1. Ốm nghén song thai có nghiêm trọng không
Chúng ta biết rằng mỗi phụ nữ đều khác nhau và mỗi thai kỳ cũng đều không giống nhau. Chúng ta cũng khó có thể đong đếm được mức độ ốm nghén song thai có gấp đôi so với ốm nghén đơn thai hay không. Nhưng đối với thai đôi, thì khá nhiều mẹ bị ốm nghén song thai nặng hơn thai kỳ bình thường.
Một trong những nguyên nhân được cho là gây ra tình trạng ốm nghén chính là hormone thai kỳ . Nồng độ hormone này cao hơn khi phụ nữ mang song thai. Do đó, mẹ bầu mang thai đôi có tỷ lệ buồn nôn và nôn cao hơn trong ba tháng đầu.
Tuy nhiên, tin tốt là cũng như hầu hết các thai kỳ khác, tình trạng ốm nghén song thai sẽ giảm sau 12 -14 tuần thai. Ngoài ra, không phải cứ mang thai đôi là bạn sẽ bị ốm nghén nặng hơn. Có nhiều mẹ bầu đa thai cho biết họ không hề trải qua triệu chứng ốm nghén nào.
2. Ốm nghén song thai có khiến mẹ mệt mỏi gấp đôi không
Dù rằng không phải mẹ bầu mang thai đôi nào cũng bị ốm nghén song thai. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi hơn thai kỳ bình thường khi mang trong bụng nhiều hơn một em bé là không thể tránh khỏi.
Cực kỳ mệt mỏi là tình trạng được báo cáo phổ biến nhất khi phụ nữ mang đa thai nói chung và thai đôi nói riêng. Các mẹ bầu rất dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ, kiệt sức trong ba tháng đầu thai kỳ . Điều này là do cơ thể đang tăng cường làm việc để nuôi dưỡng nhiều hơn một em bé.
Tuy vậy, mức độ mệt mỏi ở đây cũng khá khó đánh giá chính xác. Vì mệt mỏi là tình trạng không thể tránh khỏi, ngay cả với những người độc thân.
Bạn lưu ý rằng, những người lần đầu làm mẹ sẽ không có điểm tham chiếu cho mức độ mệt mỏi “bình thường”. Các bà mẹ sinh con lần hai (hoặc nhiều hơn) có thể nhận thấy sự mệt mỏi gia tăng, nhưng quy kết điều này là do nhu cầu chăm sóc trẻ nhỏ khi mang thai. Tuy nhiên, những bà mẹ đã từng mang thai khi bị ốm nghén song thai có thể lưu ý rằng họ mệt mỏi hơn nhiều.
3. Ngoài ốm nghén song thai, còn điểm đặc biệt nào mẹ cần lưu ý khi mang thai đôi
Chúng ta đều biết rằng một phụ nữ mang thai đôi thì nhiều thứ sẽ phải tăng lên hơn. Đó là trọng lượng cơ thể, hàm lượng chất dinh dưỡng, số lần khám thai, và kể cả rủi ro sẽ gặp phải.
Ngoài ốm nghén song thai, có một số điểm đặc biệt khác nữa mẹ cũng nên lưu ý khi mang thai đôi. Đó là:
- Mẹ bầu mang thai đôi cần nhiều axit folic hơn. Lượng axid folic cho thai kỳ đơn là khoảng 0.4 mg, nhưng đối với thai đôi, mẹ cần khoảng 1 mg. Đây là một chất cực kỳ quan trọng giúp phòng chống khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Mẹ bầu mang thai đôi bị tình trạng đốm máu nhiều hơn. Những đốm máu nhỏ không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như sốt, chuột rút, choáng váng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy có các biểu hiện khác cùng với chảy máu thì mẹ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Chảy máu bất thường trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai. Và hiện tượng này khá phổ biến đối với các thai kỳ đa thai.
- Mẹ bầu mang song thai sẽ không cảm nhận được thai máy sớm hơn so với thai kỳ đơn thai. Thông thường, mẹ sẽ thấy thai máy vào khoảng tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ. Điều này đúng với cả thai kỳ đơn thai và song thai. Thực tế thì mẹ cảm nhận được thai máy chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của lần mang thai trước. Đối với những mẹ có con lần đầu, sẽ rất khó để phân biệt chuyển động của thai nhi với hơi trong bụng.
- Mẹ bầu mang thai đôi có nhiều khả năng chuyển dạ sinh con sớm trước ngày dự sinh . Đồng thời, tỷ lệ mẹ mang song thai sinh mổ cũng phổ biến hơn. Do nguy cơ và rủi ro đối với thai kỳ đa thai cao hơn nhiều so với thai kỳ đơn thai. Vì vậy, các bác sĩ sẽ phải xem xét để lựa chọn phương pháp tốt nhất nhằm bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và các em bé trong bụng.
4. Khi nào mẹ phải lưu ý về tình trạng ốm nghén song thai của mình
Mỗi phụ nữ sẽ trải qua các mức độ ốm nghén khác nhau, và ốm nghén song thai cũng vậy. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn, bị nôn nghén nhiều hơn và dễ dàng bị kiệt sức hơn. Đây là biểu hiện bình thường của các mẹ bầu. Thậm chí các mẹ bầu mang đơn thai có thể bị ốm nghén dữ dội hơn mẹ bầu mang thai đôi.
Tuy nhiên, nếu qua tam cá nguyệt thứ nhất mà tình trạng ốm nghén của mẹ không có dấu hiệu giảm nhẹ đi. Ngược lại nó có xu hướng nghiêm trọng hơn khiến mẹ bị kiệt sức, không đảm bảo sức khỏe cũng như công việc và sinh hoạt hàng ngày, mẹ có thể mắc phải chứng ốm nghén nặng. Lúc này mẹ cần đến bác sĩ sản khoa hoặc cơ sở y tế để được can thiệp, hỗ trợ để có thể đảm bảo sức khỏe cho chặng đường tiếp theo của thai kỳ.
Ốm nghén song thai thoạt nghe có thể khiến chúng ta liên tưởng đến mức độ ốm nghén gấp đôi so với thai kỳ đơn thai bình thường. Vì lúc này mẹ đang mang những hai em bé trong bụng. Tuy nhiên, mức độ ốm nghén dù là mang thai đôi cũng tùy thuộc vào cơ địa của mẹ hơn là do số thai nhi trong bụng. Mặc dù vậy, khi mang song thai, mẹ sẽ dễ bị mệt mỏi cũng như gặp nhiều rủi ro hơn thai kỳ bình thường rất nhiều. Vì vậy mẹ cần theo dõi thai kỳ của mình thật cẩn thận để đảm bảo sức khỏe cho đến gần ngày dự sinh nhất có thể.
Theo Verywell Family & Twins
Lily Nguyễn lược dịch