1. Yoga cho bà bầu có những ích lợi nào?
Bà bầu tập yoga trước khi sinh là một phương pháp tiếp cận đa diện để giúp tinh thần bà bầu được phấn chấn, hưng phấn hơn nhờ vào sự tập trung hơi thở. Nghiên cứu cho thấy rằng tập yoga cho bà bầu là việc làm an toàn, có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng. Bài tập tại chổ nhẹ nhàng bao gồm các động tác vươn tay, vươn chân, uốn người, gập người… Việc điều hòa hơi thở kết hợp với vận động các cơ, khớp trong cơ thể để giúp giúp các mẹ học được cách thở sâu và thư giãn, rất hữu ích khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, sinh nở và sau đó là việc làm mẹ .
1.1 Yoga đối với mẹ bầu
- Yoga cho bà bầu có thể giúp các mẹ bầu có sự chuẩn bị về thể chất và tinh thần trước khi sinh.
- Yoga giúp tập trung vào tập luyện các tư thế hô hấp, vùng hông và phục hồi năng lượng khi các mẹ bầu thấy mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.
- Tạo sự cân bằng về nội tiết, tăng cường thể chất và giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu các vấn đề về giữ nước và phù. Ngoài ra các động tác yoga còn giúp cơ thể loại bỏ được độc tố có hại ra ngoài, không những thế yoga còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng, chống táo bón, đầy hơi khó tiêu khi mang thai.
- Cải thiện lượng oxy lưu thông qua nhau thai nhờ bạn thường xuyên luyện tập hít thở sâu lại tốt cho trí nhớ, giúp mẹ cân bằng cuộc sống, tránh bị căng thẳng và suy giảm trí nhớ.
- Giúp bạn ngủ ngon, giấc ngủ sâu hơn.
- Giúp giảm stress và hạn chế lo lắng. Nhờ vậy sẽ khiến cho mẹ bầu ổn định tâm lý, đối phó được những cơn đau khi chuyển dạ.
- Tập yoga khi mang thai khiến bạn không bị tăng cân quá nhiều, giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng. giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
- Yoga giúp tăng tính linh hoạt và chuyển động dẻo dai. Các dây chằng và cơ bắp trở nên đàn hồi hơn giúp giảm nguy cơ bị chuột rút, đau nhức khi mang thai vào giai đoạn cuối thai kỳ.
- Giảm nguy cơ sinh sớm, huyết áp cao và duy trì lượng nước ối đầy đủ.
- Việc tập các bài tập thở của yoga giúp bạn dễ dàng lấy hơi khi rặn đẻ.
- Biết cách thở đúng, bà bầu sẽ tránh được những cơn gồng cứng người khi sinh con, bà bầu sẽ thấy mình linh hoạt hơn. Thai phụ hãy nhớ chu kỳ này: sợ hãi – thắt chặt – đau đớn, do đó thời gian sanh sẽ rút ngắn hơn so với mẹ bầu không luyện tập yoga.
- Giúp mẹ bầu vẫn luôn nhanh nhẹn dù mang thêm một bụng bầu khá nặng. Hoạt động này giúp cơ thể bà bầu được thoải mái, thả lỏng hơn, các cơ bắp của bà bầu sẽ được khôi phục, thả lỏng, thở nhịp nhàng để có một trái tim khỏe.
- Yoga giúp mẹ bầu tránh những hiện tượng khó chịu trong thai kỳ như buồn nôn, chuột rút, phù nề chân, mỏi lưng, đau nhức.
- Thể loại yoga tĩnh tâm, kết hợp giữa vận động thể chất và thiền định có thể là một liệu pháp đáng kể giúp thai phụ vượt qua hội chứng trầm cảm khi mang thai.
1.2 Yoga đối với thai nhi
- Tập yoga không những đem lại nhiều lợi ích cho mẹ mà còn giúp thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh từ lúc mang thai, lúc chuyển dạ và cả khi sinh ra.
- Tập yoga giúp mẹ được thư giãn, tâm trạng thoải mái sẽ tránh được những tổn hại cho thai nhi.
- Thai nhi tránh được nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tâm lý và nâng cao trí tuệ cho em bé trong bụng.
- Em bé sinh ra có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh.
- Kích thích chức năng não bộ của em bé ngay từ khi trong bụng thông qua các giác quan để trẻ nhanh hoàn thiện trí tuệ.
- Cải thiện được lưu thông oxy qua nhau thai tới thai nhi qua việc mẹ bầu thường xuyên luyện tập hít thở sâu.
- Kích thích chức năng não bộ của em bé ngay từ khi trong bụng thông qua các giác quan để trẻ nhanh hoàn thiện trí tuệ.
- Yoga còn giúp gắn kết tình cảm mẹ con cả khi em bé chưa chào đời.
2. Yoga cho bà bầu nên tập vào thời điểm và môi trường nào?
- Nếu không có những vấn đề bất thường về sức khỏe, bạn có thể bắt đầu tập các bài tập yoga ngay khi bạn phát hiện ra mình có thai. Nếu học càng sớm thì độ dẻo mềm của cơ thể sẽ càng tốt hơn, khả năng hít thở để dưỡng sức cũng được thực hiện thuần phục hơn. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
- Hầu hết các bác sĩ cho phép thai phụ bắt đầu tập thể dục kể từ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Lý do là vì thường sau tuần thứ 12 của thai kỳ, tình trạng ốm nghén sẽ biến mất và lúc này bạn có thể vận động một cách thoải mái.
- Mẹ bầu có thể tự tập ở nhà, nhưng tốt nhất là bạn hãy đến tham gia một lớp học yoga cho các mẹ bầu tại phòng tập. Việc đến với phòng tập cũng giúp bạn yên tâm hơn về các tư thế an toàn cho bé yêu trong bụng. Tại phòng tập, bạn có có hội gặp gỡ các mẹ bầu nhờ đó dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm luyện tập và trao đổi các vấn đề liên quan đến thai kỳ. Sau khi đã tập các bài tập một cách thuần thục, bạn có thể duy trì việc tự tập luyện ở nhà một mình.
- Bộ trang phục tốt nhất dành cho bạn luôn là chiếc quần bó chất liệu bằng thun có thể co giãn cả 4 chiều cùng chiếc áo thun form dài thoải mái. Bên canh đó, bạn nên sử dụng các loại thảm bằng mút dày, không thấm mồ hôi và có độ đàn hồi cao để người tập không bị cấn hay đau. Bạn cũng không cần mang giày, vớ, đi chân trần là được rồi.
3. Yoga cho bà bầu theo từng giai đoạn mang thai
Tập yoga trong từng tam cá nguyệt, bạn cũng cần chú ý tập những động tác nào theo từng giai đoạn thai kỳ và tập sao cho đúng để không tác động xấu đến thai nhi. Những bài tập yoga cho bà bầu theo từng giai đoạn như sau:
3.1 Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu
3.1.1 Các bài tập yoga
Vào những tháng đầu thai kỳ tập yoga , bà bầu cần nói chuyện với giáo viên dạy yoga về tình trạng mang thai của mình và cho họ biết điều mà bà bầu mong muốn khi tham gia lớp học, để lựa chọn những bài tập yoga phù hợp. Một số bài tập phổ biến được gợi ý như dưới đây:
Bài tập 1
Mẹ bầu ngồi, hai tay chống sau lưng. Chân duỗi thẳng, mở rộng, lòng bàn chân hướng về phía trước. Di chuyển sao cho bàn chân úp vào trong. Lặp lại động tác 20 lần.
Bài tập 2
Đứng thẳng lưng, chân mở rộng bằng vai, đầu gối cong nhẹ, hai tay chống lên đùi. Giữ nguyên tư thế, cố gắng cong lưng hết mức, đồng thời hít sâu. Trở lại tư thế ban đầu, lặp lại động tác 4 lần.
Bài tập 3
Trong tư thế đứng, bước 1 chân về phía trước, tay đỡ sau lưng. Hít vào, thở ra đều đặn. Làm tương tự với chân còn lại. Mỗi chân làm 4 lần.
Bài tập 4
Tư thế hít đất, tay chống xuống sàn. Giữ cho cổ, lưng và đùi thẳng hàng. Hít vào, từ từ hạ bụng xuống chạm sàn. Thở ra, đồng thời nâng người lên. Lặp lại 4 lần
Bài tập 5
Nằm nghiêng một bên, tay dưới hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở rộng. Hít sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao. Thở ra, hạ tay và chân xuống. Lặp lại động tác với bên tay, chân còn lại. Mỗi bên làm từ 4-6 lần.
3.1.2 Những yêu cầu khi tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu
- Tập hít thở và khởi động nhẹ là chính để cung cấp oxy nuôi dưỡng thai nhi, tránh sảy thai.
- Uống đủ nước trướng, trong và sau tập để tránh việc cơ thể bị thiếu nước.
- Luôn bắt đầu với những động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi tập những động tác khó hơn.
- Đảm bảo các động tác phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Chọn trang phục tập thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Nên ăn nhẹ trước khi tập tập 30 phút để duy trì năng lượng cho cơ thể trong suốt buổi tập.
3.2 Yoga 3 tháng giữa
3.2.1 Những bài tập yoga cho bầu
Bài tập 1
Tay chống xuống sàn, chân khuỵu gối, đầu ngẩng cao, lưng trũng. Cúi đầu, cong lưng lên phía trên. Trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập yoga kết hợp hít thở nhịp nhàng.
Bài tập 2
Trong tư thế ngồi, thẳng lưng. Đưa cao tay phải, nghiên người về bên trái. Tay trái chống xuống mặt sàn. Đổi tay, lặp lại động tác 1 lần nữa.
Bài tập 3
Nằm ngửa, cong gối, lòng bàn chân và tay chạm mặt sàn. Hít sâu, đồng thời cong lưng sao cho lưng không chạm mặt sàn. Thở ra, từ từ trở lại tư thế ban đầu.
Bài tập 4
Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai. Hai tay cầm tạ đưa lên cao qua đầu, đồng thời quay người sang bên trái. Giữ nguyên tư thế trong vài nhịp thở. Lặp lại tương tự với bên phải, mỗi bên 10 lần.
Bài tập 5
Trong tư thế đứng thẳng, chân rộng bằng vai, hai tay dang ngang, lòng bàn tay úp xuống. Nghiêng người sang bên trái, tay trái đặt trên chân, tay phải hướng lên, đưa cao qua đầu. Mắt nhìn theo hướng tay phải. Giữ nguyên trong 2-3 nhịp thở. Trở lại tư thế đứng thẳng, đổi bên lặp lại động tác lần nữa.
3.2.2 Yêu cầu khi tập yoga 3 tháng giữa
- Tập các động tác chủ yếu dành cho lưng, chân để không bị chuột rút, không đau lưng.
- Mẹ cần tránh các động tác đòi hỏi khả năng thăng bằng hay phải đứng bằng một chân để giảm khả năng bị ngã.
- Nhẹ nhàng và tôn trọng giới hạn của cơ thể, lắng nghe những gì cơ thể cần.
- Không được căng cơ bụng.
- Tập trung vào tâm trí nhiều hơn cơ thể.
- Mẹ bầu cũng nên hạn chế các động tác nằm ngửa vì dễ bị chóng mặt, khó thở và buồn nôn đồng thời cũng hạn chế máu lưu thông đến thai nhi.
3.3 Yoga 3 tháng cuối cho bà bầu
3.3.1 Bài tập yoga cho bà bầu
Bài tập 1
Trong tư thế ngồi, lưng thẳng, lòng bàn chân chạm vào nhau. Tay đặt trên đầu gối nhẹ nhàng ép gối xuống sàn hết mức có thể. Giữ nguyên trong vài nhịp thở. Lặp lại động tác 10-15 lần.
Bài tập 2
Đứng thẳng lưng, chân rộng bằng hông, bàn chân hướng ra. Tay để dọc theo thân người hoặc có thể bám nhẹ vào ghế để giữ thăng bằng.
Từ từ hạ người xuống như đang ngồi trên ghế, trọng lượng dồn về gót chân, vai thả lỏng. Giữ trong 1 nhịp thở. Dùng lực chân nâng người đứng dậy.
Bài tập 3
Nằm ngửa, hai chân đưa lên cao, dựa vào tường. Hít thở đều đặn, thư giãn thân trên. Giữ nguyên trong vài phút. Với bài tập yoga này, mẹ có thể kê thêm gối hoặc khăn ở phía dưới lưng để thoải mái hơn.
Bài tập 4
Ngồi thoải mái trên gót chân. Hít sâu, gập người về phía trước, tay duỗi thẳng. Giữ nguyên tư thế, hít thở đều đặn trong 1-2 phút hoặc tới khi mẹ cảm thấy thoải mái để ngồi dậy.
Bài tập 5
Ngồi xếp bằng, lưng thẳng, tay đặt trên đầu gối. Giữ nguyên tư thế, hít thở đều đặn. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Thay đổi tư thế nếu cảm thấy chân mỏi.
3.3.2 Yêu cầu khi tập yoga 3 tháng cuối
- Tập khớp hông, khớp háng nhiều để mở khớp hang, giúp dễ sinh , tập rặn.
- Mẹ bầu nên tránh các động tác ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ.
- Những động tác kéo giãn căng người cũng không nên thực hiện trong giai đoạn này nữa.
- Ưu tiên những bài tập tăng cường sự dẻo dai cho vùng xương chậu.
4. Những lưu ý khi tập yoga cho bà bầu
- Mỗi tư thế yoga, bạn nên tập luyện trong khoảng từ 5 – 8 hơi thở dài bằng mũi, lặp lại 3 lần. Không nên tập quá nhiều.
- Sau buổi tập 10-15 phút mới được uống nước hay ăn thức ăn lỏng; sau 30 phút ăn thức ăn đặc.
- Đặc biệt sang tháng mang thai thứ 4, các động tác nằm ngửa trên thảm khá lâu đều không nên thực hiện. Vì tư thế nằm ngửa có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chủ của bạn.
- Trong hai tháng cuối của thai kỳ, cần tránh tập những tư thế đầu gối cao hơn khung xương chậu, vì những tư thế này khiến thai nhi không được đặt ở vị trí tốt nhất.
- Khi tập, bạn không nên nín thở bởi vì việc thở sâu và thở đúng là rất quan trọng cho cả mẹ và bé.
- Bà bầu có thể tập chậm rãi và tuyệt đối tránh những tư thế yoga vượt quá kinh nghiệm và khả năng của mình. Nếu trong khi tập bất kỳ động tác nào, bạn cảm thấy chóng mặt, hãy dừng lại. Hiện tượng chóng mặt thường xảy ra khi bạn hít thở không đúng cách.
- Nếu tình trạng chóng mặt không cải thiện sau khi bạn đã ngừng tập, nghỉ ngơi, hãy trao đổi với huấn luyện viên hoặc bác sĩ sản khoa để có hướng dẫn cụ thể.
- Nên đọc những cuốn sách hướng dẫn tập yoga tại nhà kỹ trước khi tập: Nếu chưa từng tập yoga, chắc chắn bạn không nên bắt đầu các bài tập mà không có hướng dẫn.
- Bạn cần sử dụng các đạo cụ như gối và đệm để giữ thăng bằng và nâng đỡ cơ thể khi cần thiết.
- Cần theo dõi lượng mồ hôi thoát ra bởi việc tiết mồ hôi quá mức gây mất nước nhanh chóng để duy trì lượng nước cho cơ thể.
- Cách thở đúng sẽ không chỉ giúp bạn kiểm soát được sự căng thẳng mà còn tăng lưu lượng ôxi trong buồng phổi, lấy lại bình tĩnh, cho phép cơ thể và tâm trí bạn được thư giãn.
- Không nên tập các môn thể dục khác ngay sau khi tập yoga. Thậm chí nếu là môn yoga nhiệt thì mẹ cũng không nên tập. Sự gia tăng nhiệt độ có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu.
4.1 Những triệu chứng của mẹ bầu không nên tập yoga
Bà bầu có những triệu chứng sau thì không nên tập các động tác yoga để tránh làm ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Nhưng mẹ bầu vẫn có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như bài tập hít thở, thư giãn vẫn an toàn cho bà bầu, giúp bà bầu an tâm, bình tĩnh và tự tin lúc sinh nở.
- Tăng huyết áp hoặc đã được chẩn đoán là tiền sản giật.
- Đã từng sảy thai hoặc có nguy cơ sảy thai.
- Màng ối bị vỡ hoặc bắt đầu quá trình chuyển dạ.
- Chảy máu âm đạo bất thường hoặc cảm thấy khó chịu.
- Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
4.2 Những động tác yoga bà bầu cần tránh
- Những động tác mà mẹ cảm thấy là khó và không đủ khả năng để tập. Những động tác phải vặn mình quá nhiều vì sẽ gây tách nhau thai ra khỏi tử cung.
- Tránh các bài tập có các động tác lăn, đứng lên ngồi xuống liên tục và nhanh nói không đối với các động tác trồng cây chuối, gót chân chạm bụng tư thế đứng.
- Không tập các kỹ thuật nín thở, thở nhanh, mạnh.
- Tránh các động tác gập bụng phía trước, tránh chèn ép bụng,gây áp lực lên bụng.
4.3 Bà bầu chuẩn bị gì trước khi đi tập yoga
- Không gian thoáng đãng, không ồn ào cũng như không quá lạnh hay nóng là tốt nhất để tập yoga cho các mẹ bầu.
- Thảm tập nên được trải trên sàn phẳng, không nên tập trực tiếp trên sàn nhà. Đây là nguyên tắc an toàn cho bà bầu khi tập yoga mà bạn phải nhớ.
- Nên uống một chút nước trong lúc tập nhưng không ăn quá no khi tập. Ngược lại để có thể quá đói khi tập cũng không tốt.
- Để buổi tập hiệu quả hãy thật tập trung và hướng theo những động tác của cơ thể cũng như nhịp thở của mình.
5. Những nơi tập yoga cho bà bầu uy tín chị em có thể tham khảo
Hãy cùng điểm qua các trung tâm và các phòng tập yoga cho bà bầu ở Hà Nội và Hồ Chí Minh nhé các mẹ.
5.1 Ở Hà Nội
5.1.1 Yoga Luna Thái Center
Yoga Luna Thái Center Cam Kết 100% chăm sóc tốt nhất cho các mẹ bầu trong quá trình mang thai với giảng viên hàng đầu Việt Nam – Ms Luna Thái – HLV Yoga đầu tiên đạt giải HCV tại giải Vô địch Quốc Tế tại Ấn Độ. Hiện nay trung tâm có rất nhiều cơ sở như:
- Cơ sở 1 : 967 Đê La Thành - Ba Đình - Hà Nội.
- Cơ sở 2 : số 10 Lê Hồng Phòng - Hà Đông - Hà Nội.
- Cơ sở 3 : T3 - Times City - Hà Nội.
5.1.2 Yoga Ananda Hanoi
Lớp yoga đón nhận các mẹ bầu từ lúc tròn 3 tháng đến khi gần sinh bé với mục đích tạo tâm lý sảng khoái, dễ chịu, tăng cường thể lực, tăng thu nạp dưỡng khí và tăng cảm nhận về tình yêu thương, về niềm chân phúc của cuộc sống cho mẹ và bé.
Địa chỉ:
- 12 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội (tầng 3, siêu thị Minh Hoa).
- 22 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội (tầng 2, nhà B, khu Chigamex).
5.1.3 Gana Yoga Center
Với diện tích mặt bằng rộng rãi, không gian bài trí độc đáo, cơ sở vật chất tiện nghi cũng như đội ngũ giáo viên bản xứ đầy kinh nghiệm. Đến với trung tâm các bà bầu sẽ được cải thiện cả sức khỏe và tinh thần bởi những bài tập Yoga nhẹ trong suốt quá trình mang thai.
Địa chỉ:
- Tầng 13, Toà nhà Báo Sinh viên Việt Nam/Ngân hàng ACB, lô D29 phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội (gần Viện Huyết Học Tư)
- E3, tầng 3, CC43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội.
5.1.4 Anmol yoga center
Trung tâm sẽ tập cho các mẹ bầu, hỗ trợ cơ thể trong quá trình mang thai, giúp các nhóm cơ của mẹ bầu săn chắc, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở, giảm đi những khó chịu của quá trình mang thai, giúp con bạn khoẻ mạnh hơn, tăng cường miễn dịch khi bé chào đời.
Địa chỉ: Tầng 4, số 82 Tuệ Tĩnh, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5.1.5 Hương Anh Fitness & Yoga
Từ tập những bài tập kéo giãn cơ thể cho tới những bài tập thở nhằm tập trung tinh thần một cách tối đa sao cho thật chuyên nghiệp, rõ ràng nhất. Lựa chọn những bài tập phù hợp cho từng mẹ bầu để đạt kết quả cao và giảm thiểu những triệu chứng khó chịu nhất trong quá trình mang thai.
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 149 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Cơ sở 2: 3-5 Chùa Vua, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5.2 Ở TP Hồ Chí Minh
5.2.1 Trung tâm Yoga bầu Care With Love
Đứng đầu trong danh sách những địa điểm tập yoga tốt nhất cho bà bầu ở Hồ Chí Minh . Trung tâm yoga Care With Love luôn chú trọng thiết kế những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, mang đến sự thư giãn trong từng phút tập luyện và cải thiện sức khỏe rõ rệt sau tuần đầu áp dụng. Đặc biệt, Care With Love luôn có nhiều gói ưu đãi, khuyến mãi mang đến nhiều sự lựa chọn tiện lợi cho mẹ bầu.
Địa chỉ: 73, Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM.
5.2.2 Trung tâm đào tạo Yoga Living
Đây là nơi cung cấp các gói tập yoga bầu thường được những doanh nhân và người nổi tiếng chọn lựa. Trung tâm yoga Living trang bị phòng ốc rộng rãi, thoáng mát, giảng viên người nước ngoài và người Việt có kinh nghiệm. Mặc dù giá khá cao nhưng vẫn thu hút được nhiều người đến học. Địa chỉ: 95 Pasteur, P.Bến Nghé, Q.1.
5.2.3 Trung Tâm Yoga Sunlight Yoga
Trung tâm yoga Sunlight là một địa điểm tập yoga tốt mà nhiều mẹ bầu ưa thích. Nơi đây có cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện nghi đạt chuẩn và đội ngũ huấn luyện viên tận tâm với nghề. Bên cạnh đó trung tâm còn có khoá đào tạo giáo viên Yoga chuyên nghiệp cấp bằng quốc tế. Trung tâm mở cửa 15 giờ mỗi ngày đáp ứng thời gian biểu của nhiều mẹ bầu bận rộn. Sunlight Yoga là nơi lựa chọn tuyệt vời nhất cho sức khỏe của bạn.
Địa chỉ: lầu 2- Số 05- Thành Thái- Phường 14- quận 10.
5.2.4 Vyoga World
Đây là trung tâm yoga đầu tiên có 100% huấn luyện viên đến từ Ấn Độ. Mỗi bài tập đều được thiết kế chuyên nghiệp, giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt và tinh thần thư thái khi mang thai. Ở đây còn đào tạo các giáo viên Yoga và lịch học luôn linh hoạt để bạn có thể chọn thời gian phù hợp trong ngày.
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Tầng 6 Vincom 3/2, số 3 Đường 3/2, P.11, Q.10.
- Cơ sở 2: Vincom Cộng Hòa, 15 -17 Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình.
- Cơ sở 3: Tầng 6 Vincom Plaza Gò Vấp – 12 Phan Văn Trị, P.7, Q. Gò Vấp.
5.2.5 Getfit Gym & Yoga
Đây là một trung tâm lớn với diện tích 1.000m2. Các hình thức tập yoga tại đây cũng đa dạng như tập theo nhóm hay cá nhân. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp sẽ giúp các mẹ bầu thoải mái tập những động tác yoga bổ ích cho mẹ và bé. Địa chỉ: Vị trí tại tầng 3, Cao Ốc H3, 384 Hoàng Diệu, P.6, Q.4.
Trên đây là tất cả những điều nên biết cơ bản về yoga cho bà bầu, mà Yeutre.vn đã tổng hợp khá đầy đủ, giúp mẹ tìm hiểu kỹ lưỡng hơn. Nếu mẹ chọn bộ môn này, hãy bảo đảm rằng mình luyện tập vừa sức và không quên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để biết được những động tác phù hợp với thể trạng của mình nhất nhé. Điều này sẽ góp phần cho mẹ bầu có được được sự dẻo dai, khỏe mạnh, giảm căng thẳng, lo lắng trong suốt thai kỳ. Hãy cùng nhau thực hiện các động tác yoga đơn giản nhưng lại rất hữu ích để mẹ và bé cùng khỏe, các mẹ nhé.
Chi Lê tổng hợp