1. Những lợi ích khi đọc truyện cho thai nhi nghe
1.1. Lợi ích với người mẹ
Không chỉ thai nhi, phương pháp đọc truyện cho thai nhi có nhiều ích lợi cho người mẹ. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ thường không thể tránh khỏi thời gian căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, thai phụ cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giúp mẹ cải thiện sức khỏe lại tốt cho thai nhi.
Từ khi mang thai, mẹ luôn có bé đồng hành trong mọi công việc. Việc mẹ lựa chọn đọc cho bé nghe những câu chuyện yêu thương cũng là lúc mẹ được thư giãn. Đọc cũng là hoạt động chắc chắn một điều, mẹ sẽ có những trải nghiệm cực kỳ thú vị cùng những khoảnh khắc tuyệt vời bên con yêu.
1.2. Lợi ích với thai nhi
- Hỗ trợ nhịp tim thai nhi ổn định
Hàng ngày khi được mẹ tâm sự với giọng điệu nhẹ nhàng, thân thuộc. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, an toàn hơn bởi luôn có mẹ bên cạnh. Điều này giúp nhịp tim của trẻ luôn được giữ ổn định.
- Hình thành mối gắn kết giữa 2 mẹ con
Sợi dây liên kết giữa mẹ và bé sẽ thêm phần bền chặt hơn nếu trẻ thường xuyên được tương tác với mẹ. Khi nghe được giọng của mẹ hàng ngày, trẻ sẽ luôn cảm thấy an tâm. Đây chính là lý do nhiều trẻ sinh ra đời thường sẽ nín khóc khi được mẹ dỗ dành.
- Phát triển não bộ
Não bộ của trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ trong bụng mẹ hàng ngày. Vì thế phương pháp đọc truyện cho thai nhi nghe cũng là hình thức để phát triển não bộ của trẻ. Bé sau khi chào đời, não đã quen với các câu chuyện mẹ kể. Việc lặp lại các câu chuyện, lời nói cũng khiến khả năng tập trung của trẻ được cải thiện tốt hơn khi chào đời.
Ngoài những lợi ích chính như trên, việc đọc truyện cho thai nhi nghe còn mang lại những lợi ích rất cụ thể khác nếu mẹ áp dụng tốt, đúng cách và kiên trì trong suốt thai kỳ. Đọc truyện cho thai nhi giúp con thông minh hơn, tình cảm hơn, giàu cảm xúc, khả năng phát triển ngôn ngữ cũng tốt hơn, phong phú hơn,...
2. Đọc truyện cho thai nhi nghe - mẹ nên bắt đầu khi nào
Khi mang thai , từ tuần 18 của thai kỳ, mẹ nên bắt đầu đọc truyện cho bé nghe. Thời điểm này bé đã có thể lắng nghe và cảm nhận được âm thanh. Tới cuối tam cá nguyệt thứ hai, bé đã có thể nghe được các âm thanh thường gặp như tiếng mẹ thở, giọng nói của mẹ, các âm thanh bên ngoài,...
Cũng trong giai đoạn này, thai nhi sẽ cảm nhận rõ hơn các âm thanh trẻ tiếp xúc được, nhất là giọng nói. Việc kể chuyện mỗi ngày cho trẻ chính là cách giúp bé nhận thức ban đầu về ngôn ngữ, âm thanh. Từ đó, trẻ sẽ tăng khả năng nhận diện những người thân trong gia đình ngay sau khi trẻ ra đời.
Tuy chưa thể khẳng định chắc chắn việc đọc truyện cho thai nhi nghe giúp bé thông minh hơn, nhưng nếu mẹ thường xuyên đọc truyện cho bé, bé sẽ dễ dàng nhận ra mẹ hơn. Điều này còn gì tuyệt vời hơn đúng không bố mẹ.
Theo nghiên cứu mới đây của Đại Học Bắc Carolina ở Greensboro, bé sau sinh vài giờ đã nhận được giọng của mẹ. Điều này có được là do bé đã phải học hỏi, ghi nhớ giọng của mẹ từ trước đó.
Trong thai kỳ, các tế bào thần kinh hình thành và kết nối với bộ não nhằm xử lý âm thanh, thính giác. Chúng hình thành tiền đề để trẻ phát triển ngôn ngữ hoặc tăng vốn từ sau này. Lắng nghe giọng nói quen thuộc của người thân giúp nâng cao vốn từ vựng, khả năng ngôn ngữ cũng được phát triển. Hàng ngày được tiếp xúc với giọng nói quen thuộc của cha mẹ sẽ dần hình thành sợi dây gắn kết tình cảm thiêng liêng giữa bố mẹ và bé.
3. Bí quyết giúp mẹ lựa chọn truyện kể cho thai nhi
3.1. Lựa chọn câu chuyện có nhịp điệu nhẹ nhàng, ấm áp
Bên cạnh việc lắng nghe âm thanh trong cơ thể mẹ, trẻ rất nhạy cảm với âm thanh từ thế giới bên ngoài đó mẹ. Bé đã biết giật mình và thay đổi tư thế nằm khi bên ngoài bất ngờ xảy ra tiếng động lớn. Ngoài ra, nhịp tim của trẻ cũng sẽ chậm lại nếu mẹ đang trò chuyện. Chính những âm thanh nhẹ nhàng, thân thương mà mẹ truyền tải sẽ giúp thai nhi thư giãn. Trẻ sẽ được xoa dịu, tràn ngập cảm giác bình an.
Mẹ có thể lựa chọn đọc chuyện nhẹ nhàng như “Chuyện to, chuyện nhỏ thủ thỉ rù rì” của tác giả Lizi Boyd. Những lời thơ trong truyện ngọt ngạo chắc chắn sẽ là những lời yêu thương nhất bố mẹ gửi gắm tới con:
“Bên chiếc ghế nho nhỏ
Có chú gấu to to
Chú thầm thì kể chuyện
Những câu chuyện hay ho…”
Những lời thơ này vô cùng dễ thương, phù hợp để ba mẹ bắt đầu câu chuyện với trẻ. Về lâu dài thế giới ngoài kia với bao điều thú vị sẽ được mở ra trước mắt trẻ qua từng trang sách.
3.2. Truyện kể với nội dung tình cảm gia đình, tình yêu dành trẻ nhỏ
Chắc chắn cha mẹ đều muốn trẻ sẽ thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Việc đọc truyện cho bé nghe là một trong những phương pháp thai giáo hiệu quả nhưng đơn giản và dễ thực hiện nhất, để cha mẹ bày tỏ tình cảm, phát triển trí thông minh cảm xúc cho con. Khi trẻ còn trong bụng mẹ, tiếp nhận các câu chuyện xoay quanh tình cảm gia đình, tình yêu thương dành cho trẻ sẽ rất tốt. Chúng đều là những câu chuyện nhẹ nhàng, phù hợp thai giáo bố mẹ nên đọc cho thai nhi nghe hàng ngày.
Mẹ có thể lựa chọn cuốn “Bé bỏng ơi, bố ở bên con” của nghệ sỹ Soosh, người U-crai-na. Truyện là những lời kể, lời thủ thỉ tuy giản dị nhưng đầy ắp yêu thương. Chúng chất chứa bao tình yêu thương, tình yêu cha mẹ dành cho con cái.
Ngay từ trong bụng trẻ lớn lên từng ngày được đắm chìm trong những lời thơ đầy yêu thương. Khi lớn lên, tâm hồn và vốn từ của trẻ sẽ dần được hoàn thiện. Nhờ đó, tư duy của trẻ cũng sẽ phát triển vượt trội hơn.
3.3. Những truyện kể mang tính tương tác cao
Không chỉ sau khi trẻ chào đời, trẻ mới có thể tương tác và phản hồi lại các thông điệp cha mẹ gửi cho mình. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có thể lắng nghe, trò chuyện và tương tác với cha mẹ. Việc cùng con trò chuyện, cùng con tương tác sẽ giúp kích thích sự phát triển của trẻ. Các cử chỉ của ca mẹ như âu yếm, vuốt ve cũng là cách để cha mẹ và con cùng chia sẻ những câu chuyện.
Để đọc truyện cho thai nhi nghe và tương tác, mẹ có thể chọn đọc các cuốn sách như “Gõ nhẹ vào thân cây kỳ diệu” của tác giả Christie Matheson. Chúng sẽ là gợi ý thú vị để cha mẹ chơi đùa cùng em bé khi bé còn trong bụng mẹ.
Ba mẹ hãy thư giãn, đọc truyện cho bé nghe, chơi cùng bé thật vui với những tương tác được gợi mở trong cuốn sách:
“…Nào thử lại nhé! Gõ thêm một lần nữa”, cha mẹ có thể tạo ra tiếng động nhẹ nhàng để bé cảm nhận được.
Mỗi ngày cha mẹ chỉ cần dành thời gian từ 15 đến 30 phút đọc truyện cho thai nhi nghe. Đây là phương pháp giáo dục sớm có hiệu quả cao và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Đây chính là cách đơn giản nhưng rất tuyệt vời để nuôi dưỡng thai nhi hạnh phúc từ trong bụng mẹ.
3.4. Kể những câu chuyện cổ tích
Kho tàng truyện cổ tích , truyện cổ tích Việt Nam cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Vậy thì tại sao ba mẹ không tận dụng chúng phục vụ việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nội dung truyện mang giá trị nhân văn cao, ngôn ngữ phong phú chính là điểm nhấn không thể bỏ qua. Với giọng đọc truyền cảm, mẹ sẽ đưa bé khám phá thế giới cổ tích đầy huyền ảo, lý thú. Một vài câu chuyện cổ tích mẹ có thể chọn cho bé là “Tấm cám”, “Dê đen và dê trắng”,...
3.5. Truyện kể ngụ ngôn
Truyện kể mang tính chất hài hước, lạc quan vừa giúp tinh thần mẹ được thoải mái vui tươi. Chúng còn giúp trẻ cảm thấy được thoải mái, thư giãn theo từng ngày. Một số câu chuyện mẹ có thể chọn kể cho bé nghe là “Con cóc là cậu ông trời”, “Có còn hơn không”,...
4. Hướng dẫn mẹ cách đọc truyện cho thai nhi để phát huy hiệu quả
4.1. Cân nhắc thời lượng đọc truyện cho bé
Mẹ nên dành thời gian từ 10 – 15 phút mỗi ngày để đọc truyện cho thai nhi nghe nhé. Mẹ nên chọn các mẩu chuyện ngắn nhưng giàu ý nghĩa. Có thể thực hiện lặp lại 2 – 3 lần cùng một câu chuyện để bé cảm nhận, dù con chưa thể hiểu. Việc lặp lại sẽ góp phần hỗ trợ kích thích thích thính giác nơi trẻ. Đồng thời, thời lượng đọc truyện cũng chính là thời gian góp phần gắn kết thêm tình mẫu tử thiêng liêng.
4.2. Tư thế khi đọc truyện cho bé
Trong thời kỳ mang thai, tư thế ngồi , nằm hay đi đứng của mẹ bầu cần phải chú ý hơn bình thường. Vì vậy, khi đọc truyện cho bé, mẹ cũng hãy lưu ý chọn tư thế đọc sao cho mình cảm thấy thoải mái nhất. Mẹ có thể nằm trên giường, trên thảm, ghế tựa… miễn sao mẹ cảm thấy dễ chịu nhất. Bên cạnh đó, mẹ hãy chọn nơi đảm bảo sự yên tĩnh để mẹ có thể tập trung đọc sách rõ ràng và mạch lạc.
Khi mang thai, mẹ nên tránh duy trì một tư thế trong thời gian quá lâu. Do đó, mẹ hãy chọn những câu chuyện ngắn gọn để không tốn quá nhiều thời gian đọc nhé. Đây cũng là cơ hội để bé được nghe chất giọng truyền cảm từ mẹ. Bé sẽ có thêm trải nghiệm tuyệt vời với các nhân vật trong những câu chuyện cổ tích mẹ kể cho thai nhi…
4.3. Cân nhắc chuyện để đọc
Các câu chuyện có cốt chuyện buồn hay truyện ngôn tình, truyện có nội dung gây sợ hãi đều không tốt cho cả mẹ và bé. Do đó, mẹ nên lựa chọn các câu chuyện với nội dung nhẹ nhàng, đơn giản cùng ngôn ngữ nhịp nhàng bởi như thế sẽ tốt và thai nhi sẽ thích nghe hơn.
4.4. Giọng điệu đọc sách
Để bé cảm nhận tốt nhất câu chuyện mẹ kể, mẹ nên đọc truyện với giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm, uyển chuyển. Nhịp điệu khi đọc nên vừa phải không nên quá nhanh hay quá chậm cùng không nên đọc quá đột ngột. Người mẹ cần truyền tải giọng điệu hoạt bát, vui vẻ khi đọc sách để thai nhi dễ dàng cảm nhận. Chắc chắn bé sẽ cảm nhận được tình yêu, niềm hạnh phúc vô bờ của người mẹ đang lan tỏa cho bé.
Đọc truyện cho thai nhi nghe là phương pháp thai giáo mang lại rất nhiều lợi ích trong thai kỳ. Chúng không chỉ giúp mẹ thư giãn, vun đắp tình cảm với trẻ. Chúng còn là công cụ kích thích trẻ phát triển khả năng học hỏi sớm. Bên cạnh đó, việc đọc truyện cho thai nhi sẽ nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách của trẻ sau này. Do vậy, Chuyên mục Chăm sóc thai kỳ rất mong mẹ tận dụng cách này, thực hiện kiên trì để không bỏ lỡ những đóng góp tốt đẹp nhất cho sự phát triển của con yêu nhé.
Phạm Dịu tổng hợp