1. Ngưng sử dụng biện pháp tránh thai khi muốn sinh con
Ngày nay, bạn có nhiều lựa chọn hơn để thực hiện kế hoạch hóa gia đình từ phương pháp tự nhiên đến can thiệp bằng thuốc hoặc dụng cụ y khoa. Có thể kể đến một vài cách tránh thai thông dụng hiện tại: tránh thai tự nhiên: xuất tinh ngoài, tính ngày rụng trứng,…; các biện pháp tránh thai phi tự nhiên: dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai, đặt vòng, tiêm thuốc, dán con chip tránh thai…
Bao cao su là một trong những biện pháp tránh thai an toàn được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để kế hoạch.
Với những cách tránh thai tự nhiên, rủi ro mang thai ngoài ý muốn cao hơn. Nhưng với các biện pháp khác bạn có thể ngừa thai thành công đến 99%.
Chính vì sử dụng những biện pháp tránh thai này, nhiều cặp vợ chồng đã tỏ ra lo lắng về khả năng thụ thai cho lần kế tiếp. Cụ thể, đã có nhiều phụ nữ sau khi ngưng thuốc tránh thai đã có dấu hiệu mắc hội chứng buồng trứng đa nang khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tuy nhiên, với trường hợp này khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân gây bệnh đến từ thuốc tránh thai.
Do đó, bạn không nên quá lo lắng với các biện pháp tránh thai được khuyến cáo hiện tại. Hầu hết các phụ nữ sau khi ngưng các biện pháp tránh thai đều phục hồi chức năng sinh sản bình thường và hoàn toàn có khả năng mang thai tự nhiên mà không cần đến các biện pháp can thiệp y khoa.
2. Ngưng uống thuốc tránh thai trước 3 tháng
Nên bắt đầu ngưng dùng thuốc trong khoảng 3 tháng nếu muốn mang thai trở lại.
Trường hợp bạn đang sử dụng thuốc tránh thai nhưng nay lại muốn mang thai trở lại, tốt nhất nên bắt đầu ngưng dùng thuốc trong khoảng 3 tháng. Đây sẽ là khoảng thời gian an toàn để các tiết tố có trong thuốc được đào thải hết ra khỏi cơ thể người phụ nữ và dọn chỗ cho một sự thay đổi mới.
Cần thiết phải đảm bảo tối thiểu thời gian này vì nếu quá ngắn, những dư tố còn lại sẽ làm ảnh hưởng đến bào thai nếu quá trình trứng thụ tinh đã diễn ra. Hậu quả của việc có thai sớm trước thời điểm 3 tháng ngưng dùng thuốc tránh thai có thể khiến thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh.
3. Không nên trì hoãn việc sinh con quá lâu
Không nên trì hoãn việc sinh con quá lâu.
Khoảng cách thời gian giữa con thứ nhất với con thứ hai còn phụ thuộc việc người mẹ sinh con đầu với phương pháp nào.
+ Nếu sinh mổ, mẹ cần tối thiểu từ 3-4 năm để đảm bảo cơ thể người mẹ đã phục hồi và đủ sức đảm nhận những thay đổi mới.
+ Nếu sinh thường, mẹ cần tối thiểu 2 năm trước khi sinh bé kế tiếp.
Ngoài điều kiện sức khỏe ra, giãn cách sinh con còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình và tâm lý của bố mẹ.
+ Nếu sau khi sinh con thứ nhất, bố mẹ vẫn còn chật vật về kinh tế có lẽ trì hoãn sẽ tốt nhất. Nhưng thời gian trì hoãn này không nên kéo dài quá 6 năm nhằm đảm bảo chất lượng trứng trong trường hợp mẹ đã lớn tuổi.
+ Nếu mẹ vẫn chưa hết cảm giác với cơn đau đẻ và chưa dứt được với những cú sốc ban đầu về chuyện chăm sóc con, việc sinh thêm con sẽ thật sự không phù hợp vì tinh thần của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
Nói tóm lại, khoảng cách sinh quá dày hay quá thưa đều đem lại những nguy cơ không tốt cho thai nhi. Khoảng thời gian chuẩn theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa là 5 năm nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, số năm này có thể khác nhau.
Yeutre.vn (Tổng hợp)