1. Siêu âm trong thai kỳ
Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, áp dụng phổ biến trong ngành y tế. Sử dụng sóng siêu âm (sóng âm có tần số cao), để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể nhằm:
- Theo dõi sự phát của thai nhi.
- Kiểm tra xem thai nhi có bị dị tật hay không.
- Siêu âm để biết được giới tính của thai nhi
2. Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, siêu âm không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên lạm dụng việc siêu âm. Nhiều bà bầu rất chăm chỉ siêu âm trong quá trình mang thai, nhiều chị còn in ảnh, in đĩa về cho cả gia đình cùng xem và giữ làm kỷ niệm.
Nhưng chị em cần biết rằng, những thai nhi được siêu âm tự do không hạn chế số lần, thì cân nặng bé khi sinh thường thấp hơn hẳn những trường hợp siêu âm theo đúng quy định.
Siêu âm thai quá nhiều lần có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi, bên cạnh đó có thể gây hại nguy cơ bào thai bị nứt đốt sống. Ngoài ra, mẹ siêu âm quá nhiều trong thai kỳ, khi bé sinh ra còn có khả năng bị thoái vị não...
Thời gian của mỗi lần siêu âm là không nên quá dài, thông thường mỗi lần siêu âm kéo dài khoảng 20 phút. Tuy nhiên, một số trường hợp bé cuộn người hoặc di chuyển nhiều nên không thể nào thấy rõ thì có thể kéo dài nhiều thời gian hơn. Dẫu vậy, thời gian siêu âm nếu kéo dài quá, cũng không hẳn tốt cho con.
3. Những thời điểm siêu âm quan trọng mẹ bầu cần biết
Lần thứ nhất: Tuần 4-8 của thai kì
Lúc này siêu âm sẽ kiểm tra xem chắc chắn thai đã vào tử cung an toàn, làm tổ và tim thai đã có hay chưa.
Lần thứ hai: Tuổi thai từ 12-14 tuần
Lần siêu âm này nhằm xác định chính xác tuổi thai, số lượng thai. Và điều quan trọng hơn cả là thời gian này bác sĩ sẽ đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể và những bất thường ấy sẽ là nguyên nhân gây bệnh Down , dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…
Lần thứ ba: Từ tuần 21-24 của thai kỳ
Lúc này hầu như các cơ quan bên trong thai nhi sẽ được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo em bé đang phát triển bình thường. Các bộ phận khác như: cột sống, hộp sọ, não, tim, cánh tay,… đều có thể nhìn thấy rõ. Hơn nữa, cũng phát hiện được những dị dạng, bất thường.
Lần thứ tư: Tuần 30-32
Vào thời điểm này khi siêu âm sẽ phát hiện những bất thường xuất hiện muộn, hay kiểm tra xem dây rốn có còn đủ tốt, để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi bào thai hay không. Vị trí của nhau thai và tình trạng của nước ối cũng được xem xét kĩ trong lần siêu âm này.
Lân thứ 5 : Thời điểm gần sinh
Đây cũng là lần siêu âm quan trọng, giúp bác sỹ xác định lại tình trạng của thai nhi, xem xét mức nước ối như thế nào, vị trí ngôi thai,....Nhờ đó bác sỹ sẽ có những tiên lượng về quá trình vượt cạn của mẹ.
4. Mẹ bầu cần lưu ý những gì trước khi đi siêu âm
- Uống nhiều nước: Chị em cần phải uống nhiều nước, đồng thời phải nhịn tiểu trước khi siêm âm. Việc uống nhiều nước và nhịn tiểu là để bàng quang đầy nước. Như thế sẽ giúp bàng quang đẩy ruột ra và tử cung lên, giúp cho sóng âm đi nhanh hơn và hình ảnh trong tử cung rõ nét hơn.
- Mặc đồ rộng rãi và thoải mái khi đi siêu âm: Khi đi siêu âm mẹ bầu nên mặc váy hoặc mặc quần áo rộng rãi. Một phần để không gò bó phần bụng, khi siêu âm hình ảnh hiển thị sẽ rõ nét và chính xác.
- Mẹ hãy ghi nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng bởi mỗi mốc siêu âm có một mục tiêu khác nhau cần kiểm tra và theo dõi.
- Hãy chuẩn bị các câu hỏi mẹ thắc mắc về quá trình mang thai và những dấu hiệu bất thường, để hỏi bác sĩ và có những lời khuyên thích hợp.
Yeutre.vn hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp chị em phần nào trả lời được vướng mắc siêu âm nhiều có tốt không của mình. Điều quan trọng nhất với các mẹ là hãy nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để có một thai kỳ thật khỏe mạnh, tốt hơn là lo lắng quá nhiều về chuyện siêu âm, nếu đã thực hiện đủ những lần siêu âm quan trọng. Chúc các mẹ sẽ sớm được gặp thiên thần nhỏ của mình một cách thuận lợi và cả hai mẹ con thật khỏe mạnh nhé.
Thùy Dung tổng hợp