Điểm mặt những hormone thai kỳ khiến mẹ bầu mang tiếng... khó chiều

Khi phụ nữ mang thai luôn có nhiều sự thay đổi rõ rệt cả về tâm lý lẫn sinh lý. Thủ phạm của những thay đổi đó chính là những hormone khó nhìn thấy bằng mắt thường.

banner ads

Dưới sự thay đổi và tác động của chúng, mẹ bầu trở nên khác biệt hơn trong suốt chín tháng mang thai và thậm chí là sau khi sinh con.

Điểm mặt hormone

Ngay khi trứng được thụ tinh, các hormone trong cơ thể người mẹ bắt đầu biến đổi.

Cách để mẹ nhận biết được sự biến đổi này đơn giản nhất đó chính là sự xuất hiện hai vạch trên que thử thai.

Que thử thai hoạt động trên nguyên tắc đo mức độ xuất hiện của một loại hormone chỉ xuất hiện khi người mẹ mang thai là hormone hướng sinh dục rau thai hCG (human Chorionic Gonadotropin). Lượng hormone này càng nhiều thì mức phản ứng trên que thử thai càng đậm, điều đó cũng có nghĩa là thai nhi càng nhiều ngày tuổi. Bánh nhau thai của thai nhi là bộ phận chính xuất ra hormone này trong cơ thể người mẹ.

6135-thong-bao-co-bau-2.jpg

Hai vạch xuất hiện trên que thử thai là dấu hiệu cho biết hormone của bạn đang thay đổi.

Ngoài ra, một nhóm hormone quan trọng khác được tăng cao trong thời kỳ mang thai là Steroid. Steroid gồm có hai loại hormone là estrogen và progesteron. Progesteron tăng cao gấp 30 lần so với lượng bình thường. Và hai hormone này tăng dần đều trong suốt thai kỳ của mẹ. Tuy nhiên, chúng có chút giảm dần vào tháng cuối cùng của thai kỳ khiến cơ thể mẹ thay đổi lần nữa và trở nên cảm thấy mệt mỏi.

Thêm vào đó, hai hormone khác là lactogen và relaxin cũng tăng đột biến trong thời gian bầu bí.

Ngoài ra sự thay đổi nội tiết tố của các tuyến như tuyến giáp, tuyến thượng thận…cũng xảy ra vào thời gian này.

Các ảnh hưởng do sự thay đổi hormone

- Progesterone được xác định như nguyên nhân khiến cho mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ. Não bộ dưới tác động của hormone này có xu hướng chùng xuống, ít vận động hơn. Do đó, trong thai kỳ phụ nữ thường cảm thấy muốn ngủ bất kể giờ giấc nào trong ngày.

Progesterone còn được xác định là thủ phạm gây ra chứng ợ nóng. Vì dưới tác động của chúng, lượng thức ăn được lưu giữ trong dạ dày lâu hơn, trong khi nhu động ruột giảm, gây ra các hội chứng trào ngược thực quản.

- Progesterone và estrogen còn tham gia giúp phát triển tuyến vú. Tuy nhiên chúng cũng gây ra các vấn đề về da và tóc, khiến da và tóc thường trở nên “xấu” hơn. Đồng thời progesterone còn chịu trách nhiệm có chứng đau lưng ở mẹ bầu.

Đặc biệt hai hormone này cũng thường khiến cho mẹ bầu cảm thấy buồn bã. Đo đó, đây là nguyên nhân mẹ bầu thường dễ rơi vào stress hay trầm cảm hơn bình thường.

6136-tri-dau-lung-hieu-qua-bang-cay-muop1-0006.jpg

Progesteron là một trong những nguyên nhân gây đau lưng trong thai kỳ.

- Lactogen và relaxin có vai trò trong việc kích thích tuyến sữa và tham gia thúc đẩy phát triển các cơ quan sinh sản như làm giãn nở tử cung…

- hCG gây ra các cơn ốm nghén, khiến mẹ bầu mệt mỏi và không muốn ăn cũng như tác động vào triệu chứng nôn của mẹ bầu.

- Sự thay đổi nội tiết tố này cũng dẫn đến những triệu chứng khác ở mẹ bầu như cảm giác mệt mỏi hay đau nhức cơ. Các rối loạn về tâm trạng cũng xuất hiện khiến cho mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ nóng giận hơn… Một số tác động còn có thể khiến cho thị lực của mẹ bầu trở nên kém đi trông thấy. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể bị sưng phù tay chân và mặt…

Sẽ có rất nhiều những thay đổi ở mẹ bầu do những hormone tác động gây nên. Những thay đổi này thường sẽ không khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu. Nhưng đó là những tác động cần thiết để cơ thể mẹ có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc mang thai và sinh con.

Vì vậy khi nhận thấy những biểu hiện đầu tiên của cơ thể thay đổi. Mẹ hãy sẵn sàng đối mặt với các rắc rối của chúng để chào đón con ra đời nhé.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI