1. Ốm nghén tuần 11 có nặng không?
Ốm nghén tuần 11 là khoảng thời gian mẹ bầu gặp phải nhiều khó khăn cả về mặt tâm lý và thể chất. Giai đoạn ở tháng thứ 3 của thai kỳ thuộc tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu thường xuyên gặp những triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, khó chịu.
Mẹ bầu ốm nghén nhẹ hoặc ốm nghén nặng tùy theo cơ địa. Nếu nghén nặng và sụt cân bất thường, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhằm có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
Hết tuần 11 và tuần 12 mẹ bầu sẽ vượt qua giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, những ngày khó khăn cuối cùng của giai đoạn đầu khi mang thai. Do vậy, mẹ bầu hãy chăm sóc thật tốt để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nhé.
2. Cơ thể mẹ bầu có những thay đổi gì ở tuần thứ 11?
Ở tuần thai thứ 11, cơ thể mẹ bầu bắt đầu tăng cân nhẹ khoảng từ 1-2kg. Mẹ bầu không nên lo lắng, đây là dấu hiệu tốt, em bé đang phát triển và bắt đầu lớn lên. Đối với những trường hợp mẹ bầu sức khỏe yếu hay ốm nghén nặng có thể không tăng cân.
Trong khoảng thời gian mang thai tuần 11, mẹ bầu cũng có thể xuất hiện cảm giác hơi đầy bụng, khó chịu, xuất hiện ợ chua do hormon progesteron làm acid trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng ợ chua, ợ nóng có thể nặng hơn nếu trong khoảng thời gian trước đó mẹ bầu đã từng bị.
Bên cạnh đó mẹ bầu cũng dễ dàng cảm nhận được những thay đổi của cơ thể như: ngực nhạy cảm, sự thúc đẩy của hormone progesterone và estrogen khiến ngực to hơn, chuột rút ở chân , đường linea nigra – đường sọc nâu xuất hiện ngay giữa bụng mẹ. Ngoài ra, trong giai đoạn này, tâm trạng của mẹ bầu cũng thay đổi.
Tử cung của mẹ bầu tăng kích thước khoang bụng, tử cung cũng sẽ có những thay đổi khi em bé phát triển. Tử cung trở thành thẳng đứng, trong nhiều trường hợp tử cung mẹ bầu sẽ nghiêng về bên trái hoặc phía bên phải. Bụng của mẹ bầu cũng to hơn một chút so với trước đó.
Trong giai đoạn này, hormone thai kỳ và lượng máu tăng, điều này có thể tác động tích cực và tiêu cực đến với mẹ bầu. Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể dễ dàng nhận thấy móng chân hay móng tay phát triển nhanh chóng, cứng cáp và dài hơn. Tuy vậy, tác động tiêu cực cũng có thể xảy ra với mẹ bầu như: xuất hiện mụn trứng cá, da dầu hay chảy máu nướu.
Vào tuần thứ 11, mặc dù mẹ bầu có nhiều thay đổi lớn, tuy nhiên trong thời gian này, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học. Bên cạnh đó nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng đầy đủ nhất để giúp nuôi dưỡng cơ thể của cả mẹ lẫn bé.
3. Một số lưu ý dành cho mẹ bầu ốm nghén 11 tuần
Trong thời kỳ mang thai tuần thứ 11, đây là giai đoạn vẫn còn đang trong tam cá nguyệt đầu. Do vậy mẹ bầu không nên chủ quan và nên chăm sóc sức khỏe chu đáo để đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé.
Chế độ dinh dưỡng khoa học vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu, do vậy, nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý. Liệt kê danh sách những thực phẩm nên bổ sung và các loại thực phẩm cần tránh để đảm bảo an toàn.
3.1. Bổ sung thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng
Tuần thứ 11 của thời kỳ mang thai nằm trong giai đoạn 3 tháng đầu , đây là thời điểm phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Để thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu cần cân bằng chế độ dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm như: súp lơ trắng, bắp cải, trứng gà, vịt, ngỗng, thịt bò, bắp cải, rong biển, đậu phộng hay các loại sữa bột dành riêng cho mẹ bầu, sữa đậu nành, sữa tách béo, sữa hạt óc chó , ngũ cốc.
3.2. Những thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế
Ở tuần thứ 11, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại hải sản không tốt cho em bé ở thời kỳ đầu như cua hay baba,.. Bên cạnh đó không nên sử dụng các sản phẩm có chứa cafein, rượu bia hay các chất kích thích.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm nóng như nhãn, vải, hay các loại thức ăn cay như mù tạt ớt, thức ăn tái, chưa được nấu chín. Những loại thực phẩm này có thể gây cản trở đến việc nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
3.3. Tập yoga
Mẹ bầu nên xây dựng thói quen tập yoga với các bài tập yoga hoàn hảo dành cho mẹ bầu. Việc tập yoga giúp mẹ bầu giữ tinh thần thoải mái, giảm tình trạng stress, căng thẳng hay lo lắng.
4. Những việc không nên làm khi mang thai tuần 11
Mẹ bầu không nên làm những việc dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như:
- Ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nóng hay quá mặn, không chăm sóc sức khỏe chu đáo, thường xuyên thức khuya.
- Thường xuyên uống những loại thức uống có chứa cafein, cà phê,...
- Thường xuyên sử dụng mỹ phẩm trang điểm, lạm dụng sản phẩm chăm sóc da khiến chúng thẩm thấu vào máu, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ốm nghén tuần 11 là khoảng thời gian nhạy cảm của cơ thể mẹ bầu để bước sang giai đoạn tiếp theo của thai kỳ. Mẹ bầu nên chú trọng đến sức khoẻ, thăm khám bác sĩ để kịp thời kiểm tra sức khỏe mẹ và thai nhi nếu có dấu hiệu bất thường như ốm nghén nặng, hoặc sụt cân nhanh chóng nhé.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho mẹ bầu những thông tin về ốm nghén tuần 11 cũng như một số thay đổi của cơ thể mẹ bầu và một số lưu ý quan trọng. Hơn hết, mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tự tin tránh lo âu. Điều này giúp mẹ bầu không chỉ giảm ốm nghén mà còn góp phần đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Khánh Kim