc mà chẳng cần đi đâu.

2.3.2. Túi sưởi bỏ túi

Túi sưởi bỏ túi, túi sưởi chườm nóng sẽ là sự chuẩn bị thông minh để các bạn vui vẻ chơi xuân. Với vật dụng nhỏ nhắn, bạn có thể mang theo nó khi đi vi vu ngoài trời, nó sẽ giúp bạn giữ ấm khi chườm lên bụng, tay, chân,...

2.3.3. Dầu gió, dầu khuynh diệp

Đây có thể xem là một trong những vật dụng không thể thiếu trong mùa lạnh này. Bạn hãy dùng nó thoa len người để xoa bóp, thư giãn cơ khớp và làm nóng cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng trong việc chữa trị đau bụng, nhức đầu, thúc đẩy tuần hoàn máu rất hiệu quả.

Quạt sưởi ngày Tết lạnh
Bạn có thể trang bị quạt sưởi, túi sưởi, dầu gió,...trong những ngày lạnh giá. Ảnh: Internet

2.4. Cách bảo vệ trẻ nhỏ khỏi ốm khi về quê ăn Tết

2.4.1. Chuẩn bị đồ chống rét

Tùy theo khu vực, bạn hãy theo dõi nhiệt độ để có chuẩn bị cho trẻ đầy đủ quần áo chống rét khi về quê ăn Tết. Lựa chọn cho trẻ quần áo dày dặn, áo len, áo khoác phù hợp để có thể giữ ấm và cản nhiệt từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, các bộ phận dễ làm mất nhiệt như mặt, bàn tay, bàn chân, cổ, ngực,...cũng cần được trang bị các vật dụng như mũ len, khăn choàng, bịt tai, găng tay, vớ, khẩu trang...

2.4.2. Tiêm phòng

Trước khi về quê ăn tết, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế tiêm phòng các bệnh mùa đông . Điều này sẽ giúp trẻ tằng cường sức đầy kháng, hệ thống miễn dịch và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2.4.3. Chuẩn bị thuốc, dầu gió

Để phòng ngừa trường hợp bé bị bệnh cảm thông thường vào ngày tết, bạn nên chuẩn bị đầy đủ thuốc trị cảm cúm, sốt, dầu gió,...Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chuẩn bị thêm thuốc tiêu chảy, men tiêu hóa để phòng trẻ bị đau bụng do thời tiết lạnh.

Cho trẻ mặc ấm
Nên chuẩn bị cho trẻ đầy đủ quần áo, vật dụng chống rét khi về quê ăn tết. Ảnh: Internet

2.4.4. Khi chở bé bằng xe máy đường dài

Nếu trường hợp về quê bằng xe máy, bố mẹ nên cho trẻ ngồi ở giữa, áp mặt vào ngực mẹ giữ ấm. Dùng chăn, áo khoát ủ ấm để con không lạnh, nhưng lưu ý không nên quấn quá chặt sẽ làm trẻ bị nghẹt thở. Trước khi đi bạn có thể dùng miếng dán tạo nhiệt dán lên lớp quần áo sát người như vùng lưng, bụng, đùi, lòng bàn chân. Nên kiểm tra con thường xuyên, nếu thấy quá nóng có thể tháo ra và chuyển vị trí dán.

2.4.5. Không cởi quần áo ngay khi vừa tới nơi

Khi về đến nhà, không nên cởi ngay quần áo cho trẻ như vậy rất dễ làm trẻ bị sốc nhiệt. Bạn hãy đóng kính cửa không cho gió lùa vào, nhóm lửa sưởi hoặc máy sưởi để không khí ấm dần rồi hãy cởi bớt quần áo cho trẻ. Bạn nhớ sờ lưng trẻ sau khi cởi áo, nếu thấy ướt hãy lau khô và thay ngay áo mới.

Tới nhà không nên cởi bớt đồ cho trẻ ngay
Tới nhà không nên cởi bớt đồ cho trẻ ngay. Ảnh: Internet

2.4.6. Không tắm lâu

Trẻ em còn non yếu hơn người lớn, nên bạn hãy cố gắng tắm nhanh và tắm bằng nước ấm cho trẻ. Nếu đi đường bụi bậm, bạn nên rửa mặt mũi, chân, tay, thay đồ cho trẻ và nhanh đi ủ ấm. Ngoài ra mẹ có thể dùng máy dưởi nhỏ, túi sưởi chườm ấm đầu, cổ, tay, chân, bụng, mông để giúp trẻ bớt lạnh và dễ chịu. Lưu ý không nên tấm, gội cho trẻ vào ban đêm sẽ rất dễ nhiễm lạnh.

Thường xuyên kiểm tra bỉm, quần áo đang mặc trên người trẻ. Nếu thấy ướt phải nhanh chóng thay ngay, tốt nhất nên thay bỉm sau 3-4 giờ, lau bằng nước ấm và đóng bỉm để tránh hăm cho trẻ.

Thay bỉm thường xuyên
Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên kiểm tra thay bỉm ngay khi ướt. Ảnh: Internet

2.4.7. Che chắn khi đi ngủ

Phòng ngủ của trẻ cần được đảm bảo kín gió, có chăn niệm ấm áp. Nếu giường lạnh hãy trải thêm chăn ở khu vực bé nằm, hoặc dùng máy sưởi làm ấm căn phòng. Nếu trời quá lạnh hãy mặt cho trẻ quần áo dày, mặc thêm áo len để khi bé trở mình không bị hở lưng, bụng.

Mẹ nên sử dụng nhiệt kế, thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Sờ trán trẻ xem lạnh hay nóng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu nhà bạn ở quê, không có máy sưởi hãy đốt than củi để sưới ấm. Dặn dò, canh chừng con không để lại gần bếp than gây bỏng. Bên cạnh đó, bạn nên mở cửa để khói bay ra ngoài tránh ngộp, khí độc và các tai nạn khác.

2.4.8. Thời gian cho trẻ đi chơi

Ăn Tết trẻ con phải được đi chơi, viếng thăm họ hàng. Nhưng để tránh lạnh gây nhiễm bệnh, bố mẹ nên cho trẻ đi vào lúc 9-10 giờ sáng hay 14-15 giờ chiều, khi nhiệt độ cao nhất trong ngày. Đối với các trẻ lớn, phải dặn dò trẻ không chạy nhảy quá sức làm đổ mồ hôi, ướt quần áo sẽ rất dễ bệnh.

Bố mẹ cũng nên bảo vệ trẻ tránh xa mầm mống lây nhiễm bệnh bằng cách, không đưa trẻ đi chơi ở những nơi đông người, hội hè, công cộng,...

Ngoài ra, nếu trẻ bị bệnh sốt, đừ người. Trong khi nhiệt độ bên ngoài quá thấp dưới 10 độ C, gió mạnh thì tuyệt đối không nên cho trẻ ra ngoài sẽ làm bệnh nặng hơn.

Chăn niệm ấm áp khi ngủ
Đảm bảo cho trẻ ngủ trong phòng kín, nhiệt độ, chăn niệm ấm áp. Ảnh: Internet

2.4.9. Phòng cảm lạnh, cảm cúm

Các đợt rét đậm, rét hại cũng khiến trẻ dễ nhiễm bệnh vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, các vật dụng, nhà cửa mọi thứ xung quanh bé cần được giữ sạch sẽ, tránh virus có điều khiện sinh sôi gây bệnh. Mẹ nên dạy trẻ rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng để phòng ngừa vi khuẩn. Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý đều đặn hàng ngày.

Cho trẻ uống đủ nước, uống nước ấm hoặc uống cốc trà gừng ấm giúp làm nóng cơ thể, ổn định thân nhiệt và thúc đẩy hoạt động tạo nhiệt ở các cơ quan.

Bên cạnh đó, việc ăn uống của trẻ phải được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn đúng giờ, ăn các loại thức ăn ấm áp như cháo, súp,...để tăng sản sinh nhiệt độ, ngăn ngừa cảm cúm. Để có cái Tết bình an, hạnh phúc thì việc phòng bệnh cho trẻ em mùa lạnh luôn phải bố mẹ được đặt lên hàng đầu.

Dạy trẻ rửa tay
Bố mẹ nên dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh sạch sẽ. Ảnh: Internet

3. Trang trí căn nhà ấm áp đón Tết và phòng rét đậm, rét hại

3.1. Sử dụng rèm cửa dày

Ở các vị trí cửa sổ là nơi gió lạnh rất dễ thâm nhập và cũng là khu vực làm mất lượng nhiệt ấm áp của ngôi nhà. Do đó, việc trang bị một chiếc rèm cửa dày dặn sẽ giúp lấp kín chỗ trống, giúp nhiệt độ ngôi nhà ấm áp hơn. Bên cạnh đó, bạn nên chọn mua rèm có tông màu sáng, rực rỡ vừa giữ ấm lại tô điểm cho căn nhà thêm xinh đẹp để đón tết.

3.2. Trang bị thảm trải sàn

Đối với những căn nhà có nền được xây bằng gạch hoa, sẽ giúp mát mẻ cho thời tiết mùa hè nhưng lại gây sự lạnh buốt, giá rét khi đến mùa đông. Bên cạnh đó, sàn nhà cũng là nơi hấp thụ nhiệt rất tốt. Vì vậy, bạn nên dùng thảm trải sàn lên nền nhà, sẽ làm căn nhà trở nên ấm áp hơn rất nhiều. Đây cũng là phương pháp phổ biến, giúp giảm sự thất thoát nhiệt, tiết kiệm lượng điện năng của máy sưởi.

Thảm trải sàn
Thảm trải sàn sẽ giúp ổn định nhiệt độ cho căn nhà. Ảnh: Internet

3.3. Thay bóng đèn có ánh sáng ấm áp

Thay các bóng đèn có ánh sáng ấp ấm cũng là một cách để giữ ấm cho căn nhà vào ngày lạnh lẽo. Ánh sáng của các bóng đèn sẽ giúp bạn chống chọi với những đợt rét kỷ lục sắp tới.

3.4. Tạo cảm giác ấm áp bằng mùi hương

Theo các chuyên gia cho rằng, các sản phẩm có hương thơm như nến thơm, trầm hương, sáp thơm,...sẽ tác động tích cực đến cảm xúc con người. Bạn có thể xông các mùi hương mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu như quế, trầm hương, táo, cây thông, cà phê,...

Mùi hương ấm áp cho căn nhà
Mùi hương sẽ giúp mang đến cảm giác ấm áp và dễ chịu. Ảnh: Internet

3.5. Tạo hơi ấm từ những ngọn nến

Vào buổi tối, khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, bạn có thể tiếp thêm độ ấm cho căn nhà bằng cách đốt thêm những ngọn nến ấm áp. Nó có thể thay thế cả máy sưởi trong những căn phòng có diện tích hạn hẹp. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận để nến trên giá nến, tránh xa cách vật dụng dễ cháy và các thiết bị điện.

3.6. Chuẩn bị chăn, ga, gối niệm dày dặn

Để có sức khỏe tốt, thì giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên chuẩn bị chăn, niệm dày dặn, đủ độ ấm khi màn đêm buông xuống.

Nến thơm
Nến thơm vừa giúp lan tỏa hương thơm, vừa làm căn nhà thêm ấm áp. Ảnh: Internet

4. Mua sắm trang phục cho Tết Nguyên Đán phù hợp với mùa lạnh

Mua sắm trang phục cho Tết Nguyên Đán phù hợp với mùa lạnh, sẽ giúp bạn vô tư vi vu xuân mà không lo thời tiết. Nó còn góp phần làm nhộn nhịp, rạo rực cho không khí Tết sắp tới. Sắm quần áo Tết được xem một đặc quyền mà ai cũng háo hức, mong chờ.

4.1. Áo khoác dày

Các loại áo khoát dày không những giúp cơ thể được giữ ấm, mà nó thể hiện sự thẩm mỹ, sành điệu cho các tín đồ thời trang. Những chiếc áo khoát dạ, áo măng tô, áo phao ngắn dài tùy thích sẽ giúp bạn có một diện mạo vô cùng sang chảnh trong mùa Tết lạnh năm nay.

Áo Khoát
Những chiếc áo khoát ấm áp vừa sành điệu lại giữ ấm hiệu quả. Ảnh: Internet

4.2. Áo len, áo hoodie

Lựa chọn một chiếc áo len cổ cao hay một chiếc áo hoodie dày dặn cũng là cách ứng phó tuyệt vời với giá rét, lạnh lẽo. Ngoài ra, những chiếc áo này còn có lợi thế giúp bạn mix được đa dạng phong cách. Bạn có thể mặc một chiếc áo kiểu cọ, áo sơ mi có cổ bên trong sao đó bận chiếc áo len bên ngoài sẽ giúp bạn trở nên dịu dàng và thu hút.

Áo len
Những chiếc áo len dày dặn nhưng không kém phần xinh đẹp, sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho Tết năm nay. Ảnh: Internet

4.3. Mũ len

Khu vực đầu luôn được quan tâm giữ ấm mỗi khi trời trở lạnh, giá rét. Chiếc mũ len ấm áp, sẽ cùng bạn đi chơi Tết khắp nơi mà không lo thời tiết. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giữ cho mái tóc của bạn luôn vào nếp, gương mặt trở nên thanh tú và đáng yêu.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 mũ len
Mũ len sẽ giúp phần đầu luôn ấm áp. Ảnh: Internet

4.4. Tất

Tất là một trong những phụ kiện không thể bỏ qua ngay cả khi bạn ở trong nhà. Nó sẽ giúp đôi bàn chân luôn được giữ ấm, mang giá trị bảo vệ sức khỏe cao.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 tất chân
Tất giúp giữ ấm cho đôi chân ngày lạnh. Ảnh: Internet

4.5. Khoăn choàng

Khoăn choàng là một vật dụng không thể thiếu cho việc giữ ấm phần cổ vào đợt giá rét. Ngoài ra, nó còn là phụ kiện thời trang sang chảnh, giúp tổng thể trang phục trở nên cân đối và hài hòa.

Khăn choàng
Khoăn choàng là một vật dụng không thể thiếu cho việc giữ ấm phần cổ vào đợt giá rét. Ảnh: Internet

4.6. Boots, giày sneaker

Đôi bàn chân là nơi trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài và dễ làm thất thoát lượng nhiệt của cơ thể. Bên cạnh đó, khi Tết đến bạn sẽ có dịp du hí khắp nơi nên việc trang bị một đôi giày sneaker, boots là rất cần thiết. Nó sẽ giữ ấm, chăm sóc sức khỏe và đưa bạn đi khắp nơi mà không lo trời lạnh.

Giày tết
Đôi giày sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe và đưa bạn đi du xuân khắp nơi. Internet

4.7. Găng tay

Găng tay sẽ giúp bạn làm nên chuyện trong mùa xuân giá lạnh năm nay. Nó luôn nằm trong top được mua nhiều nhất vào mùa lạnh tại các cửa hàng. Nếu bạn đã mua những thứ kể trên thì găng tay sẽ bổ sung, giúp bộ sưu tập Đông Xuân của bạn thêm đầy đủ, ấm áp. Bạn hãy nhớ sử dụng nó khi đi ra ngoài trời lạnh, láy xe máy để bảo vệ đôi tay của mình không bị tê cứng.

Găng tay cho Tết Nguyên Đán lạnh
Găng tay là vật dụng giữ ấm không thể thiếu khi trời trở lạnh. Ảnh: Internet

5. Món ngon ngày Tết thích hợp nhất cho những ngày lạnh

Những món ăn ấm nóng vào ngày Tết sẽ cứu rỗi bạn qua những ngày thời tiết giá rét. Nó sẽ làm bữa cơm đoàn viên của gia đình trở nên đậm đà, chan chứa tình cảm yêu thương, tan chảy cái buốt lạnh. Dưới đây sẽ là gợi ý những món ăn dành cho ngày Tết lạnh giá, ngon bổ dưỡng cho cả bữa cơm gia đình và đãi khách.

5.1. Thịt kho tàu

Nồi thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết Cổ Truyền. Tuy đơn giản nhưng nó mang sức nặng tinh thần vô cùng to lớn, gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau. Những ngày đầu xuân lạnh lẽo, chỉ cần nghe hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt đang sôi ùn ụt trong bếp, cùng một chén cơm trắng nghi ngút khói là đã làm người ta đủ ấm lòng.

Thịt kho tàu
Nồi thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết Cổ Truyền. Ảnh: Internet

5.2. Khổ qua hầm thịt

Món ăn này vô cùng được ưu ái bởi cái tên đặc biệt của nó, "khổ qua" mang sự hi vọng, mong ước của mọi người về mọi vất vả, khó khăn sẽ qua đi, bước sang một năm mới vui vẻ, suôn sẻ và may mắn. Nó cũng là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam. Có món khổ qua hầm nhồi thịt trên mâm cổ sẽ làm cho người ta thấy an tâm, đón năm mới mọi việc sẽ thuận lợi. 

Không những là món ăn phổ biến lấy may ngày Tết. Nồi khổ qua hầm thịt nóng hổi vừa thổi vừa ăn cũng rất thích hợp cho ngày lạnh cóng. Vị đắng của nó sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan vô cùng bổ dưỡng đối với cả ngày Tết và ngày bình thường.

Khổ qua hầm thịt
Nồi khổ qua hầm thịt nóng hổi vừa thổi vừa ăn cũng rất thích hợp cho ngày lạnh cóng. Ảnh: Internet

5.3. Súp hải sản rong biển

Tuy không phải là món ăn xuất xứ từ Việt Nam, nhưng những công dụng "vô biên" về sức khỏe khiến súp hải sản rong biển làm nó được lòng rất nhiều gia đình Việt ngày Tết. Nó mang sự ấm áp của tình yêu thương, chăm sóc sức khỏe dành cho người thân yêu trong gia đình.

Canh rong biển
Súp hải sản rong biển là món ăn ngon bổ dưỡng cho sức khỏe. Ảnh: Internet

5.4. Bò kho lagu tiêu xanh

Vào những ngày lạnh, thì các món ăn có chứa gia vị cay nồng tiêu xanh sẽ giúp giữ ấm, tạo nhiệt cho cơ thể. Bò kho lagu bỏ thêm một ít tiêu xanh hứa hẹn sẽ là món ăn tuyệt vời cho ngày Tết thêm ấm áp bất chấp thời tiết khắc nghiệt.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 bò kho lagu
Món ăn đốt cháy băng giá, cho ngày lạnh trở nên ấm áp. Ảnh: Internet

5.5. Cù lao

Món cù lao được xem là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người miền Tây Nam bộ vào dịp lễ Tết. "Cù lao" một tên gọi vô cùng thân quen của vùng đất phù sa màu mỡ. Món ăn mang cái tên đậm đà hương vị quê hương, luôn nhắc nhớ những người con xa xứ về đoàn tụ với gia đình vào dịp Tết đến xuân về.

Nồi cù lao đầy vun sôi ùn ụt, bên trong là những hòn than đỏ rực sẽ làm người ta cảm nhận được sự sung túc, ấm áp và quên đi cái lạnh giá của thời tiết bên ngoài.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 cù lao
Món ăn mang hương vị đậm đà ngày tết quê hương. Ảnh: Internet

5.6. Lẩu

Vào những ngày trời lạnh mưa xuân lất phất, thì một nồi lẩu nghi ngút hương thơm sẽ thắt chặt mọi người lại với nhau, đúng nghĩa Tết sum vầy. Phần nước lẩu bạn có thể bỏ thêm ớt, sả, tiêu để tăng thêm khẩu vị và giữ nhiệt tốt hơn cho cơ thể. Có nhiều món lẩu bạn có thể lựa chọn như lẩu thái, lẩu cay, lẩu gà,...

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 lẩu
Nồi lẩu nghi ngút khói sẽ giúp gia đình vừa ăn, vừa sưởi ấm. Ảnh: Internet

5.7. Gà hấp sả

Gà hấp sả sẽ là món ăn giữ nhiệt tuyệt vời cho cơ thể bạn vào mùa lạnh. Thịt gà ngọt ngọt, dai dai hòa với mùi thơm đậm đà của sả, sẽ tạo nên một món ăn hấp dẫn và kích thích vị giác. Bên cạnh những món mặn, thì các món ngọt cũng sẽ mang lại cảm giác ấm áp, thoải mái trong ngày Tết ấm áp. 

Gà hấp sả
Gà hấp sả sẽ là món ăn mang đến sự ngon miệng và ấm áp. Ảnh: Internet

5.8. Mứt tết

Bên cạnh những món mặn, thì các món ngọt cũng sẽ mang lại cảm giác ấm áp, thoải mái trong ngày Tết buốt lạnh. Trong đó, món ăn tiêu biểu và mang đến hương vị vô cùng ngọt ngào phải kể đến đó là các loại mứt Tết . Các loại mứt vô cùng đa dạng như mứt gừng, mứt táo, mứt nho,...sẽ mang đến một cái rộn ràng và sung túc.

Mứt tết
Một hộp mứt kèm theo chén trà thơm ngon sẽ là sự kết hợp hoàn hảo. Ảnh: Internet

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 sẽ vô cùng ấm áp và sung túc khi mọi người đã sẵn sàng ứng phó với thời tiết. Trong đó, khâu chăm sóc sức khỏe vẫn là quan trọng nhất vậy nên chúng ta cần chuẩn bị chu đáo. Qua bài viết, Chuyên mục Cẩm nang  hi vọng mọi người sẽ có một cái Tết vui khỏe, hạnh phúc bên những người thân yêu của mình.

Ngọc Hân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI