Ốm nghén tuần 12 mẹ bầu thay đổi ra sao?

Ốm nghén tuần 12 là tuần cuối cùng mẹ bầu sắp hoàn thành giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên nhiều khó khăn, vất vả. Lúc này, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi và em bé cũng sẽ phát triển rất nhanh so với những tuần trước đó. Vậy mẹ bầu thay đổi những gì trong tuần mang thai này? Bạn hãy cùng Yeutre.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

banner ads

1. Những thay đổi của mẹ bầu khi ốm nghén tuần 12

Hầu hết, mẹ bầu yên tâm hơn vì ở giai đoạn mang thai tuần thứ 12, thai nhi đã đi vào giai đoạn ổn định. Những triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt hay khó chịu đã giảm dần, một số trường hợp mẹ bầu đã dứt hẳn những cơn ốm nghén .

Ở tuần thứ 12, mẹ bầu đang bước vào thời kỳ an toàn trong quá trình mang thai , nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu cũng sẽ giảm đáng kể. Do đó, điều quan trọng nhất là mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái để không ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ lẫn bé nhé.

om nghen tuan 12 phan lon me bau cam thay vui ve tran day nang luong
Ốm nghén tuần 12 phần lớn mẹ bầu cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Ảnh: Internet

Ốm nghén tuần 12, quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu hoạt động một cách hiệu quả hơn so với những tuần mang thai trước đó. Do vậy, tâm trạng của mẹ bầu cũng thay đổi và rất nhiều cảm xúc, cũng có chút lo lắng và cũng có chút hồi hộp. Tuy nhiên không đáng kể, phần lớn mẹ bầu sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

Trong tuần cuối cùng của chu kỳ mang thai 3 tháng đầu tiên, tử cung mẹ bầu vừa khít trong khung chậu. Lúc này, áp lực lên bàng quang của mẹ bầu tăng lên do tử cung di chuyển về phía trên ở thời điểm mang thai ở tuần thứ 12.

Mẹ bầu trong giai đoạn này cũng có có thể tăng cân từ 1,5kg đến 5kg tuỳ vào sự phát triển của thai nhi và thể trạng mẹ bầu. Mẹ bầu cũng có thể dễ dàng cảm nhận rõ rệt bụng sẽ to lên trông thấy so với những tuần trước đó.

Bên cạnh đó, làn da của mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi trong thời điểm mang thai ở tuần 12, sắc tố da thay đổi tại vùng trán hay môi. Thị lực của mẹ bầu cũng có thể giảm đáng kể do áp lực chất lỏng trong nhãn cầu thay đổi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái và đừng quá lo lắng, tình trạng này sẽ không còn xuất hiện và trở về trạng thái bình thường trong khoảng 2 tháng sau khi sinh.

2. Mẹ bầu nên làm gì ở tuần thứ 12

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Trong quá trình mang thai cũng như giai đoạn ốm nghén tuần 12, mẹ bầu nên tham khảo những điều cần làm dưới đây.

Tìm hiểu những kiến thức về quá trình mang thai cũng như các khóa chia sẻ từ các chuyên gia hay bác sĩ để hiểu rõ về thai nhi.

Thường xuyên thăm khám, siêu âm thai định kỳ để theo dõi kiểm tra sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống khoa học. Lưu ý về việc tăng cân hợp lý, trong những giai đoạn mang thai tiếp theo, để đảm bảo tăng cân đều đặn, không quá 15kg trong suốt khoảng thời gian mang thai.

nen tham kham dinh ky de theo doi suc khoe cua me va su phat trien cua thai nhi
Nên thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.Ảnh: Internet

Ở tuần cuối cùng của 3 tháng đầu mang thai, mặc dù bước vào giai đoạn an toàn, tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần nghỉ ngơi. Mẹ bầu cần tránh làm việc nặng, giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, chú trọng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên:

Mặc những bộ quần áo rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi, có thể sử dụng quần dây thun co dãn, hay váy bầu để đảm bảo sự thoải mái nhất cho mẹ bầu. Không nên mặc những bộ quần áo bó sát bụng.

Thiết lập chế độ ăn uống với nhiều rau củ quả, trái cây hay thịt nạc, đường bột. Bổ sung sữa dành riêng cho bà bầu chứa canxi, protein và khoáng chất hay sữa chua.

Uống nhiều nước so với người bình thường, giúp tăng lượng nước ối xung quanh bào thai, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sử dụng kem chống nắng vật lý an toàn, lành tính và phù hợp với làn da trước khi ra ngoài để tránh mọi tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời.

Thực hiện các bài tập yoga cho mẹ bầu để đảm bảo sức khỏe, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái.

Ngủ đủ giấc và đúng giờ. Không nên thức khuya gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Tránh xa khói thuốc lá và không tiếp xúc với hóa chất vì sẽ gây hại cho thai nhi.

3. Những lưu ý dành cho mẹ bầu tuần 12

Mặc dù, ở tuần thứ 12 đã kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, tuy nhiên nguy cơ sảy thai vẫn có thể tiềm ẩn. Do đó, mẹ bầu nên lưu ý một số điều dưới đây.

me bau nen tham kham bac si neu dau lung keo dai
Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ nếu đau lưng kéo dài.Ảnh: Internet
  • Nếu mẹ bầu bị đau lưng từ nhẹ và sau đó kéo dài dẫn đến đau lưng nghiêm trọng xảy ra ở hai bên xương chậu. Mẹ bầu hết sức lưu ý, vì đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
  • Mẹ bầu thường xuyên ra máu bất thường và kéo dài cùng với đó là những cơn co tử cung khoảng 5-20 phút. Mẹ bầu nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám để có phương pháp hỗ trợ kịp thời.
  • Ốm nghén tuần 12 đã giảm, sau đó là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, cũng như sức khoẻ của mẹ.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Ốm nghén tuần 12 là một cột mốc quan trọng và đáng nhớ của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Hy vọng bài viết trên mang đến cho mẹ bầu những thông tin và kiến thức hữu ích. Mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm nhiều kiến thức hơn nữa để quá trình mang thai an toàn, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé nhé.

Khánh Kim

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI