Phân biệt các hình thức siêu âm thai 2D, 3D và 4D

(Yeutre.vn) Hiện nay, khi đi khám thai, bạn sẽ thấy có nhiều hình thức siêu âm như siêu âm 2D, siêu âm 3D, siêu âm 4D… Vậy mỗi hình thức siêu âm này khác nhau như thế nào và thời điểm nào sử dụng hình thức nào cho đúng. Vấn đề này bạn sẽ tìm hiểu cùng yeutre.vn nhé.

banner ads

Siêu âm giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Siêu âm 2D

Siêu âm 2D thường được thực hiện với mục đích chuẩn đoán có thai hay không, xác định thai nhiều phôi hay 1 phôi, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, xác định những bất thường bẩm sinh ở thai nhi,… Thông thường, siêu âm 2D thực hiện từ khi mẹ mang thai cho tới giữa 18-20 tuần của tuổi thai.

Siêu âm 2D mang đến cho mẹ hình ảnh 3 chiều đen trắng về một thai nhi mới hình thành, chưa quá rõ hình hài, giúp các bác sĩ theo dõi được sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng mẹ.

Siêu âm 3D

Siêu âm 3D cũng là siêu âm 3 chiều nhưng cho hình ảnh màu, khi này, thai cũng khá lớn và có thể nhìn tương đối rõ hình hài của thai nhi. Siêu âm này cho hình ảnh với kích cỡ lớn hơn, rõ hơn, tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D thực sự không tốt như siêu âm 2D.

Siêu âm 3D không phát hiện các dị tật và đưa ra tuổi thai chuẩn xác như 2D, đó là lí do, các bác sĩ thường sử dụng 2D với mục đích kiểm tra những bất thường ở thai nhi.

Siêu âm 4D

Siêu âm 4D cho mẹ nhìn thấy những hình ảnh rõ nhất về con.

Khá giống với siêu âm 3D, siêu âm 4D cho ra đời hình ảnh 3D động, thông qua siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy những cử động đáng yêu của con, thậm chí có thể lưu lại trong VCD để làm kỷ niệm. Thông thường, thai ở độ tuổi khá lớn (3 tháng cuối thai kỳ) mới sử dụng phương pháp siêu âm này. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý, siêu âm 4D không thực sự tốt cho mẹ và thai nhi, do quá trình siêu âm diễn ra lâu, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tia bức xạ từ máy siêu âm.

Những ký hiệu thông thường mẹ bầu cần biết khi đọc kết quả siêu âm:

DS: Dự kiến ngày sinh

TT:Tim thai

TT(+): Tim thai nghe thấy

TT(-): Tim thai không nghe thấy

BCTC: Bề cao tử cung

Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).

HAcao: Huyết áp cao

KC: Kỳ kinh cuối

NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu

Para 0000: Phụ nữ sinh con so

TSG: Tiền sản giật

Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, xoay sau thế nào.

NC: Nhẹ cân

CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.

CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.

CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau

CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

CRL : crown rump length (chiều dài đầu mông)

BPD : biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)

TTD: Đường kính ngang bụng

APTD: Đường kính trước và sau bụng

AF : amniotic fluid (nước ối)

AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)

EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)

GA : gestational age (tuổi thai)

FHR : fetal heart rate (nhịp tim thai)

Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.

Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).

MLT: Mổ lấy con.

Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.

Những điều cần lưu ý khi siêu âm thai

- Nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi siêu âm có cần phải nhịn tiểu không vì một số trường hợp phải nhịn tiểu để giúp bàng quang bị đầy lên và nâng tử cung của bạn cao hơn một chút trong khung xương chậu, làm cho hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn.

- Nếu muốn xác định chính xác thai ngoài tử cung hay trong tử cung, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm qua ngã âm đạo, nghĩa là siêu âm trong âm đạo thay vì siêu âm ở ngoài vùng bụng.

- Ngoài ra, các mẹ cũng lưu ý, mặc dù siêu âm giúp các bác sĩ phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi nhưng không có nghĩa là chính xác 100%, có nhiều trường hợp, khi bé được sinh ra bác sĩ mới phát hiện dị tật ở bé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI